Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu, vạch ra quy trình các bước thực hiện đồng thời lên phương án huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo thực hiện kế họach đạt được mục tiêu. Bảng 2.5 là kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ tại các trường mầm non công lập quận Tân Bình.
Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL, GV về lập kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ
Stt Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
TTB ĐLC Thứ hạng TTB ĐLC Thứ hạng 1 CBQL có thu thập và phân tích thông tin về tình hình sức khỏe, thể lực, tâm lý của trẻ trong nhà trường.
4.05 0.816 8 4.61 0.509 1
2 Có thu thập và phân tích thông tin về
công tác phòng bệnh cho trẻ. 4.59 0.542 1 4.57 0.554 3
3
Có thu thập và phân tích thông tin về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.51 0.61 3 4.5 0.593 4
4
Có thu thập và phân tích thông tin về các điều kiện vật chất để đảm bảo an toàn cho trẻ.
4.43 0.654 5 4.38 0.661 6
5
Có thu thập và phân tích thông tin về công tác dự phòng, sơ cứu, cấp cứu khi xảy ra tai nạn.
4.25 0.733 7 4.21 0.754 8
6
Thu thập và phân tích thông tin về tinh thần trách nhiệm của CB, GV, CNV trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ.
4.45 0.616 4 4.28 0.881 7
7
Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu để phòng tránh TNTT cho trẻ.
4.31 0.66 6 4.46 0.583 5
8 Có thiết lập các mục tiêu của hoạt
động phòng tránhTNTT cho trẻ. 4.56 0.546 2 4.61 0.51 1
Trung bình chung 4.39 4.45
Mức đánh giá Rất thường xuyên Tốt
Lập kế hoạch là quá trình thu thập và xử lý thông tin lên quan đến hoạt động sẽ được tiến hành trong tương lai. Đối với kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, nhà quản lí phải có được các dữ kiện thông tin từ nhiều bộ phận khác nhau trong nhà trường, nhằm hệ thống hóa cơ sở của bản kế hoạch, sao cho có sự thống nhất liên thông hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân khi tham gia thực hiện bản kế hoạch. Sau đây chúng tôi phân tích thực trạng quá trình lập kế hoạch của hiệu trưởng các trường tham gia khảo sát.
- Về mức độ thực hiện
Các ý kiến tham gia khảo sát đánh giá khá cao về công tác lập kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Cụ thể như sau; Quá trình lập kế hoạch các bộ phận tham gia có thu thập và phân tích thông tin về công tác phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường (TTB 4.59) điểm số này tương đương mức nhận định thực hiện rất thường xuyên. Ngoài ra việc xác định mục tiêu cho các hoạt động hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.56) cũng được đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên. Xác định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nội dung quan trọng trong phòng tránh TNTT cho trẻ cho nên việc thu thập và phân tích thông tin có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được thực hiện rất thường xuyên khi xây dựng kế hoạch (TTB 4.51).
Một số nội dung có điểm số khảo sát thấp hơn như; Có thu thập và phân tích thông tin về công tác dự phòng, sơ cứu, cấp cứu khi xảy ra tai nạn (TTB 4.25). CBQL có thu thập và phân tích thông tin về tình hình sức khỏe, thể lực, tâm lý của trẻ trong nhà trường (TTB 4.05) và Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu để phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.31). Điểm nhận định mức độ thực hiện thấp nhưng không đáng kể. TTB của các nội dung đều trong mức đánh giá thường xuyên cho nên, có thể kết luận mức độ thực hiện các nội dung lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được các trường thực hiện quan tâm và thực hiện thường xuyên.
- Về kết quả thực hiện
TTB đánh giá kết quả thực hiện khá cao, trong đó hai nội dung: CBQL có thu thập và phân tích thông tin về tình hình sức khỏe, thể lực, tâm lý của trẻ trong nhà
trường và thiết lập các mục tiêu của hoạt động hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.61) đều được đánh giá cao nhất mức tốt. Có thu thập và phân tích thông tin về công tác phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường (TTB 4.57) theo đánh giá kết quả đạt mức tốt. Tuy nhiên, nội dung “CBQL có thu thập và phân tích thông tin về tình hình sức khỏe, thể lực, tâm lý của trẻ trong nhà trường” (TTB thực hiện 4.05 mức thường xuyên. TTB kết quả 4.61 mức tốt). Giải thích điều này CBQL 03 cho rằng “việc thu thập các thông tin có liên quan đến sức khỏe của trẻ được BGH thực hiện thông qua nhiều nguồn khác nhau; cha mẹ trẻ, bộ phận y tế, tổ trưởng chuyên môn, rồi mới đến giáo viên phụ trách lớp. Có điểm số đánh giá như trên có thể xuất phát từ việc giáo viên (đối tượng khảo sát đa số, chi phối điểm số khảo sát) chưa nắm hết được các nguồn mà BGH lấy thông tin”.
