Thực trạng kiểm tra đánh giá thực hiện phòng tránhTNTT cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 100 - 105)

Công tác kiểm tra đánh giá là hoạt động quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả của toàn bộ quá trình. Hoạt động này nếu được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định một mặt sẽ giúp cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ các bước và có hiệu quả cao. Mặt khác qúa trình kiểm tra người quản lí có thể kiểm soát được toàn bộ các bước thực hiện và có những giải pháp phù hợp nhằm điều chỉnh, hỗ trợ những khó khăn mà các bộ phận tham gia thực hiện gặp phải. Dưới đây là kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý đối với hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Bảng 2.8. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

CBQL xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ngay từ đầu năm học.

3.81 0.878 6 3.79 0.907 8

2

Quy định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.

3.76 0.92 8 3.89 0.929 3

3

Phổ biến các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ đến các GV, CNV trong nhà trường. 3.94 0.925 2 3.92 0.893 1 4 Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.

Stt Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 5

Tổ chức thu nhận ý kiến phản hồi của GV, CNV và CM trẻ trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ.

3.84 0.847 4 3.83 0.847 5

6 Thực hiện kiểm tra hoạt động phòng

tránh TNTT cho trẻ tại nhóm lớp. 3.73 0.901 9 3.67 0.881 9 7 Thực hiện kiểm tra hoạt động phòng

tránh TNTT cho trẻ ở ngoài trời. 3.78 0.92 7 3.83 0.905 5 8 Thực hiện kiểm tra hoạt động phòng

tránh TNTT cho trẻ tại nhà bếp. 3.86 0.891 3 3.87 0.872 4

9

Xử lý với những cá nhân, bộ phận thực hiện không đúng những quy định về công tác phòng tránh TNTT cho trẻ.

3.82 0.79 5 3.83 0.798 5

Trung bình chung 3.84 3.84

Mức đánh giá Thường xuyên Khá

* Về mức độ thực hiện

Kết quả khảo sát các nội dung mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá bảng 2.6 cho thấy hoạt động này được các ý kiến khảo sát đánh giá khá cao, cụ thể như sau; Đánh giá hoạt động phổ biến các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ đến các GV, CNV trong nhà trường (TTB 3.98 hạng 2) các ý kiến khảo sát cho rằng được thực hiện thường xuyên. Nội dung quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 3.94 hạng 1) cũng được đánh giá mức thường xuyên. Ngoài ra, việc BGH còn tổ chức thực hiện kiểm tra hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại nhà bếp (TTB 3.86), mức thực hiện

thì còn một số nội dung chưa được đánh giá tốt về mặt điểm số như sau; Việc quy định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 3.76 hạng 8) hay công tác kiểm tra hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại nhóm lớp (TTB 3.73 hạng 9).

* Về kết quả thực hiện

Kết quả thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá của bảng 2.6 có chung đánh giá với các nội dung mức độ thực hiện, nên người nghiên cứu không trình bày lại. Dưới đây sẽ là những phân tích chi tiết về các nội dung của bảng 2.6.

* Phân tích chi tiết từng nội dung

Nội dung quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Được các ý kiến khảo sát đánh giá khá cao. Phầm mức độ thực hiện TB 3.98 xếp hạng 1. Thứ hạng cho thấy CBQL rất quan tâm đến hình thức và phương pháp đánh giá cho nên hoạt động này được các ý kiến khảo sát đánh giá rất cao. Kết quả thực hiện tương quan với mức độ thực hiện, TB 3.9 xếp hạng 2.

Từ đó cho thấy hiện nay công tác đánh giá rất được hiệu trưởng các trường quan tâm. Đây là đấu hiệu tích cực trong việc quản lí thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Chỉ khi các lực lượng tham gia có sự kiểm tra đánh giá hoạt động thường xuyên của các cấp có thẩm quyền thì hoạt động này mới đi vào quy củ và có kết quả cao. Phỏng vấn nội dung này người nghiên cứu thu được các ý kiến như sau. Mã số phỏng vấn CBQL08 cho rằng “Trong quá trình lập kế hoạch cán bộ quản lí rất quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá, cho nên yêu cầu các bộ phận tham gia xây dựng kế hoạch phải rà soát chi tiết các hoạt động của từng bộ phận rồi từ đó đưa ra các chỉ số đánh giá cho từng hoạt động. Đây là cơ sở để xem xét đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và làm số liệu tham khảo khi bình xét thi đua hàng năm. Chính điều này đã tạo ra hiệu ứng rất tốt cho các bộ phận tham gia thực hiện kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”. Mã số phỏng vấn GV02 cho rằng “Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn cho trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là lương tâm của người giáo viên cho nên trong từng hoạt động phòng tránh cho trẻ giáo viên và các bộ phận tham gia làm hết trách nhiệm của mình, nếu không có sự quy định của kế hoạch thì các bộ phận cũng thực

hiện hết vai trò trách nhiệm của mình đối với hoạt động này.”. Từ kết quả phỏng vấn và kết quả khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy, thực trạng hiện nay tại các trường cách thức và thời điểm đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cao.

