Thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng tránhTNTT cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 90 - 100)

Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ được thực hiện bởi nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù của bộ phận đó. Tuy nhiên, hoạt động học tập, vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ lại là một chuỗi liền mạch thống nhất tương đối. Cho nên, việc thống nhất, phối hợp giữa các bộ phận với nhau trong trường nhằm đảm an toàn trong các hoạt động của trẻ là rất cần thiết. Để làm được điều này cần phải có sự chỉ đạo xuyên suốt của BGH nhà trường. Dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình.

Bảng 2.7 là thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.7. Thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

Hiệu trưởng ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thông qua nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.84 0.91 12 3.93 0.879 6

2

Cán bộ quản lí xem xét, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.

3.89 0.892 9 3.88 0.889 7

3

Kiểm tra, đôn đốc nhân viên bảo vệ thắt chặt an ninh, ngăn chặn kịp thời các trường hợp có người lạ đột nhập trái phép. 3.94 0.86 8 3.94 0.837 5 4 Chỉ đạo dùng những thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. 4.09 0.813 3 4.08 0.825 1 5

Chỉ đạo cấp dưỡng tuân theo quy trình bếp ăn một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định.

4.01 0.868 5 4.03 0.829 2

6

Chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm lớp xây dựng nội dung phòng tránh TNTT cho trẻ phù hợp độ tuổi.

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 7 Cử CBQL và GV tham dự học tập, tập huấn về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.

3.88 0.848 11 3.87 0.866 8

8

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường.

4.04 0.856 4 4.02 0.865 3

9

Chỉ đạo giáo viên trang bị cho các trẻ kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra.

3.96 0.798 6 3.73 0.907 12

10

Theo dõi tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.

3.95 0.813 7 3.81 0.884 9

11

Động viên, khen thưởng CB, GV, NV thực hiện tốt phòng tránh TNTT cho trẻ.

4.1 0.814 2 4 0.862 4

12 Phối hợp với phụ huynh trong

phòng tránh TNTT cho trẻ. 4.22 0.801 1 3.81 0.943 9

Trung bình chung 3.98 3.90

Mức đánh giá Thường xuyên Khá

* Về mức độ thực hiện

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác, đôn đốc chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến

kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường trong năm học. Nên hoạt động này rất được BGH các trường quan tâm. Đánh giá về công tác này đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng mức độ thực hiện ở mức thường xuyên. Cụ thể một số nội dung được đánh giá cao là: Phối hợp với phụ huynh trong phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.22 hạng 1) mức độ thực hiện thường xuyên. Ngoài ra công tác động viên, khen thưởng CB, GV, NV thực hiện tốt phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.1 hạng 2) cũng được đánh giá thường xuyên thực hiện. Việc BGH chỉ đạo dùng những thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng (TTB 4.09 hạng 3) cũng được các ý kiến đánh giá ghi nhận thực hiện thường xuyên. Hoạt động tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ GV, CNV trong trường (TTB 4.04 hạng 4) được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên.

Một số nội dung có điểm trung bình khảo sát thấp của nội dung mức độ thực hiện sẽ được trình bày ở phần kết quả thực hiện sau đây.

* Về kết quả thực hiện

Các hoạt động được đánh giá cao ở phần kết quả thực hiện cũng là các nội dung được đánh giá cao của phần mức độ thực hiện, nên người nghiên cứu không trình bày lại. Phần này chỉ trình bày các nội dung có điểm số đánh giá thấp của kết quả thực hiện. Công tác chỉ đạo giáo viên trang bị cho các trẻ kỹ năng tự bảo vệ và phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra (TTB 3.73 hang 12) đánh giá kết quả thực hiện khá. Hay việc chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm lớp xây dựng nội dung phòng tránh TNTT cho trẻ phù hợp độ tuổi (TTB 3.78 hạng 11) cũng chưa được đánh giá cao về kết quả thực hiện. Rồi việc theo dõi tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 3.81 hạng 9) cũng chưa nhận được nhiều ý kiến tích cực. Trên đây là những nội dung có điểm trung bình khảo sát khá thấp so với các nội dung còn lại. Tuy nhiên, mức độ đánh giá những hoạt động này đều đạt mức khá. Dưới đây là những phân tích cụ thể từng nội dung của hoạt động chỉ đạo thực hiện phòng tránh TNTT cho trẻ.

