Thực trạng hoạt động phòng tránhTNTT cho trẻ ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 66 - 77)

Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non bao trùm toàn bộ những hoạt động của trẻ ở trường: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội; ngày lễ. Tai nạn thương tích của trẻ mầm non thường xảy ra bất ngờ và khó lường trước. Cho nên công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cũng phải đa dạng, phong phú về cách phòng ngừa, nhằm hạn chế tối đa rủ ro có thể xẩy đến với trẻ trong các môi trường hoạt động khác nhau. Bảng 2.4 là kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện và kết quả thực hiện hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non hiện nay tại các trường trên địa bàn quận Tân Bình TP. HCM.

Bảng 2.4. Thực trạng hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non công lập quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh

Stt Nội dung

CBQL và giáo viên Cha mẹ trẻ

Thực hiện Kết quả Thực hiện Kết quả

TTB ĐLC TTB ĐLC TTB ĐLC TTB ĐLC

1 Đảm bảo an toàn cho trẻ

trong các hoạt động chơi. 4.04 0.782 4.16 0.784 4.09 0.784 4.26 0.702

2

Đảm bảo an toàn cho trẻ

trong các hoạt động học. 4.30 0.73 4.27 0.687 4.32 0.727 4.31 0.689

3

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong hoạt động lao động.

4.03 0.808 4.02 0.811 4 0.814 4.09 0.822

4

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong hoạt động ngày hội, ngày lễ.

4.05 0.8 4.10 0.789 4.11 0.823 4.13 0.802

5

Đảm bảo cho trẻ được CS-GD đầy đủ, vệ sinh theo lịch sinh hoạt hàng ngày.

Stt Nội dung

CBQL và giáo viên Cha mẹ trẻ

Thực hiện Kết quả Thực hiện Kết quả

TTB ĐLC TTB ĐLC TTB ĐLC TTB ĐLC

6

Theo dõi số lượng trẻ trong suốt quá trình vui chơi học tập trong cũng như ngoài lớp.

4.35 0.677 4.37 0.651 4.28 0.71 4.37 0.666

7

Gíao viên biết cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ MN. 3.80 0.682 3.95 0.738 3.76 0.674 3.93 0.814 8 GV không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ.

3.82 0.723 3.84 0.721 3.82 0.707 3.82 0.735

9

Có đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường tại các lớp.

3.97 0.785 3.94 0.777 3.95 0.825 3.91 0.767

10

Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý theo nhóm và không kê, bày quá nhiều để tạo không gian cho trẻ hoạt động. 3.92 0.819 3.98 0.829 3.96 0.816 4.02 0.836 11 Giám sát chặt chẽ khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi. 3.93 0.802 3.90 0.827 3.88 0.78 3.85 0.803 12 Các đồ dùng - đồ chơi, vật dụng phục vụ các hoạt động của trẻ đươc thực hiện vệ sinh khử khuẩn.

Stt Nội dung

CBQL và giáo viên Cha mẹ trẻ

Thực hiện Kết quả Thực hiện Kết quả

TTB ĐLC TTB ĐLC TTB ĐLC TTB ĐLC

13

Kiểm tra phát hiện và kịp thời sữa chữa các đồ dùng - đồ chơi trang thiết bị.

4.07 0.793 4.16 0.764 4.1 0.793 4.18 0.762

14

Thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ, quy ước tiêu lệnh PCCC.

4.12 0.745 4.10 0.738 4.12 0.738 4.13 0.732

15

Đảm bảo vệ sinh ATTP, chất lượng thực phẩm đạt chuỗi an toàn. 4.04 0.779 4.07 0.793 4.03 0.769 4.09 0.794 16 Bếp ăn nhà trường thực hiện ký Bản cam kết an toàn thực phẩm 4.08 0.779 4.09 0.775 4.08 0.802 4.06 0.771 17 Đảm bảo đủ ánh sáng cho lớp học. 4.21 0.772 4.18 0.775 4.20 0.757 4.21 0.761 18 Nhà vệ sinh sạch sẽ, không trơn trợt và giữ khô ráo, thoáng mát.