Về các nội dung có đánh giá kết quả thực hiện thấp trùng với các nội dung đã được nêu ở phần mức độ thực hiện. Sau đây là một số phân tích chi tiết:
Nội dung thu thập và phân tích thông tin về công tác phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường, được đánh giá cao. Trung bình thực hiện 4.59 xếp hạng 1. Theo kết quả khảo sát thì công tác này rất được các nhà quản lí quan tâm. Vì nếu không làm tốt thì không chỉ ảnh hưởng một vài cháu nhiều khi còn ảnh hưởng tới toàn trường đặc biệt là những bệnh có sự lây nhiễm cao. Kết quả thực hiện có điểm trung bình 4.57 xếp hạng 3. Đây là nội dung khá quan trọng cho nên các nhà quản lí rất chú trọng trong việc thu thập thông tin để lập kế hoạch.
Kết quả khảo sát nội dung thu thập và phân tích thông tin về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy công tác này cũng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà quản lí. Điểm trung bình thực hiện 4.51 độ lệch chuẩn 0.610 xếp hạng 3. Từ đó cho thấy trong công tác lập kế hoạch phòng chống tai nạn cán bộ quản lí đã chú trọng thu thập và phân tích các điều kiện nhằm đưa ra kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các bộ phận khác nhau, đặc biệt là nhân viên y tế và cấp dưỡng. Phân tích các thông tin liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp nhà quản lí lập kế hoạch có hệ thống hơn từ khâu lưa chọn nhà cung cấp, chế biến, cho trẻ ăn và xử lý bước đầu các trường hợp ngộ độc thực phẩm… CBQL 02 cho rằng “Việc các thông tin liên quan đến vệ sinh an tòan thực phẩm hiện nay gặp một số khó khăn
cho nhà quản lý như; đơn vị cung cấp chậm xuất trình được các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, cơ sở trang thiết bị kiểm tra nhanh thực phẩm an toàn còn hạn chế, không có cán bộ chuyên sâu, sự hỗ trợ của ngành chức năng không dược thường xuyên… đây cũng là những yếu tố gây khó khăn cho hiệu trưởng khi lập kế hoạch ”. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau, cho nên việc phối hợp thực hiện là hết sức cần thiết.
Nội dung CBQL có thu thập và phân tích thông tin về tình hình sức khỏe, thể lực, tâm lý của trẻ trong nhà trường, điểm trung bình mức độ thực hiện 4.05 xếp hạng 8 của bảng. Thứ hạng thấp cho thấy hoạt động này của nhà quản lí không được đánh giá cao. Nghĩa là khi lập kế hoạch hiệu trưởng chưa hệ thống hóa được đầy đủ một số các dữ kiện liên quan đến đến đảm bảo an toàn cho trẻ. Độ lệch chuẩn 0.816
cho thấy có sự không đồng đều trong đánh giá hoạt động này. Phần kết quả thực hiện TTB rất cao 4.61 xếp hạng 1. Lý giải về điều này GV03 cho rằng “Bản kế hoạch là cơ sở định hướng cho giáo viên và các bộ phận có liên quan. Trong khi đó phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ thường xuyên đi vào nhận thức của từng cá nhân. Cho nên hoạt động này luôn được cán bộ giáo viên ưu tiên thực hiện khi tham gia các hoạt động trong nhà trường vì vậy kết quả thực hiện được đánh giá cao là bình thường”. Từ đó có thể thấy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng trong phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Cùng nội dung này GV06 cho rằng: “Các nhà quản lí nhiều khi kiểm soát tình hình thông tin để lập kế hoạch chưa sâu sát, có khi dựa vào ý chí chủ quan của mình để lập kế hoạch. Cho nên gây không ít khó khăn cho một số bộ phận khi thực hiện kế hoạch.” Đây là điều cần phải lưu ý, mặc dù người đứng đầu cơ sở có khi nắm rất rõ tình hình nhà trường mà mình được giao phụ trách nhưng mọi sự biến động có thể xảy ra, cho nên khi lập kế hoạch nên tham khảo ý kiến của từng bộ phận khác nhau sẽ cho nhà quản lí các thông số và dữ kiện đầu đủ và cụ thể hơn.
