Để quản lí hoạt động hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, TP.HCM đạt hiệu quả thì mỗi nhà trường cần thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Trong đó “Biện pháp 1” là biện pháp rất quan trọng. Nhóm biện pháp này giúp nâng cao nhận thức của GV, công nhân viên, giúp họ nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng. Biện pháp này có ý nghĩa tiên quyết, nền tảng để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác.
Các biện pháp 2, 3, 4, 5 là những biện pháp điều kiện để giúp CBQL, GV, công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác phòng tránh TNTT cho trẻ.
Đặc biệt ở “ Biện pháp 6”, người CBQL không chỉ tập trung vào các điều kiện và đối tượng quản lí, nhưng còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ, kĩ năng quản lí cho chính chủ thể quản lí đồng thời quan tâm động viên, kích thích, giúp cán bộ giáo viên, nhân viên tạo động lực cho quá trình thực hiện công tác phòng tránh TNTT cho trẻ đạt hiệu quả hơn . Đây chính là nhóm biện pháp giúp cho người quản lí có đủ tầm nhìn và năng lực để thực hiện tốt những nhóm biện pháp khác. Nhóm biện pháp này cũng mang tính sáng tạo và mới mẻ, có giá trị cao trong thực tiễn vì chưa có nhiều những đề tài nghiên cứu hoạt động quản lí đề cập đến trong phần biện pháp của mình.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Phương pháp khảo sát
Người nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp. Với năm mức độ lựa chọn, các đối tượng khảo sát căn cứ vào tính cần thiết và khả năng áp dụng các biện pháp vào thực tế để lựa chọn mức độ phù hợp.