Tổ chức thực hiện là hoạt động nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng các yêu cầu đã đề ra theo tiến độ. Trong đó nhà quản lí phải thường xuyên theo dõi và có những can thiệp kịp thời nhằm điều khiển, điều chỉnh các cá nhân, tập thể thực hiện đầy đủ, chính xác và có hiệu quả hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Bảng 2.6 dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích tại các trường mầm non quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức thực hiện phòng tránh TNTT
Stt Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Phổ biến kế hoạch phòng tránh TNTT đối với trẻ cho CB, GV, NV của nhà trường.
4.55 0.556 1 4.61 0.51 1
2 Phổ biến kế hoạch phòng tránh
TNTT đối với trẻ cho cha mẹ trẻ. 3.65 1.006 12 3.57 0.99 12 3
Qui định trách nhiệm của hiệu trưởng trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường.
4.18 0.871 4 4.32 0.727 3
4
Qui định trách nhiệm của phó hiệu trưởng trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường.
4.11 0.873 6 4.15 0.904 5
5
Qui định trách nhiệm của giáo viên trong phòng tránh TNTT trong trường.
Stt Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
ĐTB ĐLC Thứ
hạng ĐTB ĐLC
Thứ hạng
6
Qui định trách nhiệm của nhân viên y tế trong phòng tránh TNTT cho trẻ.
4.19 0.851 3 4.16 0.88 4
7
Qui định trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường.
4.13 0.862 5 4.1 0.906 6
8
Qui định trách nhiệm của nhân viên cấp dưỡng trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường
3.85 0.952 9 3.87 0.895 10
9
Phân công nhân sự thực hiện kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ đảm bảo đủ nội dung và chất lượng.
3.66 0.824 11 3.67 0.815 11
10
Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên, thiết lập mối quan hệ quản lí và mức độ can thiệp trong những tình huống cấp bách.
4.05 0.804 7 3.97 0.814 7
11
Trang bị, bổ sung, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đảm bảo hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.
3.85 0.837 9 3.89 0.852 8
12
Tổ chức hệ thống thông tin thông suốt, kịp thời trong phòng tránh TNTT cho trẻ.
3.88 0.789 8 3.88 0.814 9
Trung bình chung 4.04 4.05
Mức đánh giá Thường xuyên Khá Tương quan (Pearson) 0.982**
* Về mức độ thực hiện
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện các nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiện nay tai các trường được thực hiện khá thường xuyên. Trong đó có một số nội dung được cán bộ quản lí cũng như các bộ phận tham gia thực hiện nghiêm túc với mức độ rất thường xuyên. Hoạt động phổ biến kế hoạch phòng tránh TNTT đối với trẻ cho CB, GV, NV của nhà trường (TTB 4.55 hạng 1), đây là hoạt động được đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên. Nội dung qui định trách nhiệm của giáo viên trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường (TTB 4.34 hạng 2) cũng được đánh giá rất thường xuyên. Có điểm số thấp hơn và mức độ nhận định thực hiện ở mức thường xuyên là việc cán bộ quản lí qui định trách nhiệm của nhân viên y tế trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường (TTB 4.19 hạng 3). Ngoài ra qui định trách nhiệm của hiệu trưởng trong phòng tránh TNTT trong nhà trường cũng có mức đánh giá thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, một số nội dung sau đây chưa được đánh giá cao về mức độ thực hiện: Phổ biến kế hoạch phòng tránh TNTT đối với trẻ cho CMHS (TTB 3.65 hang 12). Phân công nhân sự thực hiện kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ đảm bảo đủ nội dung và chất lượng (TTB 3.66 hạng 11). Trang bị, bổ sung, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đảm bảo hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 3.85 hạng 9). Các nội dung này mặc dù điểm số thấp hơn những nội dung trên, nhưng mức đánh giá chung của hoạt động vẫn đạt mức độ thường xuyên
thực hiện.
* Về kết quả thực hiện.
Các nội dung được đánh giá cao về kết quả thực hiện đa số trùng với nội dung được đánh giá cao của mức độ thực hiện, nên người nghiên cứu không trình bày ở phần này. Sau đây sẽ đi vào phân tích từng nội dung cụ thể của khảo sát.
Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là phổ biến kế hoạch phòng tránh TNTT đối với trẻ cho CB, GV, NV của nhà trường. Trung bình thực hiện 4.55 xếp hạng 1. Đánh giá kết quả thực hiện có điểm trung bình 4.61 xếp hạng 1. Như vậy việc triển khai kế hoạch và quát triệt tầm quan trọng cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của cán bộ
quản lí tới toàn thể giáo viên, công nhân viên trong toàn trường được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao. Kết quả phỏng vấn mã số CBQL còn bổ sung thêm “Nhà trường xác định đây là nhiệm vụ trong tâm và được thực hiện thường xuyên cho nên việc giáo viên và công nhân viên trong toàn trường xác định được trách nhiệm của mình đối với từng nhiệm vụ trong kế hoạch là đầy đủ. Ngoài ra BGH còn xem việc hiệu quả thực hiện của hoạt động này là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm nên mọi người ý thức rất tốt trách nhiệm của mình”. Theo khảo sát công tác này hiện nay tại các trường được thực hiện đảm bảo yêu cầu.
Các nội dung về quy định trách nhiệm của các cá nhân tham gia tổ chức thực hiện phòng tránh tai nạn thường tích cho trẻ đều nhận được sự quan tâm đáng kể của những người được hỏi. Trong đó việc qui định trách nhiệm của giáo viên trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường, nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Điểm trung bình khảo sát là 4.34 xếp hạng 2, kết quả thực hiện TB 4.36 cũng được xếp hạng 2. Điểm số và thứ hạng cho thấy vai trò quan trọng của giáo viên trong hoạt động này. Là người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với trẻ cả trong học tập, vui chơi, ngủ nghỉ nên giáo viên phải là người có trách nhiệm trực tiếp đối với sự an toàn của trẻ. Chính vì điều này nên đa số các ý kiến được hỏi đều đồng ý việc trách nhiệm của giáo viên đối với hoạt động này. Đồng tình với ý kiến của khảo sát mã số phỏng vấn CBQL05 cho rằng “Trách nhiệm của giáo viên đối với sự an toàn của trẻ điều hiển nhiên tuy nhiên, để công tác này giảm bớt áp lực cho giáo viên và tránh tạo ra những hiệu ứng không cần thiết như làm giảm sự năng động sáng tạo của giáo viên trong dạy học, hay tạo ra tâm lý e dè, sợ trách nhiệm mà không dám đột phá trong công việc. Thì cần phải xem xét trách nhiệm cho từng đối tượng cụ thể đối với từ sự việc cụ thể”. Đây là đề xuất hoàn toàn hợp lý, vì công việc của giáo viên mầm non không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn phải chăm sóc, dạy dỗ các cháu. Việc gắn trách nhiệm của từng thành viên khác trong nhà trường vào hoạt động đảm bảo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là hoàn toàn phù hợp. Cho nên các ý kiến khảo sát rất đồng tình. Kết quả khảo sát bảng 2.4 cho thấy hoạt động này đã được các trường thực hiện nghiêm túc mặc dù theo đánh giá kết quả đạt được chưa thực sự cao.
Nội dung qui định trách nhiệm của Hiệu trưởng trong phòng tránh TNTT cho trẻ trong nhà trường. Điểm trung bình mức độ thực hiện 4.18 xếp hạng 4, kết quả thực hiện TB 4.32 xếp hạng 3. Kết quả điểm khảo sát cho thấy hoạt động này được thực hiện tại các trường nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng. Hiệu trưởng là người chịu mọi trách nhiệm của nhà trường trước các cơ quan có thẩm quyền và trước phụ huynh cũng như xã hội. Cho nên mọi hoạt động liên quan đến nhà trường dù đã được phân cấp quản lí nhưng trách nhiệm của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới. Đối với các hoạt động liên quan đến an toàn của trẻ cần phải được quy định trách nhiệm rõ ràng của người đứng đầu nhằm gắn trách nhiệm về đôn đốc kiểm tra các bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Mã số phỏng vấn CBQL01 nói về nội dung này như sau “Trách nhiệm liên đới của người đứng đầu đối với các hoạt động của nhà trường được quy định cụ thể trong luật giáo dục. Nhưng vấn đề liên quan đến an toàn cho trẻ cần phải quy định trách niệm trực tiếp, nhằm ràng buộc về mặt pháp lý cho người đứng đầu. Có như thế thì việc kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận thường xuyên và liên tục được”. Để đảm bảo công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao thì hiệu trưởng không chỉ phân công trách nhiệm và cho từng bộ phận mà cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá nhằm hỗ trợ khi tình hình có yêu cầu. Với mức độ đánh giá khảo sát như trên việc quy định trách nhiệm của hiệu trưởng đối với hoạt động này là chưa cụ thể.
Nội dung phân công nhân sự thực hiện kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ đảm bảo đủ nội dung và chất lượng, có điểm trung bình thực hiện 3.66 xếp hạng 11.
