Chức năng quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 38 - 49)

ở trường mầm non

Thông qua các chức năng quản lí, chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Chức năng quản lí bao gồm:

1.4.2.1. Chức năng lập kế hoạch

Chức năng lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lí của nhà trường. Theo hai tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin) để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường” (Nguyễn Vũ Bích Hiền, Bùi Minh Hiền, 2015).

Do vậy, thực hiện chức năng lập kế hoạch trong công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ là lập ra những kế hoạch nhằm đảm bảo công tác an toàn cho trẻ với mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng và xác định các điều kiện tương ứng cho việc thực hiện các mục tiêu.

Lập kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non bao gồm các công việc sau:

- Thu thập thông tin, phân tích thực trạng: Người quản lí cần thu thập và phân tích các thông tin sau:

+ Thông tin về việc bảo vệ an toàn cho trẻ là những thông tin mô tả về tình hình sức khỏe, thể lực, tâm lý và tính mạng của trẻ liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại cơ sở GDMN và của gia đình, cộng đồng. Chẳng hạn như: Tổng số

trẻ, số trẻ theo độ tuổi được chăm sóc, nuôi dạy tại trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; Tình hình sức khỏe của trẻ; Các vấn đề về chăm sóc, nuôi dạy trẻ liên quan bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ; Công tác sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra với trẻ (công tác dự phòng, sơ cứu, cấp cứu khi xảy ra tai nạn); Mối quan hệ giữa cô giáo, người trông trẻ và trẻ.

+ Thông tin về phòng bệnh và an toàn cho bé: Công tác phòng tránh tai nạn nói chung và một số tai nạn thường gặp đối với trẻ của trường, lớp, nhóm.. .Tình hình bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ cần sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn của cô giáo và người trông trẻ. Số trẻ sử dụng các biện pháp phòng bệnh: uống thuốc ngừa, vắc-xin...

+ Thông tin nguồn lực, nhân lực: cơ cấu các phòng ban (giáo viên, nhân viên, cấp dưỡng, y tế, bảo vệ.), số lượng và chất lượng giáo viên, nhân viên. CSVC: Phòng, nhóm, lớp, sân chơi, phương tiện dạy học, chăm sóc trẻ. Thông tin: bao gồm những văn bản quy định về trẻ em, chăm sóc và giáo dục trẻ, các thông tin quản lý sổ sách, báo cáo, kết quả việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Kinh phí cho hoạt động y tế, chăm sóc an toàn cho trẻ.

- Xác định các mục tiêu, bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung này là những mục tiêu nhà trường cần đạt được trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ được nêu tại mục 1.3.2 trong đề tài này. Từ mục tiêu chung đó, các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải tự xây dựng các mục tiêu của mình. Các mục tiêu cụ thể này thường được định dạng qua các chỉ số thực hiện, mang các đặc điểm cụ thể, có thể đo được, định lượng được, được giới hạn về thời gian, mang tính khả thi và phải phục vụ cho mục tiêu chung của trường. Mục tiêu xây dựng cần phải đầy đủ các tiêu chí sau: đối tượng, hoạt động rõ ràng (có thể đo lường được). Có thời gian, địa điểm rõ ràng, khả thi, phù hợp với thực tiễn của cơ sở GDMN (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2005).

Ví dụ: năm học 2018 - 2019 trường mầm non A phấn đấu: 100% nhóm lớp đạt tiêu chuẩn nhóm, lớp, an toàn về phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ.

- Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu để phòng tránh TNTT cho trẻ. Đó là các nguồn lực về nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực

và thời gian. Thao tác này sẽ giúp nhà quản lí chủ động trong việc khai thác và đáp ứng kịp thời những nguồn lực trong quá trình thực hiện công tác phòng tránh TNTT cho trẻ. Trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ cần xem xét việc tổ chức bộ máy nhân sự đảm bảo công tác an toàn cho trẻ, xác định chỉ tiêu an toàn cần đạt, xác định kinh phí, các điều kiện CSVC và thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2005).

