Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 112)

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu phải biết chọn lọc và kế thừa những thành quả đã đạt được trong những năm trước về quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non tại địa bàn nghiên cứu.

Kế thừa nhằm đảm bảo có sự kết nối từ những thành tự đã đạt được trong lĩnh vực phòng tránh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non. Kế thừa, chọn lọc những

thành quả nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế hiện tại của các trường, nhằm đảm bảo sự kế thừa phát huy được hiệu quả.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp được đề xuất ngoài việc đảm thực hiện được mục tiêu riêng của biện pháp thì còn phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của toàn bộ kế hoạch phòng tránh tai nạn cho trẻ. Cho nên, khi thực hiện đề xuất biện pháp phải căn cứ vào mục tiêu tổng thể để xác định các nhiệm vụ cho từng giải pháp sao cho mỗi nội dung của giải pháp đều tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của toàn bộ kế họach.

Khi thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu phải vận dụng tất cả các nguồn lực sẵn có một các tối ưu nhất, nhằm thực hiện thành công mục tiêu nâng cao công tác quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.

Quá trình xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung phải chú ý tập trung giải quyết các nhiệm vụ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách tốt nhất, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trước đó.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Khi thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu phải căn cứ vào tình hình thực tế như: Năng lực quản lí của BGH, các tổ trưởng. Chất lượng chuyên môn của các thành viên trong trường. Cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường và các yếu tố tác động đến công tác quản lí, để xây dựng các giải pháp. Tránh trường hợp chỉ dựa trên một vài yếu tố thực trạng hay ý chí chủ quan của người nghiên cứu để đề xuất giải pháp.

Khi đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lí cần dựa vào các loại văn bản pháp quy, quy định của nhà nước về hoạt động của trường mầm non để xây dựng các biện pháp.

Căn cứu vào tình hình thực trạng của nhà trường về quản lí tổ chức hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong những năm gần đây. Từ đó đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp phù hợp với các điều kiện hiện tại của trường.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong môi trường giáo dục đòi hỏi sự tham gia của cả nhà trường, cho nên các giải pháp đề xuất phải mang tính toàn diện và giữa các bộ phận trong nhà trường phải có sự thống nhất đồng bộ với nhau.

Tính đồng bộ thể hiện ở khả năng phối hợp phòng tránh và xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục.

Tính toàn diện thể hiện ở sự thống nhất trong các nội dung của kế hoạch nhằm đảm bảo tập trung hoàn thành mục tiêu đề ra. Ngoài ra, khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo được tính cần thiết của các biện pháp và tính khả thi khi áp dụng trong thực tế tại mỗi trường.

Tính toàn diện còn thể hiện ở sự chi phối, phối hợp giữa các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ lãnh đạo và đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu và tiêu chí đề ra nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lí hoạt phòng tránh TNTT cho trẻ được đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên phân tích thực tiễn, những số liệu và phân tích về những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của nó trong Chương 2 để xây dựng các biện pháp đáp ứng các yêu cầu của thực tế hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Nhằm thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng cao với chi phí, thời gian và công suất thấp nhất; đồng thời phải mang tính khả thi cao có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lí ở các trường mầm non quận Tân Bình, TP. HCM.

3.2. Các biện pháp quản lí họat động phòng tránh TNTT cho trẻ

3.2.1. Biện pháp 1: Giáo dục nhận thức cho cán bộ giáo viên nhân viên trong trường về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

3.2.1.1. Mục tiêu

Tác động vào ý thức của của đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong toàn trường nhằm nâng cao hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nhằm xác định được trách nhiệm của từ cá nhân đối với công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Kịp thời cập nhật chủ trương của ngành giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau về đảm bảo an toàn cho trẻ.

Hình thành thái độ chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nhau khi giải quyết các tình huống nảy sinh.

Rèn luyện thái độ và tác phong chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung và các thức thực hiện biện pháp

BGH phổ biến thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ đến giáo viên, nhân viên trong các kì họp đầu năm, tổng kết và nhắc lại trong mỗi buổi họp hàng tháng. Dựa trên việc tìm hiểu những văn bản pháp quy như Luật, chỉ thị, công văn, báo cáo, hướng dẫn... của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và những thông tin thời sự cập nhật về tình hình phòng tránh TNTT cho trẻ, BGH phổ biến những thông tin đó cho các giáo bằng nhiều cách: qua các văn bản, trực tiếp thảo luận, qua mạng thông tin chung của nhà trường như trang web... Công tác này phải được thực hiện xuyên suốt trong năm học, từ các cuộc họp đầu năm, tổng kết và nhắc lại trong mỗi buổi họp hàng tháng. Giúp một bộ phận giáo viên, nhân viên chưa ý thức đúng về tầm quan trọng của công tác phòng tránh TNTT cho trẻ có thể thay đổi nhận thức, nắm được tinh thần, mục tiêu của công tác phòng tránh TNTT cho trẻ.

