Khái lược phê bình sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 29 - 39)

Trong thời đại văn minh kĩ trị, cả thế giới đang phải đối mặt với sự khủng hoảng môi trường nghiêm trọng. Những vấn đề khẩn thiết nhất như hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự biến mất vĩnh viễn của những nguồn tài nguyên quý giá, những cánh rừng bị bào mòn hủy hoại, những con sông, dòng thác bị bức tử; loài vật lên tiếng kêu cứu vì bị săn giết, bị mất không gian sống, bị tuyệt chủng,… tất cả báo hiệu một cách rõ ràng về “cái chết của tự nhiên” (the end of nature). Trước cơn khủng hoảng môi trường ấy, vô số những câu hỏi đã được đặt ra. Nếu như chúng ta thực sự mong muốn tiến tới xây dựng một thế giới an toàn và lành mạnh cho con người, thì vấn đề bảo vệ môi trường chính là vấn đề cần được quan tâm ngay tức khắc và từng giây từng phút. Một đòi hỏi trọng yếu cần phải được thực hiện, đó là phải khiến cho con người ý thức được rằng môi trường tự nhiên không chỉ là tài sản, mà còn là di sản cần phải bảo vệ, trân trọng và gìn giữ.

“Môi trường kêu gọi”, văn chương đã lên tiếng “đáp lời”. Phê bình sinh thái ra đời như một bước chuyển mang tính thích ứng của một bộ phận phê bình văn học trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu và sự sinh tồn của nhân loại đang bị uy hiếp. Bước chuyển này được hiểu như là nỗ lực của các nhà nghiên cứu mong muốn tìm kiếm trong văn học những thông điệp môi trường tường minh hay hàm ẩn, từ đó khơi gợi nhu cầu tìm hiểu và khắc phục những thương tổn mà con người đã gây

ra cho giới tự nhiên, bảo vệ sự sống cho mẹ Trái Đất. Sự xuất hiện của phê bình sinh thái gắn với hai nguy cơ lớn mang tính toàn cầu, thứ nhất là nguy cơ sinh thái tự nhiên đang ngày một xấu đi, thứ hai là nguy cơ sinh thái tinh thần nhân văn trong xã hội tiêu dùng hiện đại của nhân loại. Hai nguy cơ này đều xuất phát từ hậu quả của tính hiện đại.

Phê bình sinh thái (ecocritisim) còn được gọi bởi những cái tên khác như “phê bình văn hóa xanh” (green cultural studies), “phê bình xanh” (greens tudies), “thi pháp sinh thái” (ecopoetics) hay “phê bình văn học môi trường” (environmental literary criticism), “nghiên cứu văn học và môi trường” (studies of literaturean denvironment). Theo giáo sư văn học và môi trường Cheryll Glotfelty - một trong những người chủ chốt trong việc khởi xướng và phát triển phê bình sinh thái Mĩ, phần lớn các học giả ưa chuộng thuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocritisim) vì nó ngắn gọn và có thể dễ dàng tạo thành các dạng thức khác là ecocritic (nhà phân bình sinh thái), và ecocritical (tính chất phê bình sinh thái); mặt khác, tiền tố “eco-” (sinh thái) ám chỉ vạn vật cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một hệ thống hoà hợp, gắn bó mật thiết; trong khi tiền tố “eviro” (môi trường) có tính nhị nguyên, ngụ ý con người là trung tâm, tất cả mọi thứ xung quanh là môi trường.

Trong số rất nhiều giới định về thuật ngữ “phê bình sinh thái”, định nghĩa

được nhiều người tiếp nhận là định nghĩa của CheryllGlotfelty: “Phê bình sinh thái

là phê bình bàn về mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên”. Bà còn nói rõ “…phê

bình sinh thái đứng một chân ở văn học, một chân ở trái đất”, “Phê bình sinh thái

mang đến một phương pháp nghiên cứu văn học lấy trái đất làm trung tâm”(Nguyễn

Thị Tịnh Thy, 2017).

Theo Nguyễn Thị Tịnh Thy, ở Phương Đông, Vương Nặc – một học giả

Trung Quốc - cũng nêu định nghĩa phê bình sinh thái: “Phê bình sinh thái là phê

bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hoá tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mĩ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó

trong tác phẩm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các định nghĩa trên đều có những điểm chung:

- Xác định rõ sứ mệnh quan trọng của phê bình sinh thái là thông qua văn học

để thẩm định lại văn hoá nhân loại, phê phán văn hoá, truy tìm văn hoá tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái.