- Quyết định về cách thức, phương pháp hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần tiến hành để đạt mục tiêu. Sự lựa chọn và quyết định những hoạt động cần thiết liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức nhân sự, sử dụng nguồn tài lực và vật lực để mang lại hiệu quả cao trong công tác mà tránh được những lãng phí không cần thiết. Thao tác này được thể hiện trong các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, cụ thể, chi tiết... mà người quản lí công tác phòng tránh TNTT cho trẻ đã xây dựng những chương trình hành động, biện pháp thực hiện, mục tiêu, thời gian, đối tượng triển khai...sao cho thực hiện đạt kết quả, chỉ tiêu đề ra là an toàn tuyệt đối về tính mạng, sức khỏe cho trẻ học tập, vui chơi trong môi trường mầm non (Nguyễn Vũ Bích Hiền, Bùi Minh Hiền, 2015). Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu đó, có thể có nhiều biện pháp mà người quản lí đưa ra, từ đó, xác định những biện pháp tối ưu cần thực hiện (Phan Thị Châu và Trần Thị Sinh, 2000). Lựa chọn giải pháp là một bước rất quan trọng trong quá trình quản lí. Cần thực hiện nguyên tắc nguyên nhân nào - biện pháp đó. Xác định phương pháp thực hiện, mỗi biện pháp có một hoặc nhiều phương pháp thực hiện tương ứng.

Thông qua chức năng lập kế hoạch trong công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ có thể đánh giá phần nào vai trò, hiệu quả của người làm quản lí trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, thể hiện tính chuyên nghiệp, mức độ quan tâm, năng lực của người quản lí đối với vấn đề này. Kế hoạch được nhà quản lí xây dựng có khả thi hay không, có mang tính khoa học hay không, có cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, nguồn lực cụ thể của trường mầm non đó hay không.

Do vậy, để thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch, nhà quản lí cần coi trọng khâu tiền kế hoạch là các hoạt động dự báo, điều tra, thăm dò, phân tích thực trạng của tổ chức. Việc nắm bắt được thông tin này sẽ là căn cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu và nội dung kế hoạch nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện kế hoạch.

Để chức năng kiểm tra được thực hiện đúng yêu cầu của kế hoạch, nhà quản lý cần thành lập bộ phận kiểm tra. Căn cứ vào kế hoạch phòng tránh tai nạn cho trẻ đã được phê duyệt, bộ phận kiểm tra thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các bộ phận tham gia, đồng thời có những kiến nghị cần thiết lên BGH.

1.4.2.2. Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị trong nhà trường, thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí, tổ chức phân bổ công việc, quyền hạn và các nguồn lực để thực hiện thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường (Nguyễn Vũ Bích Hiền và Bùi Minh Hiền, 2015). Tổ chức là sắp đặt con người, công việc một cách khoa học, hợp lý. Tổ chức bao gồm các nội dung: Xây dựng bộ máy tổ chức. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận và cá nhân. Lựa chọn phân công cán bộ. Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo bộ máy. Xác lập cơ chế phối hợp trong tổ chức. Khai thác tiềm năng, tiềm lực của tập thể và cá nhân. Làm cho các bộ phận riêng lẻ kết hợp được với nhau thành hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2005).

Con người là nhân tố thiết yếu nhất trong tổ chức phòng tránh TNTT cho trẻ. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng tránh TNTT cho trẻ. Do vậy, người quản lí công tác phòng tránh TNTT cho trẻ phải xây dựng bộ máy hoạt động trong lĩnh vực này và cần phải quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, tố chức, phòng ban khi thực hiện nội dung phòng tránh TNTT cho trẻ:

