Điểm nhìn dịch chuyển theo không gian, thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 111 - 114)

Những năm tháng tuổi trẻ, nhà văn Vũ Hùng may mắn có cơ hội được đi nhiều, được rong ruổi khắp từ đại ngàn này đến đại ngàn khác để nhìn ngắm vẻ hùng vĩ của thiên nhiên. Những chuyến đi ấy, thực sự đã mở ra một thiên đường đầy ắp những điều mới mẻ với chàng thanh niên mười chín tuổi khi ấy. Đôi chân của Vũ Hùng, đã in dấu cả một chặng đường dài hàng trăm ngàn cây số từ cực bắc của Tổ quốc, trải dài khắp cả vùng rừng núi Trường Sơn cho đến tận nước bạn Lào. Từ những vẻ đẹp hoang sơ của những đóa hoa dại miền sơn cước cho đến những trận mưa rừng khốc liệt không có điều gì là ông chưa từng trải qua. Bằng tâm hồn nhạy cảm, biết yêu cái đẹp của người nghệ sĩ, nhà văn đã nâng niu, gìn giữ chúng một cách cẩn trọng trong trí nhớ để từ đó cho ra đời những áng văn hay. Điều đáng nói là, hành trình ấy ghi dấu ấn trong tác phẩm của ông và góp phần tạo dựng nơi ông một vị trí, một điểm nhìn hiệu quả để có thể có được những tác phẩm tuyệt vời.

Không gian trong truyện thiếu nhi Vũ Hùng là không gian bao la hùng vĩ của đại ngàn miền sơn cước dọc dãy Trường Sơn, của thảo nguyên rộng lớn, của biển cả mênh mông. Không gian ấy bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Nhưng không gian ấy lại có sự dịch chuyển linh hoạt theo thời gian hành trình của nhân vật. Người đọc có dịp cùng ông thỏa sức chiêm ngưỡng ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ thay đổi theo từng bước chân. Cuộc sống của người chiến sĩ quân báo cứ đến mùa chiến dịch lại đi về trên dãy Trường Sơn, qua những cánh rừng bát ngát của đất Lào tới những bản làng hiền hòa nằm trên bờ sông Mê-kông. Mỗi chuyến đi, nhà văn lại càng gần gũi với thiên nhiên núi rừng. Vì vậy, hiểu biết và cảm nhận của nhà văn về thiên nhiên, muông thú cũng có nhiều thay đổi, phong phú, đa dạng hơn, yêu quý,

cảm thông và khâm phục hơn. Cũng theo hành trình của nhân vật qua những không gian bất tận, vẻ đẹp hùng vĩ, tràn đấy sức sống, bí hiểm mà rực rỡ muôn màu của thiên nhiên được khám phá.

Không gian trong truyện thiếu nhi Vũ Hùng có khi được nhìn rất rộng, là cả đại ngàn hùng vĩ, cả thảo nguyên bao la, biển cả rộng lớn nhưng cũng có khi được thu hẹp ở những nơi có địa danh cụ thể: làng Khạ, làng Vông-xay, làng Mật, làng Ta- khan, làng săn của người Xêk, người B’ru, buôn Đôn, vườn chim Vĩnh Thành... hay ở những địa điểm cụ thể: chòi canh, cánh đồng con hươu chạy mỏi chân, thung lũng Đen, núi Mật… làm tô đậm nét chân thực cho những câu chuyện ông kể về thiên nhiên, muông thú.

Đến các buôn làng dọc dãy Trường Sơn, người đọc theo bước chân người lính mà hiểu được những tập tính, thói quen của bầy voi, loài thú; hiểu được tình cảm mà những người quản tượng, thợ săn dành cho những con voi, con thú, hiểu được những luật tục như một kiểu tri thức bản địa mà họ luôn tuân theo để bảo vệ thiên nhiên, gìn giữ sự trường tồn cho tất cả mọi giống loài. Đến với biển cả, người đọc cùng tác giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đại dương, sự phong phú, kì diệu của các hải vật, hiểu được phương cách mà những người dân chài đã lựa chọn để có thể trường tồn cùng biển cả mênh mông.

Theo bước chân của anh lính giũa Trường Sơn, của những người thợ săn, người quản tượng, từng lớp không gian kì thú được mở ra cùng với vô vàn những điều kì bí của thiên nhiên và cả văn hóa của “những người của rừng”. Chúng ta nhận thấy con người nơi đây sống rất an nhiên, thư thái, khoan hòa trong mối quan hệ với thiên nhiên, với cộng đồng và với chính mình. Đặc biệt, trong quan hệ với thế giới tự nhiên, văn hóa – được thể hiện qua nhiều luật tục, cách ứng xử - thể hiện tư tưởng tôn trọng đại tự nhiên, bảo vệ động vật, cây cỏ. Có lẽ nhờ vậy mà trên Trường Sơn, ngàn già, muông thú được bảo tồn, đã sống cuộc sống ngàn vạn năm của mình cho đến khi con người văn minh mà mù quáng, tự cao và tham lam xuất hiện với những vũ khí, công nghệ hiện đại ra sức vơ vét, bức hại thiên nhiên.