4.10 0.814 4.07 0.833 4.11 0.804 4.06 0.824 Trung bình chung 4.04 4.07 4.04 4.08 Mức đánh giá Thường xuyên Khá Thường xuyên Khá

Độ tin cậy của thang đo

(Cronback's Alpha) 0.933 0.915 0.944 0.898 Tương quan (Pearson) 0.921** 0.906**

Tương quan giữa TH giữa

CBQL, GV với CMHS 0.971** Tương quan giữa HQ giữa

Nhìn vào bảng 2.4 chúng ta thấy, các nội dung hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non trên địa bàn được CBQL và cha mẹ trẻ nhận định ở 2 khía cạnh: mức độ thường xuyên trong thực hiện và kết quả thực hiện.

- Về mức độ thường xuyên trong thực hiện:

+ Hai nội dung được CBQL và giáo viên cho rằng các trường thực hiện rất thường xuyên là: Theo dõi số lượng trẻ trong suốt quá trình vui chơi học tập trong cũng như ngoài lớp (TTB: 4.35); Đảm bảo đủ ánh sáng cho lớp học (TTB: 4.21). CMHS cho rằng các nội dung sau các trường thực hiện rất thường xuyên: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động học (TTB: 4.30); Theo dõi số lượng trẻ trong suốt quá trình vui chơi học tập trong cũng như ngoài lớp (TTB: 4.37); Đảm bảo đủ ánh sáng cho lớp học (TTB: 4.20). Như vậy, ý kiến của CBQL, GV và CMHS là khá tương đồng.

+ Các nội dung còn lại đều được CBQL, GV và CMHS cho rằng, các trường thực hiện ở mức thường xuyên.

+ Trị số trung bình chung đánh giá mức độ thường xuyên trong thực hiện các nội dung hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ là 4,04 – mức thường xuyên.

Như vậy, có thể nói, được các trường MN công lập trên địa bàn quận Tân Bình quan tâm thực hiện thường xuyên và đầy đủ các hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Tuy nhiên, khi phỏng vấn CBQL về thời điểm dễ gây TNTT cho trẻ, CBQL08 cho rằng “Tỉ lệ tai nạn thương tích của trẻ trong hoạt động vui chơi thường chiếm nhiều nhất. Vì đây là lúc sự hiếu động, nghịch ngợm của trẻ khó kiểm soát nhất, chỉ cần giáo viên và các bộ phận có liên quan lơ là chủ quan là có thể xảy ra. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ ở các khu vực này thường được BGH chỉ đạo thường xuyên kiểm tra khắc phục những hạn chế có thể gây cho trẻ những tai nạn đáng tiếc. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề không phải dễ dàng khắc phục vì có liên quan đến nhiều thứ như; kinh phí, cơ sở vật chất, vị trí của nhà trường… ”. Ý kiến phỏng vấn cho thấy mặc dù nhà trường đã cố gắng hạn chế tối đa các tình huống có thể gây thương tích cho trẻ, nhưng vẫn còn những yếu tố mang tính chủ quan cần phải được giải quyết dưới sự phối hợp của các bộ phận chức năng trong và ngoài nhà trường.

- Về kết quả thực hiện:

Nội dung được CBQLvà GV nhận định kết quả thực hiện mức khá tốt là: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động học (TTB 4.16), trong khi đó mức nhận định của cha mẹ trẻ cao hơn (TTB 4.26, mức tốt). Theo dõi số lượng trẻ trong suốt quá trình vui chơi học tập trong cũng như ngoài lớp được đánh giá tốt (TTB 4.37), xuất phát từ thực tế về công tác điều hành của BGH và sự nghiêm túc thực hiện của giáo viên cũng như bộ phận hỗ trợ khi tổ chức triển khai kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ, đánh giá mức độ thực hiện đạt tốt là hoàn toàn có cơ sở. Nội dung kiểm tra phát hiện và kịp thời sữa chữa các đồ dùng - đồ chơi trang thiết bị cũng nhận được điểm số khảo sát khá cao (TTB 4.16 và 4.18), CBQL, GV và CMHS đều đánh giá khá tốt. Ngoài ra việc đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho lớp học cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực (TTB 4.18 và 4.21). Với ĐLC nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy các ý kiến đánh giá khá tập trung và thống nhất về nhận định chung.

Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa nhận được sự đánh giá cao về kết quả thực hiện là: Giáo viên không để trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ (TTB 3.84 và 3.82). Việc giáo viên và bảo mẫu giám sát chặt chẽ khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi cũng chưa được quan tâm thực hiện tốt (TTB 3.90 và 3.85). Nội dung phối hợp với các bộ phận chuyên môn có liên quan như: Diệt khuẩn khử trùng các đồ dùng - đồ chơi, vật dụng phục vụ các hoạt động của trẻ (TTB 3.99 và 4.01). Như vậy, những nội dung trên đây chủ yếu được đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá. Mức độ này chỉ mới đáp ứng được một phần cơ bản về yêu cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình học tập vui chơi tại trường.

Nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động chơi: CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện là 4.16 (mức khá), trong khi CMHS đánh giá hoạt động này có điểm trung bình phần kết quả thực hiện TB 4.26 (mức tốt). Như vậy, kết quả khảo sát những người trực tiếp tổ chức thực hiện thì hiệu quả phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ hiện nay tại các trường đều đạt mức khá mặc dù công tác tổ chức thực hiện còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Như vậy, đưới góc nhìn của phụ huynh thì hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ hiện nay tại các trường có con

cháu theo học mức độ an toàn được giáo viên và các bộ phận có liên quan đảm bảo khá tốt. Nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động học: Có sự khác biệt đáng kể trong nhận định của hai đối tượng được hỏi. CBQLvà GV điểm trung bình kết quả thực hiện là 4.27; CMHS là 4.31. Mặc dù đánh giá mức độ thực hiện gần như nhau, nhưng kết quả thực hiện lại có sự nhìn nhận tương đối khác. Phụ huynh với vai trò là người giám sát, nhưng sự giám sát nay nhiều khi chưa bao quát nên đánh giá mang phần chủ quan. CBQL và GV là người trực tiếp tổ chức thực hiện, đồng thời cũng là người kiểm tra đánh giá các hoạt động này nên họ hiểu hơn ai hết tính chất mức độ của từng sự việc có liên quan đến an toàn của trẻ. Vì vậy, điểm số đánh giá có phần khắt khe hơn phụ huynh là hoàn toàn có có thể. Trong môi trường học tập, trẻ được kiểm soát chặt chẽ hơn tuy nhiên cũng không thể chủ quan. Mọi tình huống mất an toàn có thể xẩy xa bất cứ lúc nào với bất cứ vật vật gì nếu giáo viên kiếm soát tình hình lớp học không tốt. Đánh giá về hoạt động trong môi trường này GV03 cho rằng “Với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ thường hiếu động và thích khám phá, mặc dù trong môi trường học tập có sự giám sát thường xuyên của hai giáo viên nhưng cũng không thể chủ quan, mà phải thường xuyên để ý quan sát mọi hành vi của trẻ nhằm can thiệp kịp thời các tình huống có thể gây nguy hiểm đến an toàn của trẻ do chính các em hay các bạn chơi cùng gây ra”. Từ nhận định trên đây của giáo viên trực tiếp đứng lớp có thể cho rằng mọi tai nạn có xảy ra với trẻ trong mọi tình huống nếu không có sự quan tâm để ý của người lớn.

Nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ trong hoạt động lao động: Đây là hoạt động học tập giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Tham gia nội dung này trẻ được phép vui chơi tương tác với nhiều đồ vật cũng như dụng cụ học tập. Nếu không để ý và kiểm soát tốt thì tai nạn có thể xây ra vởi trẻ bất cứ lúc nào. Đánh giá công tác tổ chức thực hiên nội dung này CBQL và giáo viên cho rằng hiện nay các trường kết quả thực hiện ở mức khá (TTB 4.02). CMHS cũng đánh giá kết quả thực hiện mức khá (TTB 4.09). Điểm số khảo sát cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá giữa hai đối tượng này.