- Trách nhiệm của Hiệu trưởng: Hiệu trường vừa là người thiết kế, vừa là người thi công, do vậy sau khi xây dựng kế hoạch với những giải pháp cụ thể đảm

bảo an toàn cho trẻ thì tiến hành thông báo, triển khai kế hoạch thực hiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường về công tác phòng tránh TNTT cho trẻ; Từ đó tổ chức nhân sự, bộ máy, phân công cho từng cá nhân, bộ phận trong nhà trường về vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ đồng thời xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên, thiết lập mối quan hệ quản lí và mức độ can thiệp khi cần đặc biệt trong những tình huống cấp bách, bất ngờ; Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần; Tham mưu với Phòng GD&ĐT để cử cán bộ quản lí và giáo viên tham dự học tập, tập huấn về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Trang bị, cung cấp thêm những thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời phù hợp điều kiện nhà trường để đáp ứng đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy, học và đảm bảo hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (Phạm Thị Phước, 2015).

-Trách nhiệm của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non, phó hiệu trưởng cần thực hiện các công việc cụ thể như sau: xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi các hoạt động chuyên môn nhằm phòng tránh TNTT cho trẻ trong quá trình dạy và học. Tổ chức, quản lí, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn một cách có nề nếp, khoa học và hiệu quả, an toàn. Phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra và lập kế hoạch trang bị, nâng cấp CSVC phục vụ dạy và học. Thường xuyên chăm lo công tác vệ sinh, môi trường, quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và giữ gìn cảnh quan trường học. Tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng tới sự an toàn cho trẻ.

- Trách nhiệm của giáo viên được quy định rõ tại Điều 35 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT hợp nhất Quyết định về Điều lệ Trường mầm non, trong đó nhiệm vụ bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em được đặt lên trên hết cùng với nhiệm vụ thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình GDMN. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần phải trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em

cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).

Giáo viên là chủ thể thực tiếp của quá trình CS - GD trẻ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, trong đó có việc phòng tránh TNTT cho trẻ. Vì thế GV mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp phòng tránh TNTT cho trẻ. Đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động CS - GD trẻ và hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ - yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi CBQL phải quản lí đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của trường. Quản lí, xây dựng đội ngũ giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được an toàn và có uy tín với CMHS với cộng đồng (Phan Thị Châu và Trần Thị Sinh, 2000).

- Trách nhiệm của nhân viên (nhân viên y tế, bảo vệ, cấp dưỡng) dựa trên kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng, tuy nhiên luôn cần đảm bảo những nhiệm vụ về nội quy nhà trường, quy chế chuyên môn nghề nghiệp; Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường; Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ; Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Đối với nhân viên y tế, khi được tuyển dụng phải có trình độ chuyên môn (từ trung cấp y tế trở lên) để phối hợp cùng BGH, giáo viên trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nhiệm vụ được giao phải đảm bảo tính chuyên môn, hỗ trợ nhà quản lí trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe, xử lý các tình huống sơ cấp cứu và phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại cơ sở giáo dục.

với việc xác định khối lượng công việc và từ đó kéo theo sự phân phối các nguồn lực, thiết lập bộ máy quản lí và thực hiện chuyên môn hóa cho các bộ phận của tổ chức nhằm mục tiêu phòng tránh TNTT môi trường nuôi dạy trẻ. Như vậy, thực hiện chức năng tổ chức là tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức quản lí của nhà trường trên cơ sở kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ. Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu. Mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của nhà trường (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2005).

1.4.2.3. Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là những hoạt động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong quá trình quản lí vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành công việc nhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục diễn ra có kỷ cương và trật tự. Nội dung bao gồm: Nắm quyền chỉ huy điều hành công việc, hướng dẫn thực hiện; Theo dõi giám sát tiến trình công việc; Kích thích, khuyến khích, động viên kịp thời; Điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp chỉnh lý khi cần thiết (Phạm Thị Phước, 2015).

Chức năng chỉ đạo là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Bởi lẽ những kế hoạch nhằm phòng tránh TNTT cho trẻ là do người quản lí xây dựng. Công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ có đi đúng hướng, đúng nội dung như kế hoạch đã đề ra hay không phụ thuộc rất lớn vào chức năng chỉ đạo của người quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ. Làm tốt chức năng này sẽ tránh được nhiều vấn đề khó khăn như: không gây hoang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)