Nguyên nhân chủ yếu về những hạn chế của thực trạng hiện nay trong công tác quản lí phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, theo đánh giá của người nghiên cứu gồm những nguyên nhân sau đây:
Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lí hiện nay về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phòng tránh TNTT của giáo viên chưa thực sự sâu sát.
Năng lực của đội ngũ tham gia hoạt động không đồng đều về cách thức thực hiện kế hoạch của nhà trường về phòng tránh tai nạn cho trẻ.
Cơ sở vật chất ở các trường mầm non chưa được cán bộ quản lí quan tâm, các trang thiết bị xuống cấp không được sửa chữa thay thế kịp thời nên ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện kế hoạch.
Các nội dung trong kế hoạch được xây dựng nhiều chỗ còn sơ sài, không phản ánh hết được các rủi ro có thể gây tai nạn cho cho trẻ.
Việc kiểm tra của các bộ phận quản lí chưa sâu sát ở một số nội dung trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, nên dẫn đến các bộ phận thực hiện nhiều khi còn mang tính đối phó.
Công tác thi đua khen thưởng của hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến tâm lý chưa thực sự thoải mái trong các bộ phận thực hiện.
Việc nhận điện các yếu tố tác động của cán bộ quản lí chưa sâu sát nên quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc xảy ra phải xử lí.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 là kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ trẻ về thực trạng hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non công lập quận Tân Bình. Quá trình thu thập và phân tích số liệu người nghiên cứu có một số nhận định sau đây:
Về thực trạng công hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, CBQL các trường nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động này nên đã triển khai và phân công kế hoạch chi tiết và đầy đủ cho các bộ phận. Nhận thức của GV, CNV trong toàn trường về hoạt động này được đánh giá khá tốt. Cơ sở vật chật được trang bị, sửa chữa phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về phòng tránh tai nạn cho trẻ. Quá trình thực hiện của các bộ phận tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, nên kết quả nhận được đáng được khích lệ. Tuy nhiên, còn một số hạn chế của thực trạng sau đây cần được khắc phục như: Cần nâng cao trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Bổ sung và hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng kế hoạch nhằm chi tiết hóa các nội dung để các bộ phận khi tham gia thực hiện không bị lúng túng trong khi thực hiện kế hoạch hoặc xử lý các vấn đề nảy sinh.
Về thực trạng quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn cho trẻ. Quá trình xây dựng kế hoạch cần thu thập thông tin của các bộ phận trong toàn trường một cách đầy đủ và chính xác hơn. Các nội dung của kế hoạch phải bao quát hết được các vấn đề có thể tạo ra tình huống không mong muốn cho trẻ, từ đó định hướng cho các bộ phận phòng tránh một cách hiệu quả. Cần gắn trách nhiệm của cá nhân đối với hiệu quản của nhiệm vụ được giao. Từ đó nâng cao ý thức cho CB, GV, CNV khi thực hiện kế hoạch.
Các số liệu thu được từ khảo sát được phân tích trong chương 2 là dữ liệu quan trọng cho người nghiên cứu tham khảo và đưa ra những đề xuất phù hợp với tình hình thực tế. Nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non tại các trường trên địa bàn quận Tân Bình.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH