Giọng điệu triết lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 122 - 144)

Tác phẩm văn học suy cho cùng là nơi kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Lấy đề tài thiên nhiên - muông thú làm cảm hứng sáng tạo, Vũ Hùng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ của thiên nhiên mà còn chuyển tải những quan điểm, những thông điệp của mình về môi trường. Điều này đã tạo ra hình thức ngôn ngữ mang màu sắc triết luận cho những tác phẩm của ông.

Những triết lí, suy nghiệm không đóng vai trò như là “cái loa” phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, cũng không nặng nề áp đặt hay lên lớp, “dạy đời”. Đó chỉ là những chia sẻ từ sự trải nghiệm, những đối thoại của người cầm bút cùng bạn đọc trước các vấn đề về môi trường.

Giọng điệu triết lí được thể hiện một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc qua những lời bình luận, suy xét xuất hiện ngay sau đoạn kể chuyện.

Bác Bun Mi là người hiểu rộng. Bác muốn thực hiện nhiều cải cách trong làng, trước hết là thực hiện một quan hệ tốt lành giữa người và vật. Bác muốn các quản tượng đối xử tốt với con voi không phải như một sự ban ơn. Bởi vì sự ban ơn không bao giờ lâu bền. Trái lại, do con vật đã làm việc tận tụy cho họ, họ phải có sự săn sóc cho nó là một sự đền đáp.

Tôi đã nghe bao nhiêu chuyện về loài voi trả ơn và báo oán. những chuyện ấy làm tôi tin chắc: người quản tượng không phải đã đối xử tốt với con voi từ thuở ngàn xưa. họ đã cải tiến thái độ của họ qua bao đời. Chắc họ đã rút được kinh nghiệm: bạo lực càng nặng nề và tinh vi bao nhiêu thì phản ứng sẽ càng gay gắt và

sự trả thù sẽ càng tàn bạo bấy nhiêu (Vũ Hùng, 2015k).

ứng xử cần có của con người đối với muông thú - những người bạn của con người trong cuộc mưu sinh: không phải ban ơn mà là đền đáp, không phải bạo lực mà là tình thương yêu. Chính giọng điệu triết lí giúp ông nhấn mạnh, khẳng định “tính chân lí” cho thông điệp của mình: yêu thương, trân trọng đó là con đường tất yếu để giữ quan hệ lâu bền giữa người và vật.

Đọc Truyện Vũ Hùng, bạn đọc sẽ nhận thấy có nhiều triết lí đáng yêu, đáng tin nằm ẩn mình giữa các dòng viết, thay nhà văn phát biểu về rất nhiều vấn đề

không chỉ về cuộc sống mà còn về môi trường. Chẳng hạn thế này: “Cái tên cần hơn

sợi dây” (Vũ Hùng, 2015b) - triết lí giản đơn nhưng thể hiện sâu sắc sự thông hiểu,

yêu thương, trân trọng muông thú. Con thú cũng cần được yêu thương, cũng cần có một cái tên như con người. Gọi cái tên sẽ mau chóng tạo được sự gần gũi thân quen và tạo sự thân quen với vật nuôi cần thiết hơn, có ích hơn sự trói buộc. Bằng một câu nói ngắn gọn, phỏng đoán thái độ ứng xử của lũ hươu nai – những con vật hiền lành, xinh đẹp giữa rừng già chưa có dấu chân người, Vũ Hùng dường như kín đáo gởi

gắm tình cảm, lập trường và những thông điệp về tình thương yêu muôn loài: “Khi

ông cháu tôi lại gần, lũ hươu nai cũng không bỏ chạy. Chừng như chúng nghĩ hiền

lành như chúng thì chẳng ai nỡ ghét” (Vũ Hùng, 2017d). Còn đây là triết lí về tự do

cho muông thú “Khó lòng thay đổi những tập tính đã hình thành từ ngàn đời, cuối

cùng Li Li lại trở về là chính nó. Nó từ chối những lời mời gọi của tôi vì nó đã nhận

ra: tự do quý hơn. Quý hơn miếng ăn. Quý hơn cả người che chở (Vũ Hùng, 2015b).