Nội dung giám sát chặt chẽ khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi: Điểm trung bình đánh giá của CBQL và giáo viên là 3.93 kết quả thực hiện 3.90. Phần mức độ thực

hiện của đánh giá phụ huynh là 3.88 kết quả thực hiện 3.85. Kết quả khảo sát không thấy có sự chênh lệch đánh giá cho cả hai mức độ. Mức đánh nội dung này đạt nhận định thường xuyên thực hiện và kết quả nhận được ở mức khá. Đối với trẻ mầm non, mọi sự nhạy cảm về tâm tư tình cảm thường xuất phát từ những tác động nhỏ nhất của môi trường xung quanh. Cho nên, trong học tập cũng như vui chơi trẻ phải cảm nhận được sự an toàn che chở thì mọi sự phát trển về thể chất cũng như tâm lý mới có cơ hội phát triển. Chí vì vậy nhà trường phải là nơi an toàn tuyệt đối đối với trẻ về tất cả các mặt. Kết quả đánh giá mức độ đảm bảo phòng chống tai nạn thương tích chỉ mức khá đây cũng là điều mà các nhà quản lí và giáo viên cần quan tâm.

Nội dung các đồ dùng - đồ chơi, vật dụng phục vụ các hoạt động của trẻ đươc thực hiện vệ sinh khử khuẩn. Công tác này chủ yếu được thực hiện bởi nhân viên y tế, giáo viên và bảo mẫu. Theo đánh giá của CBQL và GV mức độ thực hiện đạt khá TB 3.94. CMHS đánh giá khá TB 3.97. Với tính hiếu động cùng với nhận thức còn hạn trẻ trẻ lại thường xuyên hay có thói quyen dùng vị giác để cảm nhận đồ vật thay vì dùng các giác quan khác. Cho nên vệc không đảm bảo an toàn cho các dụng cụ học tập cũng như các đồ vật xung quan môi trường học tập dễ làm cho các bé thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Theo đánh giá chung công tác này chỉ đạt mức khá, Vì vậy cần có những biệt pháp cụ thể hơn trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa cả về nhận thức lẫn hành động cho các bộ phận có liên quan để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ khi tiếp xúc với các đồ vật. Nhận định vấn đề này mà số phỏng vấn CBQL cho rằng “ Trong khuôn khổ trách nhiệm của nhà trường ban giám hiệu đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan như; giáo viên, nhân viên y tế, bảo vệ, cấp dưỡng… với chức trách nhiệm vụ của mình phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cá nhân làm đúng trách nhiệm của mình để có thể hạn chế và đảm bảo tối đa an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động có những sự việc không thể thực hiện bằng ý chí chủ quan của nhà trường như; cớ sỡ vật chất xuống cấp, kinh phí mua sắm mới hạn chế , sỉ số học sinh đông… nên cũng gây không ít khó khăn cho nhà trường trong hoạt động này”. Nhận định khó khăn này cũng là khó khăn chung của thực trạng các trường mầm non trên địa bàn quân Tân Bình hiện nay.

Nội dung giáo viên biết cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non: Đây là hoạt động có liên quan trực tiếp đến chuyên môn chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của giáo viên phụ trách lớp. CBQL và GV đánh giá đạt mức khá với TTB 3.80. Phụ huynh cũng đánh giá kết quả mức khá với TTB 3.93.

Hoạt động này tương đối quan trọng vì nếu GV xử trí không tốt sơ cấp cứu ban đầu nếu trẻ gặp tai nạn tương đối nặng, thì có thể sẽ ảnh hưởng đến di chứng của các bé sau này. Theo nhận định, hoạt động này của giáo viên chỉ đạt mức khá. Với tính chất liên quan đến an toàn sức khỏe của trẻ thì mức độ nhận định hiệu quả như trên là hoàn toàn chưa phù hợp. Cần phải có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả của hoạt động này cho giáo viên.

Kết quả khảo sát nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm đạt chuỗi an toàn có điểm trung bình đánh giá kết quả thực hiện khá (cả GV và CMHS). Đây là công tác liên quan đến tổ cấp dưỡng và sự điều hành quản lí của BGH phối hợp với y tế của nhà trường. Nội dung này rất quan trọng và nếu có ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng rất lớn. Cho nên, hoạt động này phải được thường xuyên kiểm tra có sự kết hợp từ nhiều bộ phận khác nhau trong nhà trường. Khảo sát cho thấy công tác này đã được quan tâm thực hiện, nhưng căn cứ trên tính chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)