Thứ hạng thấp cho thấy nội dung của kế hoạch và sự phân công của hiệu trưởng chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu. Kết quả thực hiện hoạt động này theo đánh gía cũng có thứ hạng khá thấp hạng 11. Đây là hoạt động khá quan trọng nhưng theo đánh giá các trường hiện nay thực hiện chưa đầy đủ nếu không phương án khắc phục có thể sẽ dẫn đến tình trạng môi người khi thực hiện hiểu theo một cách khác nhau đến khi gặp sự cố sẽ gây khó khăn cho cả nhà quản lí lẫn những người trong cuộc.
Có điểm khảo sát thấp nhất bảng là nội dung phổ biến kế hoạch phòng tránh TNTT đối với trẻ cho cha mẹ của trẻ. Trung bình phần hiệu quả thực hiện là 3.65
xếp hạng 12. Phần mức độ thực hiện có điểm trung bình là 3.57 cũng xếp hạng 12.
Kết qủa khảo sát cho thấy công tác này chưa nhận được sự quan tâm của các bộ phận có liên quan. Giáo viên là người thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh khi đưa đón các em. Nếu kế hoạch quy định cụ thể và có sự giám sát tốt thì cán bộ quản lí nên thường xuyên nhắc nhở giáo viên phối hợp với phụ huynh nhằm cung cấp những thông tin về tình hình của bé trong ngày cho phụ huynh để cha mẹ các em có phương án tiếp tục theo dõi chăm sóc các bé theo chỉ dẫn của giáo viên. Cũng thông qua sự tiếp xúc thường xuyên này giáo viên có thể tiếp nhận những thông tin về tình hình của bé khi ở nhà mà ba mẹ cung cấp để tiếp tục theo dõi và có biện pháp chăm sóc phù hợp hơn khi đến lớp.Theo đánh giá sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường trong hoạt động này chưa được cán bộ quản lí quan tâm thực hiện.
Cũng nhận được các ý kiến đánh giá chưa cao là: Trang bị, bổ sung, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đảm bảo hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ và tổ chức hệ thống thông tin thông suốt, kịp thời. Các ý kiến khảo sát cho rằng những hoạt động này tại các trường trong thời gian tới, cần có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả đối với việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
Một số ý kiến phỏng vấn mà người nghiên cứu thực hiện đối với thực trang công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ được tổng hợp như sau: Mã số phỏng vấn CBQL 03 cho rằng “Nhìn chung hiện nay các trường thực hiện khá tốt công tác này vì đây là một trong những công việc được hiệu trưởng xác định là hoạt động trọng tâm của tập thể giáo viên trong toàn trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn như: tai nạn thương tích của trẻ thường xảy ra bất ngờ và khó lường hết được các tình huống. Trong khi đó từng bộ phận lại có nhiệm vụ riêng của họ nên khi xảy ra sự cố khó quy trách nhiệm. Nên cần có các văn bản mang tính pháp quy hướng dẫn cụ thể để nhà quản lí dễ dàng hơn trong phân công nhiệm vụ”. Mã số phỏng vấn CBQL 02 bổ sung thêm “nhiều tai nạn xảy ra ngoài sự kiểm soát của các cá nhân có trách nhiệm như; trẻ tăng
động, nghịch ngợm. Hay những trẻ có sự khiếm khuyết nhẹ về nhận thức gây không ít khó khăn cho giáo viên và nhà quản lí ”. Mã số phỏng vấn GV04 cho rằng “hiện nay công việc của giáo viên rất nhiều ngòai việc dạy dỗ, chăm sóc cho trẻ còn phải thực hiện các nhiệm vụ phong trào của các tổ chức đoàn thể, hay phải đảm bảo hồ sơ sổ sách có liên quan nên gây rất nhiều áp lực cho giáo viên. Cho nên cần có giải pháp giảm tải ở một số nội dung để giáo viên chuyên tâm hơn vào hoạt động nuôi dạy các bé một cách an toàn và hiệu quả”. Trên đây là những ý kiến hoàn toàn hợp lý của những người trực tiếp tham gia hoạt động điều hành công tác này. Đây là cũng là cơ sở để người nghiên cứu xem xét khi đề xuất các giải pháp.
Đánh giá chung kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình hiện nay về mức độ thực hiện thường xuyên hiệu quả thực hiện đạt mức khá.
Kiểm nghiêm mối quan hệ giữa các khảo sát mức độ thực hiện với khảo sát mức độ hiệu quả bằng chỉ số tương quan Pearson cho thấy chỉ số này khá cao
0.982**. Điều này thể hiện những người đánh giá mức độ thực hiện có mới quan hệ thuận với lựa chọn mức độ hiệu quả. Mối quan hệ này có độ tin cậy trên 95%.