“Trong rừng, lũ voi hoang sống lâu hơn voi nhà. Đó là lẽ tự nhiên, bởi vì dù phải lo tìm ăn và trốn tránh cạm bẫy, nhưng chúng được sống tự do thoải mái. Ách trói buộc, từ đó đưa đến một cuộc sống giả tạo không tự nhiên, rút ngắn cuộc đời của bất

cứ con vật nào, kể cả con người (Vũ Hùng, 2017a). Các quản tượng thì tin rằng “sự

tàn bạo kéo dài sẽ tạo ra những con voi nham hiểm” (Vũ Hùng, 2015a). Một con voi

được dạy dỗ để hiểu rằng “Phải học cách cư xử đường hoàng, khoan dung: một con

voi khi xua đuổi thú dữ thì không phải vì mình mà còn vì những con thú bé bỏng, yếu

đuối khác” (Vũ Hùng, 2015c). Đấy chính là triết lí về tình thương yêu muôn loài của

Bất ngờ và gây ấn tượng hơn cả là sự chiêm ngẫm, đúc kết của nhà văn về luật rừng. Giọng điệu triết lí khiến những điều nhà văn chuyển tải rất đáng suy tư, nhất là khi những chiêm nghiệm ấy được đúc kết từ sự quan sát, trải nghiệm cuộc sống rừng và đối sánh với quan niệm về luật rừng trong tâm thức của con người.

Chính trên chòi quan sát này, tôi đã hiểu đôi chút về luật rừng. Trước đây do lấy những nền tảng của xã hội loài người làm thước đo để suy đoán, tôi đinh ninh luật rừng là luật lệ tàn khốc của sự hỗn độn của cuộc đấu tranh sinh tồn, một cuộc đấu tranh quyết liệt đến mức không dung tha để giành lấy khoảng không gian và những ưu thế tồn tại: thú dữ ăn thịt thú lành, thú lớn lấn áp và tiêu diệt thú bé.

Người ta có thói quen coi luật rừng là luật của sức mạnh... khi những kẻ mạnh lấn át kẻ yếu, người ta bảo họ hành động theo luật rừng.

Hoàn toàn không đúng như vậy (Vũ Hùng, 2015k).

Ngay sau đoạn diễn giải giàu tính triết luận nói trên, nhà văn trình bày, lý giải rất cặn kẽ, đầy thuyết phục về luật rừng. Luật rừng là sự khôn ngoan để tồn tại, là cố gắng để thích nghi, là giữ gìn để bảo vệ sinh cảnh, là cứu giúp để sự sống không bị hủy diệt, lụi tàn. Trong rừng, không bao giờ có những cuộc chiến tranh cùng loài, không con thú nào tàn phá môi trường mà nó sinh sống. Quả thật, thiên nhiên đã dạy chúng ta nhiều thứ quá! Và Vũ Hùng thì thâm trầm mà sâu sắc quá. Ở đây, giọng triết lí của ông gắn liền với cách cắt nghĩa mới cho một khái niệm đã quen thuộc: “luật rừng”. Lời bàn luận như thế khiến “chuyện” trở nên mới mẻ, bất ngờ nhưng lại khiến người đọc phải ngẫm nghĩ để rồi “tâm phục khẩu phục”. Tính “vấn đề” của tác phẩm, chiều sâu của chuyện được nâng cao.

Giọng điệu triết lí không chỉ xuất hiện ngay sau đoạn kể chuyện mà còn thể hiện trực tiếp qua các câu phát biểu, qua lời đối thoại:

Ông già Rem dạy voi theo cách của ông. Ông đã để lành hai vết thương cho Lek-đăm sau khi nó quen người… Ông thương con voi của ông, ông không muốn nó phải chịu đau đớn suốt đời.

- Nhưng lỡ nó nổi nóng, không nghe lệnh thì sao? – Hai đứa trẻ băn khoăn hỏi – Mà chúng cháu thì chúng cháu thương nó lắm.

Ông già chậm rãi trả lời:

- Các cháu ơi! Quản tượng nào chỉ biết cây đòng không phải là quản tượng giỏi. Lòng nhân từ giữ chân con vật chắc chắn hơn xiềng xích và cây đòng. Con vật

cũng như con người. Ngược đãi nó thì có ngày nó oán (Vũ Hùng, 2015h).

Triết lí về tình thương yêu ấy không chỉ một lần vang lên trong những trang sách của Vũ Hùng. Khi chàng lính quản tượng bày tỏ sự lo ngại của mình trước quyết định thả con voi Bạc Mày “đang trong cơn điên” vào rừng của người làng

Vông Xay, anh đã nhận được câu trả lời: “Nó sẽ trở về, ai Đức ạ! Lòng tốt của ta giữ

chân nó” (Vũ Hùng, 2017e).

Đặc biệt, giọng điệu triết luận trong trang văn Vũ Hùng còn biểu hiện trong cách sử dụng câu hỏi tu từ. Nhà văn đưa ra những câu hỏi theo hướng đối thoại hoặc độc thoại với nhiều mục đích khác nhau: hỏi để khẳng định, hỏi để tìm sự đồng cảm, hỏi để giãi bày nỗi băn khoăn, trăn trở trong lòng mình. Cho dù có mục đích khác nhau, nhưng ý nghĩa toát lên từ những câu hỏi tu từ mà Vũ Hùng sử dụng chính là góp phần tạo nên tính chất triết luận trong tác phẩm của ông. Cũng qua đó, chúng ta càng có điều kiện hiểu thêm nỗi niềm của một nhà văn luôn trăn trở trước sự tồn vong của đời sống muôn loài và niềm ước vọng “bao giờ cho đến ngày xưa”.

Chứng kiến cảnh tượng con voi chọn cái chết chứ không chấp nhận cuộc đời

tù hãm, nhà văn phải thốt lên đầy suy tư: “Chúng làm việc này một cách có ý thức

hay chỉ do bản năng?” (Vũ Hùng, 2017a). Có khi, giọng điệu triết lí vang lên như

một lời khẳng định và dứt khoát về năng lực trí tuệ, tình cảm của con thú - những thứ mà trước đây người ta luôn cho rằng chỉ có ở loài người. Lời khẳng định có khi ngắn

gọn, trực tiếp: “Con vật nó cũng hiểu biết như con người, phải không bác?” (Vũ

Hùng, 2015h), có khi là những diễn giải đầy suy tư:

Những lúc vắng tôi, nó lặng lẽ. Có thể nói là nỗi buồn - ngồi bất động như một hòn đá trong bóng tối, nó nhìn mọi vật bằng cặp mắt không hồn, một cặp mắt đã

hết vẻ tinh anh vì mất niềm vui. Nhưng khi tôi trở về, thái độ của nó khác hẳn. nó trở nên hoạt bát, tỏ niềm hân hoan bằng tất cả cái cơ thể bé nhỏ của mình.

… Tôi biết không phải nó đòi ăn, nhiều lần tôi đưa mồi mà nó không cầm,

nó bám vào áo và leo lên vai tôi… Tôi vừa lòng với việc nó làm vì thật là buồn chán nếu mọi hành động của con cu li chỉ là những phản xạ khi nhận mồi. Thiên nhiên bí ẩn và phong phú không giản dị như thế. Có phải người ta đã sai lầm khi quy tụ mọi

hoạt động của thú vật vào sự phản xạ gây nên bởi miếng ăn và sự tìm ăn? (Vũ

Hùng, 2015b).

Giọng điệu đậm chất triết lí, chính luận, phần nào thể hiện phong cách thâm trầm sâu sắc của ngòi bút trí tuệ mà rất nhân văn - Vũ Hùng. Thông qua giọng điệu triết lí, hình ảnh của ngàn già, của muông thú được lý giải, được suy xét trong chiều sâu của trải nghiệm và chiêm nghiệm; càng khiến những miêu tả, những thông điệp, những bài học từ thiên nhiên, về môi trường được chuyển tải đến bạn đọc một cách thuyết phục.

Có thể nói, sự đa dạng giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Vũ Hùng góp phần tạo nên sức cuốn hút cho những tác phẩm của ông. Những giọng điệu ấy khi riêng biệt tạo thành “trọng âm”, điểm nhấn; lúc lại hòa vào nhau hoặc cùng cất lên bình đẳng trong những trang viết. Tất cả đã góp phần tái hiện một bức tranh về thiên nhiên, muông thú và gởi gắm những thông điệp giàu ý nghĩa về môi trường. Điều có ý nghĩa nhất có lẽ là các giọng điệu kể trên đã thể hiện được sự tỉnh táo và khách quan, đôn hậu và đằm thắm, chứa chan tình thương yêu đối với thiên nhiên, muông thú, những con người có cuộc sống gắn bó với thiên nhiên. Từ đó, tình yêu thiên nhiên, muông thú và những thông điệp về môi trường của ông được chuyển đến người đọc một cách trọn vẹn.

Tiểu kết chương 3

Nếu đề cập vấn đề môi trường, gởi gắm những suy tư, trăn trở của một nhà văn trước sự tồn vong của đời sống muôn loài là nội dung tư tưởng, là mục đích mà Vũ Hùng hướng tới khi viết những tác phẩm về đề tài thiên nhiên – muông thú thì chạm khắc môi trường qua ngôn từ nghệ thuật, làm hiển lộ môi trường với những nét bản chất nhất, chân thật nhất qua việc đa dạng những điểm nhìn trần thuật và tái hiện môi trường bằng cách phối kết hợp nhiều giọng điệu trần thuật chính là con đường để những tư tưởng, những thông điệp ấy tìm đến và chiếm lĩnh trái tim bạn đọc, làm đẹp thêm cho những sáng tác của ông.