BGH yêu cầu giáo viên, công nhân viên tìm hiểu các thông tin về những chủ trương, quy định trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ qua bảng tin của trường, tài liệu trong thư viện, các phương tiện truyền thông khác.Ngoài những thông tin được cung cấp từ BGH, giáo viên cũng cần được yêu cầu tự mình tìm hiểu thêm những chủ những chủ trương, quy định trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ. Chính hoạt động này sẽ giúp GV chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin và ghi nhớ từ đó tác động đến nhận thức của GV một cách tích cực hơn. Với biện pháp này, BGH cần kết hợp với hình thức kiểm tra hoạt động này của GV để đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu của biện pháp này.

BGH tổ chức cho GV các cuộc thi tìm hiểu về những quy định, chủ trương trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ như: Bài thi trắc nghiệm, Thi hái hoa dân chủ, Xử lí tình huống, đây sẽ là một biện pháp để kiểm tra việc tìm hiểu các thông tin về những chủ trương, quy định trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ của GV. Việc kiểm tra này được tổ chức một cách đa dạng về mặt hình thức giúp GV “vừa học vừa vui” như tổ chức những cuộc thi hái hoa dân chủ, xử lí tình huống, các bài thi trắc nghiệm về những nội dung có liên quan đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Qua những cuộc thi như thế, BGH sẽ có những tổng kết, đánh giá chung về hiểu biết của GV về vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ cũng như tình hình tìm hiểu về vấn đề này của các GV. Từ đó có sự chỉnh đốn, điều chỉnh phù hợp. BGH chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc, có chất lượng việc sưu tầm, thiết kế những biểu ngữ, hình ảnh về an toàn cho trẻ đặt trong khuôn viên trường,các bảng thông báo, cácbảng tin lớp học.Thông qua việc sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh về an toàn cho trẻ cũng được phát động thực hiện tại các trường. Tuy nhiên, công tác này thường làm cho đủ số lượng chứ chưa chú trọng chất lượng, những tranh ảnh có thể được dùng đi dùng lại. Do vậy, BGH chỉ đạo GV thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả công tác này, chỉ đạo các tổ trưởng kiểm tra kĩ những tài liệu, tranh ảnh mà các GV sưu tầm cần đảm bảo các tiêu chí về tính thời sự và cập nhật. Tránh tình trạng làm chiếu lệ cho qua.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng phù hợp với tình hình thực tế của từng trường

3.2.2.1. Mục tiêu

Thay đổi cách thức tiếp cận các nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách phù hợp với tình hình nguồn lực của nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực tế về năng lực đội ngũ giáo viên, công nhân viên, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, địa thế của nhà trường. BGH chủ động trong việc vận dụng linh hoạt các văn bản pháp quy về hướng dẫn tổ chức đảm bảo an toàn cho trẻ.

Gắn trách nhiệm của từng cá nhân đối với các nhiệm vụ được giao khi thực hiện hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Đảm bảo việc hòan thành mục tiêu của từng bộ phận chuyên môn gắn liền với mục tiêu chung của toàn bộ kế hoạch.

Các bộ phận phải xây dựng được quy trình tổ chức thực hiện hoạt động phòng tránh tai nạn cũng như các thức xử lý bước đầu các tình huống xảy ra đối với trẻ.

Đảm bảo đầy đủ tối thiểu các yêu cầu về nguồn lực phục vụ cho kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

3.2.2.2. Nội dung và các thức thực hiện biện pháp

BGH tổ chức hội nghị tổng kết năm học, đồng thời đánh giá công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian qua. Từ đó, đề ra kế hoạch hoạt động năm kế tiếp trong đó chú trọng phân công, quy định trách nhiệm cho từng bộ phận về việc cung cấp thông tin xây đựng kế hoạch. Mỗi bộ phận, tự đánh đánh giá tình hình lĩnh vực mình phụ trách và cung cấp những thông tin cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch năm kế tiếp. Thông tin phải chính xác, cụ thể và phải có các giái pháp nhằm đi kèm để bộ phận xây dựng kế hoạch chọn lọc và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho từng nhiệm vụ cụ thể.

Ban giáo hiệu chỉ đạo các thành viên tham gia xây dựng kế hoạch phải tổng hợp thông tin một cách khoa học và phân tích đầy đủ chính xác thực trạng từng nội dung cụ thể. Từ đó chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT chi tiết và hợp lý với cơ sở vật chất của bộ phận mình phụ trách. Qúa trình phân tích số liệu để xây dựng kế hoạch phải chú ý đến sự tác động của các yếu tố khác nhau. Tránh trường hợp áp đặt ý chí chủ quan gây khó khăn cho người thực hiện.