Như đã nói, thời gian trong các tác phẩm của Vũ Hùng đa phần là thời gian

khác nhau, qua đó, thế giới thiên nhiên, muông thú cũng hiện lên phong phú hơn, đa dạng hơn, sinh động hơn; cảm nhận của nhân vật về thiên nhiên, môi trường cũng dần thay đổi, đa dạng và đa diện hơn. Thế nhưng, trong một số tác phẩm, thời gian còn có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại, điểm nhìn di chuyển, thay đổi theo từng thời điểm được kể. Vì vậy, điểm nhìn được gia tăng giúp người trần thuật tái hiện đầy đủ các sự kiện được diễn ra, giúp người đọc hiểu rõ hơn về đối tượng được kể.

Bằng điểm nhìn chiếu rọi vào quá khứ, các quản tượng đã kể những câu chuyện về lòng biết ơn và sự trả thù cùa loài voi mà họ đã được nghe, được tận mắt chứng kiến, từ đó khẳng định vững chắc nhận xét hiện tại của họ về tập tính và trí tuệ của chúng. Trong sự đối sánh giữa hiện tại và quá khứ, nhà văn đã nêu lên những thay đổi trong suy nghĩ của mình về luật rừng, về loài voi. Quá khứ là những định kiến, hiện tại là cái nhìn khâm phục. Sự thay đổi đó là kết quả của những trải nghiệm thực tế qua thời gian và không gian nên càng đáng tin, đáng quý, đáng suy nghĩ.

Nhà văn đã từng viết: “Trước đây do lấy những nền tảng của xã hội loài

người làm thước đo để suy đoán, tôi đinh ninh luật rừng là luật lệ tàn khốc …”. Nay,

nhà văn khẳng định “hoàn toàn không đúng như vậy” (Vũ Hùng, 2015k). Luật rừng

mà ông đúc kết bắt nguồn từ những quan sát khoa học và không phải một sớm một chiều. Nó là kết quả của những chuyến đi, những gắn bó, những trải nghiệm qua thời gian dài và không gian bao la. Thế nên nó đầy sức thuyết phục bởi chứa đựng bề dày và chiều rộng của những điều quan sát, trải nghiệm.

Về loài voi, từ tâm thế buổi đầu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” đã in sâu

vào tiềm thức, cho đến khi thực tâm khâm phục, yêu mến bầy voi như yêu mến bạn bè là cả một quá trình thay đổi qua thời gian, không gian dài, rộng của những trải nghiệm, của những điều mắt thấy tai nghe của người chiến sĩ. Sự chuyển biến điểm nhìn, cùng với đó là biến chuyển trong thức nhận, trong cách hành xử của nhân vật.

Điểm nhìn dịch chuyển theo thời gian còn thể hiện rõ ràng trong những trang viết “Thay lời tựa” của chính tác giả, ở đó, ông tâm sự mình có mặt ở Trường Sơn

năm 1950 và “ngày ấy Trường Sơn còn rất hoang vu, tôi đã may mắn gặp con heo

vòi, con tê giác…Ba mươi năm sau, khi lên Trường Sơn làm phóng sự…, tôi thấy

trong hiện tại với không gian trong quá khứ (tức là miêu tả sự biến đổi của không gian trong thời gian) đã giúp người đọc ý thức được nỗi mất mát mà chính con người gây ra cho tự nhiên. Như thế, không gian và thời gian đã trở thành phương tiện nghệ thuật chuyển tải tư tưởng của nhà văn.

Điểm nhìn dịch chuyển theo thời gian cũng được nhà văn sử dụng để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên ở những thời điểm khác nhau trong năm, trong ngày. Điều này góp phần tạo thêm sức cuốn hút cho bức tranh thiên nhiên mà ông miêu tả.

Điểm hay ở truyện thiếu nhi của Vũ Hùng là, cũng là điểm nhìn không gian - thời gian nhưng điểm nhìn ấy lại được trao cho nhiều chủ thể: người lính, chú bé làng săn, người quản tượng, người thủy thủ, của cả những con thú trên bước đường phiêu lưu…, tạo nên cái nhìn đa chiều, đa dạng về thiên nhiên, muông thú và đặt ra được nhiều vấn đề đáng quan tâm về môi trường.

Có thể nói, điểm nhìn dịch chuyển theo không gian, thời gian đã góp phần giúp Vũ Hùng khẳng định một sự thật: trong thế giới tự nhiên có rất nhiều thứ, nhiều điều mới lạ. Những con người tự gắn cho mình cái mác văn minh cần học hỏi nhiều lắm nơi tự nhiên và nơi những con người có cuộc sống đơn sơ, giản dị mà gắn bó mật thiết với núi rừng, biển cả để xác định cho mình một tình cảm, một thái độ cần có với thiên nhiên. Nhà văn có một khối lượng kiến thức khổng lồ và cái tâm bao la đối với thiên nhiên, muông thú. Khối lượng kiến thức khổng lồ ấy là kết quả của những trải nghiệm của nhà văn với thiên nhiên đằng đẵng trong mấy mươi năm thời gian và rộng khắp nhiều vùng miền ông đặt chân đến. Ông thật sự say mê với cuộc sống ấy, những cánh rừng ấy, muông thú ấy. Và sau 30 năm gắn bó với những chuyến đi, trải nghiệm của nhà văn đã trở thành sự hòa hợp sâu xa trong mối quan hệ của ông với thiên nhiên, muông thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)