Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí, nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân (Nguyễn Thị Châu, 1994).
quy luật của chủ thể quản lí nhằm tổ chức, điều khiển và quản lí hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quản lí) nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục đặt ra (Nguyễn Gia Quý, 1996).
Theo tác giả Trần Kiểm thì khái niệm quản lí giáo dục có nhiều cấp độ. ít nhất có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Đối với cấp vĩ mô: Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục (Trần Kiểm, 2004).
Đối với cấp vi mô: Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viẽn, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trượng (Trần Kiểm, 2004).
Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thể hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến (Phạm Thị Châu, 2008).
Những khái niệm trên tuy được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu trung: Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng và khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.
Trường mầm non là một đơn vị cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập để tiến hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục theo chương trình giáo dục đã quy định (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2005). Đây là môi trường đặc biệt vừa mang tính chất của một trường học vừa mang tính chất của một gia đình. Cô và trẻ vừa là quan hệ xã hội (Thầy - Trò), vừa là quan hệ gia đình (Mẹ - Con). Mọi hoạt động của trẻ hòa quyện vào nhau “học mà chơi, chơi mà học” (Phan Thị Châu và Trần Thị Sinh, 2000).
Điều lệ trường Mầm non tại Điều 13 có quy định về cách thức tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Như sau:
Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ; + Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; + Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ; + Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ; + Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.
“Quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.” (Phan Thị Châu và Trần Thị Sinh, 2000). Nói cách khác, quản lí trường mầm non là tập hợp những tác động của chủ thế quản lí đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình.
Có thể hiểu ngắn gọn: Quản lí trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu, có mục đích của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ lại tác động trực tiếp đến quá trình CS - GD trẻ nhằm thực hiện mục tiêu yêu cầu giáo dục.