- Nêu rõ đặc trưng tư tưởng của phê bình sinh thái: lấy chủ nghĩa sinh thái, đặc

biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm tư tưởng chỉ đạo cơ bản.

- Chú ý đến đặc trưng thẩm mĩ của phê bình sinh thái, giá trị nghệ thuật của các

tác phẩm văn chương sinh thái.

Từ những khái niệm phê bình sinh thái nêu trên, có thể nhận thấy một số nội dung đáng lưu ý của phê bình sinh thái như sau:

“Nhiệm vụ trọng tâm của phê bình sinh thái là qua văn học thể hiện thái độ

của mình về văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên” (Trần Thị Ánh Nguyệt

– Lê Lưu Oanh, 2016). Nhà phê bình luôn tìm kiếm mối quan hệ giữa “văn hóa” và “tự nhiên” trong các tác phẩm họ quan tâm. Phê bình sinh thái thông qua nghiên cứu văn học để nhìn nhận lại toàn bộ văn hóa của con người, phê phán thuyết “nhân loại trung tâm luận” tồn tại trong tư tưởng nhân loại- tư tưởng khiến nhân loại “ngộ nhận” rằng con người là là sinh vật cao cấp, bằng trí tuệ và khả năng của mình, con người có thể làm chủ và cải tạo được thế giới. Nói cách khác, phê bình sinh thái tấn công và “thành trì văn hóa” của nhân loại vốn chia tách văn hóa ra khỏi tự nhiên và dành cho văn hóa thế ưu trội. Phê bình sinh thái đề cao “sinh vật trung tâm”, “trái đất trung tâm”, “sinh thái trung tâm”. Nó nhấn mạnh cho con người thấy rằng tự nhiên vận hành theo những quy luật riêng của nó không phụ thuộc vào ý muốn, ý thức của con người; thiên nhiên là một sinh thể có tiếng nói, có quyền lợi riêng, giá trị riêng chứ không chỉ là đối tượng để con người khai thác, áp đặt giá trị của mình vào đó.

Phê bình sinh thái đề xuất một cái nhìn bình đẳng đối với vạn vật, lật đổ giá trị quan, thế giới quan chinh phục, thống trị tự nhiên của nhân loại, chỉ ra rằng con người chỉ là một sinh thể trong “cộng đồng sinh thái”, mỗi hành vi, phẩm chất, thành quả của con người đều phải được xem xét trong mối liên hệ và trong thái độ với tự nhiên. Tự nhiên trở thành thước đo giá trị hành vi con người. Như thế, phê bình sinh

thái không chỉ khôi phục thân phận chủ thể của những khách thể “phi nhân loại” xung quanh chúng ta mà còn nhấn mạnh rằng, sự phát triển hài hòa của con người và tự nhiên là tiền đề và cơ sở để con người có thể tiếp tục duy trì sự phát triển. Tuy nhiên, phê bình sinh thái không phải là phủ định một cách triệt để địa vị và tác dụng của con người mà chỉ mong muốn hạn chế những dục vọng quá lớn cùng những những suy nghĩ và hành động phi lý của con người đối với tự nhiên, chú trọng đến sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, chủ trương hài hòa lợi ích của tự nhiên với lợi ích của con người vì sự sống còn của cả trái đất.

Trên quan điểm đó, phê bình sinh thái chú ý định hướng đạo đức sinh thái của con người, kêu gọi, đánh thức ở mỗi người “tính môi trường”, tinh thần sinh thái, ý thức sinh thái. Từ việc nhấn mạnh tính độc lập, đặc thù sinh mệnh của các sinh thể trên trái đất, chủ trương bảo vệ và tôn trọng sinh mệnh, đồng thời với việc xem tự nhiên và nhân loại là một chỉnh thể, sự tồn tại của con người là dựa vào sự hài hòa với các sinh mệnh khác trong hệ thống đại tự nhiên, phê bình sinh thái định hướng

con người ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình: “Bất cứ sinh mệnh nào

cũng có giá trị tồn tại bình đẳng nhưng chỉ có con người mới có thể gánh vác trách

nhiệm đạo đức tôn trọng sinh mệnh” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Con người

không thể vì sự sống của mình mà bất chấp các sinh mệnh khác. Nói cách khác, phê

bình sinh thái đánh thức ý thức sinh thái nơi con người, kêu gọi con người “nhận

thức một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học về tự nhiên (các giá trị nội tại và sử dụng của các yếu tố tự nhiên, cùng những quy luật tồn tại và vận động của chúng); về vị trí và vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên; về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của xã hội và sự đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên”