Nội dung thu thập và phân tích thông tin về các điều kiện vật chất để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cơ sở vật chất đóng vai trò không nhỏ trong việc phòng tránh tai nạn cho trẻ. Với điều kiện nhà quản lí phải biết cách tận dụng những thế mạnh
và khắc phục được những khó khăn đối với trang thiết bị của nhà trường. Đánh giá về việc nắm được các thông tin về thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường để lập kế hoạch. Các ý kiến khảo sát cho rằng mức độ thực hiện thường xuyên TB 4.43
kết quả đánh giá mức tốt TB 4.48. Nhận xét về nội dung này mã số phỏng vấn GV04 cho rằng “Những tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ chủ yếu có nguyên nhân từ cơ sở vật chất xuống cấp của nhà trường. Sâu chơi đóng rong rêu, đồ chơi trải qua thời gian ít được bảo dưỡng, đồ dùng phụ vụ dạy học vui chơi cho trẻ chủ yếu do thời gian… nếu giáo viên không để ý quan sát trẻ thì dễ dẫn đến tai nạn thương tích không đáng có”. Để kế hoạch được lập chu đáo nhà quản lý cần thu thập thông tin về cơ sở vật chất từ nhiều bộ phận phụ trách khác nhau trong nhà trường. Tránh áp đặt ý chí chủ quan của mình khi lên kế hoạch thực hiện.
Khi xảy ra tai nạn thương tích của trẻ, việc đầu tiên là giáo viên và cán bộ công nhân viên phải biết cách xử trí bước đầu đúng yêu cầu quy định nhằm hạn chế tối đa những tình huống đáng tiếc sau này cho trẻ. Để thực hiện được điều đó, bảng kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ phải có hướng dẫn chi tiết cụ thể cho cho cán bộ giáo viên. Đánh giá về hoạt động này các ý kiến khảo sát cho rằng mức độ thực hiện có thực hiện thường xuyên TB 4.25 và đánh giá kết quả thực hiện ở mức tốt TB 4.21. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn khá cao 0.733 và 0.754 cho thấy vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng tình với nhận định trên. Một vài ý kiến cho rằng quá trình thu thập thông tin về quy trình xử lý tình huống xảy ra đối với trẻ của nhà quản lí chưa thực sự đảm bảo và thường gây khó khăn cho những người tham gia sơ cứu ban đầu cho trẻ.
Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm đánh giá của khảo sát là thu thập và phân tích thông tin về tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Điểm trung bình mức độ thực hện là 4.45 xếp hạng 4. Độ lệch chuẩn 0.616 cho thấy các ý kiến được hỏi không có sự phân tán so với nhận định. Mặc dù được đánh giá cao nhưng kết quả thực hiện của nội dung này lại chưa tương xứng. Trung bình khảo sát là 4.28
xếp hạng 7. Thứ hạng khá thấp, chỉ ra rằng cán bộ quản lí chưa thực sự quan tâm nhiều đến tinh thần trách nhiệm của các cá nhân trong nhà trường về phòng tránh tai
nạn cho trẻ. Chỉ khi nắm bắt được tin thần thái độ chung của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong toàn trường thì hiệu trưởng mới có biện pháp phù hợp để bản kế hoạch hoạt động được hoàn thiện và triển khai thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Theo khảo sát kết quả thực hiện hiện nay về công tác này chưa cao.
Nội dung được đánh giá cao nhất bảng về hiệu quả thực hiện là có thiết lập các mục tiêu của hoạt động hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Trung bình thực hiện 4.56 xếp hạng 2 hiệu quả thực hiện trung bình 4.61 xếp hạng 1. Như vậy việc quy định cụ thể những công việc phải đạt được cho từng bộ phận khi thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ được thể hiện cụ thể trong bản kế hoạch. Điều này một mặt tại điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lí dễ dàng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ chức năng mặt khác cũng giúp cán bộ, giáo viên, nhân trong nhà trường có ý thức, trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Lập kế hoạch phòng tránh tai tạn thương tích cho trẻ là hoạt động quan trọng của nhà quản lí nhằm tạo được sự an toàn cho trẻ đồng thời đảm bảo trách nhiệm và uy tín của nhà trường đối với phụ huynh và xã hội. Nếu bảng kế hoạch đầu đủ chi tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia dẽ dàng hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ của từng cá nhân. Căn cứ vào bảng kế hoạch cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn trường ý thức được vai trò trách nhiệm của bản thân đối với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ của từng các nhân trong những nội dung kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Đánh giá chung thực trạng quản lí lập kế hoạch hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiện nay của các nhà quản lí về mức độ thực hiện rất thường xuyên kết quả thực hiện đạt mức tốt. Kết quả nhận định cho thấy tầm quan trọng của công tác này trong tổng thể hoạt động chung của việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận các nhà quản lí cần chú ý những điều sau đây khi lập kế hoạch cho hoạt động này; Thu thập thông tin phải sát với thực tế của nhà trường, cần tính đến những rủi ro do cơ sớ vật chất cũ kỹ có thể mang lại. Thường xuyên tác động vào ý thức của các bộ phận tham gian nhằm làm cho họ hiểu được vai trò trách nhiệm của mình. Tăng cường huy động tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm thực hiện tốt nhất có thể bản kế hoạch. Cần lấy ý kiến
tham gia của các bộ phận khi xây dựng cũng như khi hoàn thiện, nhằm tranh thủ những sáng kiến đột phá trong phòng tránh tai nạn của các cá nhân tổ chức trong toàn trường.