Dưới đây là những phân tích cụ thể từng nội chỉ đạo thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

Nội dung có mức độ chênh lệch cao giữa thực hiện và hiệu quả là sự phối hợp với phụ huynh trong phòng tránh TNTT cho trẻ. Trung bình thực hiện 4.22 xếp hạng 1. Nhưng kết quả thực hiện TB chỉ 3.81 xếp hạng 9. Kết quả này cho thấy mặc dù các nhà quản lí nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp thực hiện giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và đã tích cực triển khai thực hiện, nhưng kết quả lại không đạt như mong muốn. Phỏng vấn nội dung này mã số phỏng vấn CBQL01 cho rằng “Nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên và bảo mẫu là người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh, phối hợp với gia đình các cháu nhằm truyền đạt hay thu nhận những thông tin liên quan đến các bé nhưng quá trình tổ chức triển khai không đạt nhiều hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu xuất phát từ phụ huynh. Gia đình các bé thường nghĩ rằng trách nhiệm này thuộc về nhà trường, cho nên trong các sự phối hợp các cô không nhận được nhiều sự hợp tác từ phụ huynh”. Mã số phỏng vấn GV02 bổ sung thêm “Mỗi khi phát hiện trẻ đến lớp có dấu hiệu bất thường như: trẻ biếng ăn, nôn ói, biểu hiện mệt mỏi…thường thì giáo viên phải gọi điện hỏi phụ huynh về những biểu hiện trước đó ở nhà của các bé, để có phương án xử trí thích hợp. Mọi sự chủ động đều xuất phát từ nhà trường, điều này gây khó khăn nhất định cho các bộ phận tham gia nuôi dạy các bé”. Đây là những thông tin mà người nghiên cứu sẽ lưu ý khi đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Nội dung chỉ đạo dùng thực phẩm với những đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng. Điểm trung bình khảo sát là 3.94 xếp hạng 3. Thứ hạng cho thấy nội dung này được BGH và các bộ phận có liên quan được thực hiện tốt. Vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo an toàn cho trẻ đặc biệt là những trẻ có nhạy cảm với đồ ăn. Hiệu quả thực hiện của nội dung này có điểm trung bình 4.08 xếp hạng 1 của bảng. Điểm số đánh giá cao cho thấy công tác ngày hiện nay tại các trường tuân thủ các yêu cầu theo quy định. Phỏng vấn mã số CBQL bổ sung thêm "thực hiện sự chỉ đạo của các các cơ quan chứng năng, nhà trường tổ chức đấu thầu đối với với các đơn vị cung cấp thực phẩm. Căn cứ vào các tiêu chí quy định của các văn bản hướng dẫn nhà trường

tuân thủ đầy đủ, đồng thời có tham khảo thêm các đơn vị chức năng về thực phẩm như, Ban vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm y tế, Phòng giáo dục… khi quyết định lựa chọn một nhà cung cấp cụ thể nào đó". Đây là những bước rất cần thiết của lãnh đạo các trường cần phải tham khảo cho các đơn vị khác.

Việc chỉ đạo cấp dưỡng tuân theo quy trình bếp ăn một chiều đảm bảo chế độ kiểm tra 3 bước và lưu mẫu thức ăn đúng quy định, điểm trung bình đánh giá khá cao. Phần mức độ thực hiện có điểm số 4.01 độ lệch chuẩn 0.868 xếp hạng 5. Phần kết quả thực hiện điểm trung bình 4.03 độ lệch chuẩn 0.828 xếp hạng 2. Điểm số và thứ hạng cao cho thấy nội dung này được các trường nghiêm túc thực hiện. Tổ cấp dưỡng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Quy trình chế biến phải được tuân thủ từ khâu tiếp phẩm đến khâu chế biến. Trẻ em thường rất nhạy cảm với thức ăn lạ.Tuy nhiên có sự chênh lệch điểm số đáng kể giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Mức độ thực hiện được đánh giá thấp hơn nhưng hiệu quả thực hiện đạt được lại nhận được nhiều sự tin tưởng của những người được hỏi. Điều này cho thấy ý thức của đội ngũ cấp dưỡng rất cao. Tự nhận thức được tầm quan trọng của mình đối với sự an toàn cho trẻ trong ăn uống nên mỗi cá nhân tự biết mình phải làm gì và làm như thế nào nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong ăn uống của trẻ.

Nội dung hiệu trưởng ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thông qua nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ, có điểm trung bình khảo sát là

3.84 xếp hạng 12 của bảng. Điểm khảo sát cho thấy công tác này chưa nhận được nhiều sự quan tâm của hiệu trưởng các trường. Văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình phòng tránh TNTT cho trẻ một mặt giúp cho các bộ phận tham gia hoạt động dễ dàng thực hiện theo hướng dẫn. Mặt khác đây cũng là cơ sở pháp lý ràng buộc giáo viên và các bộ phận có liên quan tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, công tác này lại chưa được nghiêm túc thực hiện cho nên kết quả khảo sát về kết quả thực hiện điểm trung bình cũng khá thấp 3.93. Nhận định về điều này mã số phỏng vấn GV 03 cho rằng “Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ hiện nay tại các trường mặc dù được triển khai khá tốt và giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của công tác này. Tuy nhiên, các văn bản mang tính pháp lý về hướng dẫn cho GV,

CNV thực hiện còn sơ sài. Hiệu trưởng nhiều khi triển khai bằng miệng và hướng dẫn lúc có lúc không. Điều này thực sự gây khó khăn cho giáo viên và các cá nhân khác, đặc biệt là sự phối hợp giữa các bộ phận khác chuyên môn với nhau”. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Văn bản pháp quy về trách nhiệm của những người tham gia thì có nhưng các văn bảng hướng dẫn thực hiện chi tiết còn chưa đầy đủ.