Vũ Hùng đã tạo dựng thành công hình ảnh một thiên nhiên kì vĩ, sống động; một thế giới muông thú phong phú, đa dạng, có tâm hồn, có trí tuệ và hình ảnh những con người luôn biết sống hòa mình với thiên nhiên chính bằng những yếu tố nghệ thuật mà ông đã dụng công chọn lựa. Ngôn từ nghệ thuật tạo nên vẻ sống động, chân thực cho những trang văn. Điểm nhìn trần thuật giúp nhà văn có cái nhìn nhiều chiều, nhiều vẻ về thiên nhiên, muông thú. Sự đa dạng các giọng điệu trần thuật khiến Vũ Hùng thể hiện được thái độ, cảm xúc, chiều sâu triết lí khi nhìn nhận, đánh giá về thiên nhiên, về cách ứng xử của con người với cội nguồn sự sống của chính mình. Từ những nhịp cầu thẩm mĩ ấy, thông điệp môi trường của ông đủ chiều sâu và sức nặng để lắng đọng trong tâm hồn bạn đọc.

KẾT LUẬN

1. Vũ Hùng là nhà văn của trẻ thơ, của thiên nhiên – muông thú. Ông dành trọn nghiệp viết của mình để thủy chung với đề tài mà ông yêu thích, để hoàn thành sứ mệnh mà ông đã lựa chọn: viết về thiên nhiên – muông thú để đánh thức tình yêu, trách nhiệm của con người với thiên nhiên trong thời đại mà môi trường đã trở thành một vấn nạn mang tính toàn cầu. Điều đó đã khiến ông trở thành “ông lão của rừng xanh”, thành “người dựng bảo tàng thiên nhiên bằng chữ”. Bằng cách ấy, Vũ Hùng cũng đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một nhà văn.

Dùng cảm quan của “lối viết xanh”, sử dụng cách đọc của phê bình sinh thái để tiếp cận vấn đề môi trường trong sáng tác của Vũ Hùng là con đường để có thể phát hiện, nhìn nhận thấu đáo hơn về thiên nhiên, thú vật, về lối ứng xử của con người với thiên nhiên trong trang viết của ông. Điều đó cũng góp phần tạo nên độ xác tín, sức thuyết phục cho những thông điệp môi trường mà nhà văn thiết tha nhắn gởi.

2. Lưu giữ “ký ức xanh” về thiên nhiên, muông thú trong trang viết, những tác phẩm của Vũ Hùng là diễn ngôn, là hòa âm hơi thở của núi rừng Trường Sơn - Tây Nguyên, của vườn chim, thảo nguyên, biển cả. Thiên nhiên ấy kì vĩ, nên thơ, sống động, có đời sống, quy luật vận hành rất riêng không phụ thuộc vào ý thức của con người. Thế giới động vật thì phong nhiêu, kì thú, có trí tuệ, có tâm hồn rất đáng quý, đáng trọng, tất cả đều biết nói nếu con người biết lắng nghe và thấu cảm. Theo cách nhìn của Vũ Hùng, thiên nhiên là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho nhân loại. Tất cả tạo thành một môi trường sống, thành cái nôi nuôi dưỡng con người, giúp con người phương trưởng về thể chất, phong phú về tinh thần. Con người không thể sống mà không có thiên nhiên.

Viết về thiên nhiên, thú vật và thái độ ứng xử rất nhân văn của những con người hầu như chưa biết đến ánh sáng của văn minh với thiên nhiên, muông thú từ góc nhìn “nhân loại phi trung tâm”, nhà văn gởi gắm những thông điệp sâu sắc về bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, vì sự trường tồn cho tất cả các giống loài, trong đó có con người. Góc nhìn tưởng hẹp mà độ bao quát lại rất rộng. Bởi suy cho cùng,

con người sống ở đâu ngoài hệ sinh thái, con người là gì nếu không phải là một mắt xích trong vô số mắt xích của hệ sinh thái. Nhà văn khẽ nhàng nhắc nhở mỗi chúng ta: trong quan hệ với tự nhiên, không thể chỉ tập trung khai thác những giá trị sử dụng và thực dụng của tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của mình, mà quên đi giá trị nội tại của tự nhiên là sự sống và phục vụ cho sự sống. Ông cũng truyền đi thông điệp về tình yêu thương, thái độ sống hòa đồng, vô sự với môi trường. Ông kêu gọi, cổ vũ con người biết mở lòng khám phá, thưởng thức, trân quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 122 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)