(Phạm Thị Ngọc Trầm, 2002).Phê bình sinh thái nhắc nhở con người: trong quan hệ

với tự nhiên, con người không thể chỉ tập trung khai thác những giá trị sử dụng và thực dụng của các khách thể tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu và thoả mãn lợi ích ngày càng cao của mình, mà quên đi giá trị nội tại của tự nhiên là sự sống và phục vụ cho sự sống. Có như thế, loài người mới vượt qua được những nguy cơ sinh thái.

Góp phần vào việc định hướng đạo đức sinh thái, tinh thần sinh thái của con người, phê bình sinh thái chú ý đến thẩm mĩ sinh thái. Phê bình sinh thái không chỉ lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm tư tưởng triết học nền tảng mà còn lấy thẩm mĩ sinh thái làm nguyên tắc chỉ đạo. Chủ trương của mĩ học sinh thái là thống nhất hài hòa giữa con người - tự nhiên- xã hội -bản thân chứ không phải là con người chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp. Như vậy, thẩm mĩ sinh thái là cái nhìn về cuộc sống trong trạng thái sinh thái đạt đến sự bình đẳng, hài hòa giữa con người và tự nhiên, xã hội.

Thẩm mĩ sinh thái là thẩm mĩ mang tính tự nhiên. Theo Đỗ Văn Hiểu, thẩm

mĩ sinh thái “không phải là sự trừu tượng hóa trên cơ sở kinh nghiệm thẩm mĩ cụ

thể, cũng không phải là thông qua đối tượng cụ thể thể hiện tư tưởng tình cảm, nhân cách của chủ thể thẩm mĩ. Trong thẩm mĩ sinh thái không tồn tại quan hệ chủ thể – khách thể, con người cảm nhận tự nhiên, thiết lập quan hệ chủ thể tương giao với đối

tượng thẩm mĩ” (Đỗ Văn Hiểu, 2012). Đối tượng của thẩm mĩ sinh thái là cái đẹp của

tự nhiên như nó vốn có, cái đẹp bản chất nguyên sơ không cần đến bàn tay tô vẽ của con người. Khi chiêm bái vẻ đẹp của tự nhiên, con người trở thành chủ thể của những cảm xúc thẩm mĩ trong thế tương quan, bình đẳng với chủ thể thẩm mĩ. Các nhà phê bình sinh thái quan niệm rằng, không thể dùng con mắt công cụ, công lợi để đối đãi đối tượng thẩm mĩ tự nhiên. Tự nhiên có vẻ đẹp riêng của nó, chỉ có con người không hiểu, không nhận ra hay không đánh giá đúng vẻ đẹp ấy mà thôi. Vì lẽ đó, thẩm mĩ sinh thái yêu cầu tinh thần và thể xác thấu nhập vào tự nhiên để có thể cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của tự nhiên. Lí do con người không thể phát hiện ra hết cái kì diệu của tự nhiên chính vì quá tự cao tự đại, xem mình là “cái rốn của vũ trụ”, coi tự nhiên chỉ là công cụ nhằm thể hiện "cái tôi” của mình; do đó, chỉ có quên đi bản ngã, cảm thụ một cách vô tư, không mục đích, không vụ lợi mới có thể hiểu được càng nhiều cái đẹp, cái kì thú đến vô tận của tự nhiên. Nói cách khác, thẩm mĩ sinh thái chú ý đến vẻ đẹp của bản thân tự nhiên như đối với nghệ thuật. Với thẩm mĩ sinh thái, cái đẹp đến một cách tự nhiên như bản năng của con người. Thẩm mĩ sinh thái nhắc nhở con người biết “thu nhỏ” mình lại, xác định đúng vị trí bình đẳng, bình quyền giữa mình với các sinh thể khác để tìm hiểu và đánh giá giá trị thẩm mĩ của

thế giới tự nhiên, từ đó biết trân trọng và bảo vệ màu xanh cho trái đất, bảo vệ sự sống cho cả hành tinh. Bằng cách ấy, thẩm mĩ sinh thái phản tư thuyết “nhân loại trung tâm luận”, chủ trương xóa bỏ “đại tự sự” cho rằng con người là động vật bậc cao nhất có quyền thống trị tất thảy. Nó đánh thức lương tri, tình cảm, trách nhiệm, đạo đức của con người với môi trường sinh thái.