Nội dung CBQL xem xét, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, có điểm trung bình phần mức độ thực hiện là 3.98 độ lệch chuẩn 0.892 xếp hạng 9 của bảng. Với mức độ đánh giá của điểm số như trên, cho thấy CBQL chưa thực sự thực hiện tốt hết chức năng quản lí của mình. Việc đảm bảo an toàn cho trẻ là trách nhiệm thường trực của các bộ phận khác nhau trong nhà trường, nhưng với vai trò quản lí, hiệu trưởng có thể kiểm tra độ thực hiện của từng bộ phận so với kế hoạch đã phù hay hay chưa, để có biệp pháp giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời. Điểm số khảo sát phần kết quả thực hiện cho thấy nội dung này chưa phản ánh đúng tầm quan trọng của nó. Điểm trung bình là

3.88 xếp hạng 7. Phỏng vấn nội dung này mã số GV07 cho rằng “Đa số các nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho trẻ được các tổ chuyên môn triển khai cho từng giáo viên. Trong quá trình thực hiện ít thấy BGH kiểm tra hỗ trợ, nhằm ngăn ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra. Chi khi có sự việc thì BGH mới quy trách nhiệm cho từng cá nhân”. Việc quy trách nhiệm là điều cần thiết, nhằm đảm bảo ý thức của từng cá nhân đối với hoạt động này. Tuy nhiên, BGH cần sâu sát nhằm giúp đỡ hỗ trợ các bộ phận chủ yếu đề phòng ngăn ngừa các tình huống khác nhau trong đảm bảo an toàn cho trẻ có thể xảy ra, hơn là xử lý các tình huống.

Nội dung kiểm tra, đôn đốc nhân viên bảo vệ thắt chặt an ninh, ngăn chặn kịp thời các trường hợp có người lạ đột nhập trái phép, có điểm đánh giá tương đối cao. TB phần mức độ thực hiện là 3.94 độ lệch chuẩn 0.86 xếp hạng 8 của bảng. Phần kết quả thực hiện có điểm số tương đương TB là 3.94 xếp hạng 7. Từ kết quả khảo sát trên đây, cho thấy hoạt động này chưa được các bộ phận được phân công quản lí thực hiện. Việc đôn đốc thực hiện các bộ phận sẽ giúp họ có ý thức hơn trong nhiệm vụ cuả mình. Ngoài ra, quá trình đô đốc nhắc nhở còn giúp các nhà

quản lí xem xét tiến trình thực hiện cũng như giúp đỡ hỗ trợ các bộ phận khi có tình huống nảy sinh. Phỏng vấn nội dung mã số phỏng vấn GV05 cho rằng "Mặc dù xác đinh đây là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng nên hầu hết các bộ phận có liên quan đều ý thức được vai trò trách nhiệm của mình nên các nhiệm vụ được thục hiện khá trôi chảy. Tuy nhiên, có những tình huống cần phải xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền nhưng lại không có, điều này gây không ít khó khăn và lúng túng cho giáo viên. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền còn giúp cho cán bộ, CNV và giáo viên trong toàn trường tự tin hơn khi đưa ra các quyết định của mình". Như vậy có thể thấy, việc cán bộ quản lí thường xuyên đôn đốc kiểm tra các bộ phận thực hiện nghiêm túc kế hoạch không chỉ đảm bảo kế hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra mà đây còn là dịp nhà quản lí nắm bắt được trình độ kỹ năng nhân viên của mình trong phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Do đặc điểm sự phát triển tâm sinh lý khác nhau của lứa tuổi, nên mỗi nhóm lớp đều phải có những quy định riêng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ngoài những quy định chung. Đánh giá về việc chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm lớp xây dựng nội dung phòng tránh TNTT cho trẻ phù hợp độ tuổi. Các ý kiến khảo sát cho rằng công tác này chưa nhận được nhiều sự quan tâm của BGH. Trung bình thực hiện là 3.98

độ lệch chuẩn 0.848 xếp hạng 11. Đánh giá kết quả thực hiện có điểm trung bình

3.78 xếp hạng 7. Thông thường, căn cứu vào kế hoạch chung của trường mỗi nhóm lớp sẽ xây dựng và đề xuất cho ban giám hiệu những nội dung phòng tránh tai nạn của nhóm lớp mình phụ trách. Căn cứ vào nội dung này BGH sẽ bổ sung vào kế hoạch chung và chỉ đạo sự phối hợp từ nhiều bộ phận khác nhau nhằm giúp đỡ hỗ trợ các nhóm lớp. Tuy nhiên, công tác này hiện nay tại các trường chưa được quan tâm thực hiện. Mã số phỏng vấn GV08 cho rằng “Hiện nay giáo viên chủ yếu căn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)