Để mục tiêu của kế hoạch gắn liền với nhiệm vụ của từng cá nhân thì các bộ phận phải xây dựng được mục tiêu riêng của bộ phận mình trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân đồng thời quy trách nhiệm cho từng thành viên khi có sự vụ xảy ra trong lĩnh vực mình phụ trách. Tránh trường hợp nhiệm vụ quy định chung chung khi có tình huống xảy ra đùi đẩy trách nhiệm.

Quá trình xây dựng kế hoạch cần ghi rõ các bước thực hiện cho từng cá nhân. Trong đó BGH yêu cầu các bộ phận xây dựng quy trình và các bước thực hiện quy trình đồng thời có phương án xử lý bước đầu sự cố một cách chi tiết và phù hợp

với các quy định chuyên môn. Trên cơ sở đề xuất của từng vị trí BGH chỉ đạo bộ phận xây dựng kế hoạch chọn lọc, bổ sung các giải pháp cho đồng bộ với kế hoạch chung của toàn trường.

Để kế hoạch được thực hiện đầy đủ và đảm bảo mục tiêu đề ra, BGH phối hợp với các bộ phận chuyên môn chuẩn bị và huy động các nguồn lực cần thiết nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các kế hoạch.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới hoạt động tổ chức triển khai kế hoạch phòng tránh TNTT, quy định trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ

3.2.3.1. Mục tiêu

Đảm bảo tổ chức triển khai kế hoạch phòng tránh TNTT đến từng thành viên, bộ phận trong nhà trường. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu của từng bộ phận và từng cá nhân với từng hoạt động của nhà trường, trong đó trách nhiệm về đảm bảo an toàn cho trẻ phải được chú trọng hàng đầu. Nếu xảy ra những trường hợp đáng tiếc ngoài người chịu trách nhiệm chính thì vai trò liên đới đối với người đứng đầu phải được quy định rõ ràng. Để từ đó mỗi người xác định được vai trò của bản thân để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

Nhằm tạo sự thống nhất hành động giữa các thành viên trong trường và đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng theo những mục đích, yêu cầu, phương pháp đã được quy định, tạo được hiệu quả trong việc thực hiện kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ nói riêng và trong quá trình quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ nói chung.

3.2.3.2. Nội dung và các thức thực hiện biện pháp

Cần đảm bảo chỉ đạo thông suốt và có sự liên thông chặt chẽ với nhau giữa các bộ phận. Khi tham gia thực hiện hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì BGH cần phân công người phụ trách chính, đồng thời quy định trách nhiệm của người đứng đầu nhằm đảm bảo sự giám sát chặt chẽ các hoạt động thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra.

Mỗi bộ phận trong nhà trường đều có nhiệm vụ riêng phù hợp với năng lực và chuyên môn mình phụ trách cho nên việc quy định trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn cũng cần phải rõ ràng cụ thể. Căn cứ vào kết quả thực hiện hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở những năm trước và tình hình thực tế hiện tại về các nguồn lực của đơn vị. Hiệu trưởng có thể bổ sung thêm trách nhiệm của người phụ trách về công tác giám sát và tránh nhiệm liên đới khi giáo viên không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Hàng tháng, BGH họp rút kinh nghiệm đối với từng nhóm lớp nhằm giải quyết các tình huống pháp sinh và điều chỉnh kế hoạch theo đề nghị của các tổ chuyên môn nhằm thực hiện tối ưu hóa quá trình triển khai kế hoạch.

BGH chỉ đạo các Trưởng khối hướng dẫn GV lập kế hoạch cá nhân cho hoạt động phòng tránh TNTT và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sau khi thống nhất và triển khai kế hoạch chung của toàn trường, BGH chỉ đạo các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch theo tháng, tuần. Từng cá nhân, bộ phận phải nắm chắc tình hình, đặc điểm của nhà trường, của lớp, bộ phận mình phụ trách, từ đó xây dựng bảng kế hoạch có tính khả thi và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. BGH chỉ đạo các tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ của GV để đảm bảo sự xuyên suốt và nhất quán các hành động phù hợp với mục tiêu chung của toàn trường. BGH thiết lập cơ chế hệ thống thông tin trong trường thông suốt, đảm bảo cho những phản ánh của GV, công nhân viên được tiếp nhận hiệu quả, kịp thời thông qua những báo cáo hàng ngày, báo khẩn cấp qua các bộ phận liên quan...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)