Thẩm mĩ sinh thái vừa quan tâm đến giá trị, vẻ đẹp của bản thân các sinh mệnh trong sự độc lập, bình đẳng với các sinh mệnh khác vừa đề cao tính chỉnh thể. Mỗi sinh mệnh đều có vẻ đẹp đặc thù không trộn lẫn và không gì thay thế được. Mỗi chủ thể thẩm mĩ trong tính độc lập lại có sự thống nhất hài hòa giữa bên trong và bên ngoài, để từ đó, có thể đưa sinh mệnh bản thân giao kết hài hòa với các sinh mệnh khác. Đối với thẩm mĩ sinh thái, cái Đẹp là cái có lợi cho sự ổn định, hài hòa của hệ thống sinh thái; phá hoại chỉnh thể, phá hoại sự ổn định sinh thái sẽ bị coi là Xấu. Trong mĩ học truyền thống, con người trở thành tiêu chuẩn, thành thước đo, còn đến phê bình sinh thái, thước đo lại là chỉnh thể sinh thái. Nói một cách khái quát, thẩm mĩ sinh thái nhấn mạnh mối liên hệ hài hòa giữa các sinh mệnh, xem sinh mệnh là thuộc tính của con người và vạn vật trong tự nhiên. Nó không chỉ phát hiện những giá trị thẩm mĩ của thế giới tự nhiên bên ngoài mà còn phát hiện vẻ đẹp của sự cộng cảm sinh mệnh. Đó là sự hòa âm của sinh mệnh con người và tự nhiên chứ không phải là độc tấu của con người. Bằng việc chú ý đến vấn đề sinh thái từ góc độ cái đẹp, thẩm mĩ sinh thái hoàn toàn thích ứng với yêu cầu bảo vệ màu xanh trái đất và xây dựng văn minh sinh thái ngày nay.

Một điểm đáng lưu ý nữa của phê bình sinh thái là chú ý đến sự cân bằng giữa giá trị sinh thái và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Song song với việc thực hiện “nhiệm vụ chính trị” của mình, phê bình sinh thái chú ý đến nhiệm vụ phát hiện, phân tích, kiến giải những tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm văn học - những nhịp cầu thẩm mĩ khiến những vấn đề, những thông điệp sinh thái được chuyển tải đến người đọc một cách sâu rộng.

Có thể nói, phê bình sinh thái là một lý thuyết liên ngành, kết hợp giữa văn học với các ngành khoa học khác, giữa phân tích văn chương và rút ra những cảnh báo về môi trường. Bằng cách phân tích các diễn ngôn về thiên nhiên và môi trường,

phê bình sinh thái có thể tác động đến tâm thức con người, điều chỉnh hận thức, khắc phục những ngộ nhận về môi trường, để từ đó, có những hành động đúng đắn hơn,

hướng đến sự phát triển bền vững. Đồng thời “xa hơn và quan trọng hơn cả, phê

bình sinh thái hình thành một chủ nghĩa nhân văn mới, ở đó, con người biết nghe

tiếng nói của thiên nhiên để đối thoại với nó”(Hải Ngọc, 2017). Từ đó, con người

hiểu và biết yêu quý, trân trọng môi trường sống xung quanh mình. Có thể nói, khôi phục vấn nạn môi trường, xây dựng một xã hội hài hòa, phát triển bền vững là mục đích cuối cùng của phê bình sinh thái. Thế cho nên, tìm hiểu vấn đề môi trường từ ánh sáng của phê bình sinh thái là hết sức thiết thực và hiệu quả.

1.3.2. Tiếp cận vấn đề môi trường trong văn học thiếu nhi Vũ Hùng từ cách đọc phê bình sinh thái đọc phê bình sinh thái

Những trình bày ở trên cho thấy, vấn đề môi trường trong tác phẩm văn học là đối tượng quan trọng của phê bình sinh thái. Nguyễn Đăng Điệp trong Lời giới thiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)