Nội dung quy định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, có điểm đánh giá khá khác biệt. Phần kết quả thực hiện TB 3.78 xếp hạng 8, thứ hạng thấp cho thấy việc xây dựng các tiêu chí cụ thể phù hợp với tình hình của nhà trường cũng như của từng bộ phận chưa được quan tâm. Nhưng kết quả đánh giá của khảo sát lại cho thấy hoạt động này được thực hiện ở mức độ khá cao. TB 3.89 xếp hạng 3. Điểm số và thứ hạng cho thấy, mặc dù các quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá nhưng các kết luận về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hàng tháng, hàng năm vẫn đảm bảo đúng các yêu cầu mặc dù chưa cụ thể và chi tiết. Các quy định về kiểm tra càng chi tiết thì công tác đánh giá càng công khai và minh bạch, điều này tạo ra hiệu ứng tốt cho các bộ phận khi xem kết quả đạt được làm các tiêu chí đánh giá xếp loại. Kết quả khảo sát cho thấy ý thức của các bộ phận tham gia hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất cao, tin thần tự giác được phát huy trong công việc.

Nội dung CBQL xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ngay từ đầu năm học. Có điểm trung bình thực hiện 3.81 độ lệch chuẩn 0.878 xếp hạng 6. Phần kết quả thực hiện điểm trung bình 3.79 độ lệch chuẩn

0.907 xếp thứ hạng 8 của bảng. Nhận định của khảo sát cho thấy công tác này được thực hiện ở mức độ chưa cao, khi lập kế hoạch. Nếu hoạt động kiểm tra đánh giá không được chuẩn bị chu đáo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quá trình triển khai và thực hiện hoạt động. Kế hoạch kiểm tra đánh giá một mặt đảm bảo cho các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, còn giúp các nhà quản lí kiểm soát điều chỉnh được toàn bộ quá trình. Kết quả khảo sát cho thấy, việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá từ đầu năm học hiện nay chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Nội dung có điểm khảo sát thấp nhất bảng là thực hiện kiểm tra hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại nhóm lớp, TB thực hiện 3.73 xếp hạng 9. Phần kết quả thực hiện TB 3.67 cũng xếp hạng 9. Điểm số và thứ hạng thấp cho thấy, việc

các bộ phận chức năng thực hiện kiểm tra tại lớp học chưa được thực hiện thường xuyên. Thông thường khi triển khai kế hoạch cán bộ quản lí thường giao trách nhiệm cho từng bộ phận phụ trách và chỉ kiểm tra khi có những tình huống xảy ra. Điều này, gây không ít khó khăn cho những người thực hiện. Công tác kiểm tra của BGH một mặt nhằm duy trì và đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng yêu cầu, mặt khác qua công kiểm tra của BGH còn giúp đỡ hỗ trợ các bộ phận giải quyết các khó khăn về cơ sở vật chất về các nguồn lực tham gia thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá công tác này hiện nay còn yếu tại các đơn vị khảo sát. Phỏng vấn nội dung này mã số GV04 cho rằng “ Hiện nay mọi hoạt động tai lớp học đều do giáo viên phụ trách, trong đó công tác tổ chức sắp xếp bố trí không gian lớp học, phòng vệ sinh của các bé đều do giáo viên phụ trách thực hiện theo kế hoạch. Nếu có vấn đề gì nảy sinh trong quá trình thực hiện thì giáo viên đề xuất xin ý kiến của ban giám hiệu, còn việc BGH thường xuyên sâu sát chỉ đạo, hướng dẫn cách thức bố trí các vật dụng, đồ chơi để phòng trách có hiệu quả hơn thì ít khi được quan tâm thực hiện”. Điều này cho thấy, cán bộ quản lý các đơn vị khảo sát chưa thực sự quan tâm chi tiết đến các bộ phận khi thực hiện kế hoạch.

Cùng có đánh giá tương tự là nội dung thực hiện kiểm tra hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở ngoài trời. Trung bình thực hiện là 3.78 xếp hạng 7. Kết quả thực hiện TB 3.83 xếp hạng 5. Từ những đánh giá của khảo sát cho thấy. Việc kểm tra các hoạt động phòng tránh tai nạn cho trẻ trẻ ở những khu vực vui chơi hoạt động ngoài lớp học của các bộ phận chưa được BGH quan tâm nhiều. Đây là môi trường thường dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ, nếu giáo viên và các bộ phận được giao nhiệm vụ lơ là không quan tâm sẽ dễ đẫn đến những tình huống đáng tiếc.

Kiểm tra đánh giá là hoạt động vừa mang tính đảm bảo mục tiêu được thực hiện đồng thời đây cũng là hoạt động nhằm điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch. Vì vậy, kiểm tra đánh giá không phải là khâu cuối cùng của toàn bộ hoạt động, mà kiểm tra đánh giá luôn luôn hiện diện trong mỗi nội dung được thực thi. Từ kết quả khảo sát các nội dung của bảng 2.6 trên đây người nghiên cứu có một số nhận định sau đây:

Về mức độ thực hiện nhìn chung các nội dung được thực hiện khá đầu đủ như: Quy định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Phổ biến các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ đến các GV, CNV trong nhà trường. Thực hiện kiểm tra hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại nhà bếp. Tuy nhiên, cũng còn một số nội dung chưa được quan tâm thực hiện ở mức độ cao như: Thực hiện kiểm tra hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tại nhóm lớp. Quy định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Đánh giá chung mức độ thực hiện các nội dung quản lí phòng tránh tai nạn cho trẻ hiện nay tại các trường là thường xuyên. Về kết quả thực hiện đánh giá chung đạt mức Khá.

Những tồn tại trong công tác kiểm tra đánh giá của bảng 2.6, người nghiên cứu sẽ xem xét và có những đề xuất phù hợp nhằm cải thiện, nâng cao hoạt động này trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)