1.3.2. Mục đích hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non mầm non
Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhằm tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập, vui chơi lành mạnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng, tránh xảy ra những tai nạn, thương tích cho trẻ. Những rủi ro, nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm cho trẻ ở trường học. Do vậy, để phòng tránh hoặc kịp thời khắc phục những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra cho trẻ, hoạt động này phải được đặt lên làm nhiệm vụ, yêu cầu đầu tiên trong chiến lược phát triển của trường mầm non.
Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Vì thế một môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động là điều thiết yếu nhất để tạo cơ hội cho trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần, góp phần phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, tâm lý, sức khỏe cho trẻ.
1.3.3. Nhiệm vụ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non mầm non
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là giảm thiểu tối đa những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, nguy cơ mất an toàn, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của trẻ. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường, CMHS phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui
chơi, học tập.
Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần phải đảm bảo những nhiệm vụ sau:
1.3.3.1. Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục đào tạo
Mục tiêu của GDMN về cơ bản là chăm sóc, giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm lý, sức khỏe, thẩm mỹ. Đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ vui chơi, học tập (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009). Hiện nay, vấn đề phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ được xem là một tiêu chí quan trọng trong công tác đánh giá chất lượng giáo dục tại cơ sở GDMN. Tổ chức công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, thực hiện đúng theo mục tiêu chương trình giáo dục đào tạo mầm non sẽ đem lại môi trường an toàn cho trẻ.
1.3.3.2. Bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mầm non trong mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm.
Bảo vệ cho trẻ từ nhà tới trường và từ trường về nhà: Khi đi học từ nhà tới trường và từ trường về nhà phải đảm bảo an toàn cho trẻ, phòng tránh các tai nạn không mong muốn liên quan đến giao thông, đuối nước, ngã, động vật cắn, thất lạc...
Khi trẻ ở trường: trong giờ chơi, khi chơi tự do ngoài trời trẻ có thể gặp phải nhiều nguy cơ mất an toàn như chấn thương phần mềm, xây xát, rách da, gãy xương.. .nguyên nhân là do trẻ chơi đùa, nô nghịch, xô đẩy nhau. Khi chơi nhóm trong lớp trẻ có thể mắc phải các tai nạn như dị vật mũi nhọn ở mũi, tai.. do trẻ tự nhét vào mình hoặc nhét vào mặt bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi vào miệng, chọc vào cơ thể, rách niêm mạc miệng... Trẻ chơi thành nhóm trong lớp tự do xô đẩy vào nhau va vào thành bàn, cạnh ghế... gây chấn thương. Trong giờ học, giờ chơi, trẻ có thể đùa nghịch, chọc phá các vật nhọn vào nhau gây thương tích cho mình và cho bạn. Trong giờ ăn trẻ có thể bị hóc, sặc thức ăn, dị vật đường ăn, bỏng do thức ăn nóng. Trong giờ ngủ bé có thể ngạt thở, trẻ nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối, nếu để trẻ ngủ lâu trong tư thế đó sẽ dễ bị ngạt đường khí, gây ngạt thở. Trẻ có thể hóc dị vật khi đi ngủ nếu ngậm các loại hạt, kẹo cứng, thậm chí là đồ chơi rất dễ rơi vào đường thở gây ngạt. Hoặc trẻ cũng có thể bị ngộ độc khi ngủ nếu hít phải khí
độc từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017-2018). Thực hiện nhiệm vụ phòng tránh TNTT cho trẻ đòi hỏi phải có sự phối hợp của toàn thể những người tham gia vào công tác nuôi dạy, chăm sóc trẻ bao gồm cả cán bộ công nhân viên, GV, cha mẹ của trẻ và phải được thực hiện thường xuyên.
1.3.4. Nội dung phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non
Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non bao trùm toàn bộ những hoạt động của trẻ ở trường: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ, giờ ăn; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
Hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non bao gồm những nội dung quan trọng sau:
- Đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc đầy đủ, vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh thật tốt ở các thời điểm và tình huống liên quan đến TNTT có thể xảy ra với trẻ theo lịch sinh hoạt hàng ngày: Giờ học, giờ chơi ngoài trời, giờ chơi trong lớp, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh… . Bếp ăn nhà trường phải thực hiện ký Bản cam kết an toàn thực phẩm theo Thông tư 47/2014/TT-BYT. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ rất quan trọng nhằm phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, ngộ độc thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nhà trường cần lựa chọn và kí hợp đồng cung cấp nguồn thực phẩm an toàn với các công ty có uy tín, đảm bảo chất lượng thực phẩm đạt chuỗi an toàn được công nhận của thành phố và đạt chứng nhận HACCP, ISO 2200:2005, VietGap, GlobalGap... (Sở GD&ĐT- Ban quản lý ATTP, 2017).
- Biết cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn cho trẻ: dị vật đường thở, đuối nước, cháy bỏng, ngộ độc, điện giật, phòng tránh vết thương do các vật sắc nhọn, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh động vật cắn: chó, mèo, rắn cắn, ong đốt, hóc xương, bỏng, gãy xương, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cần trang bị đầy đủ đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ nhằm sơ cứu kịp thời những bệnh thường gặp ở trẻ hoặc những tai nạn, thương tích khi xảy ra (Nguyễn Thị Oanh, 2009).
tránh TNTT cho trẻ. Tính mạng của trẻ là điều vô cùng quan trọng. Trong Điều 12, Chương II Luật Trẻ Em có ghi rõ: “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển” (Quốc Hội, 2016).
Do vậy cần đảm bảo an toàn, phòng tránh TNTT về tính mạng cho trẻ một cách tuyệt đối. Trước hết, các trường mầm non, nhóm trẻ không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ. Hàng ngày phải kiểm tra, quản lí số lượng trẻ tại lớp của mình theo đúng quy trình an toàn tiếp nhận trẻ từ CMHS (Nguyễn Thị Mĩ Lộc và Nguyễn Thị Tuất, 1998).
- Tránh cho trẻ tiếp xúc hoặc nhận quà từ người lạ. Thường xuyên theo dõi số lượng trẻ trong suốt quá trình vui chơi học tập trong cũng như ngoài lớp. Để giảm thiểu tối đa việc trẻ đi ra ngoài khu vực trường học sẽ rất nguy hiểm, xung quanh khu vực trường học hoặc (lớp, nhóm) phải có tường rào bao quanh. Trường và lớp học không gần đường, có nhiều phương tiện tham gia giao thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012).
- Chú ý, quan tâm đến CSVC của trường vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, bởi lẽ, tâm sinh lý trẻ mầm non cho thấy, các em rất hiếu động, thích nghịch đồ chơi, khám phá môi trường xung quanh. Trong quá trình học, vui chơi ở trong lớp và ngoài lớp học, trẻ thường xuyên tiếp xúc với đồ chơi, các mô hình trò chơi, bàn ghế...Do vậy, hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần phải chú ý đến CSVC của trường nhằm đảm bảo môi trường vật chất an toàn cho trẻ:
+ Thiết kế sân chơi và đồ chơi ngoài trời phải phù hợp lứa tuổi, đảm bảo an toàn. Tạo không gian cho trẻ hoạt động, trong lớp tránh kê, bày quá nhiều, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý theo nhóm, lớp. Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ và an toàn. Các đồ dùng, vật dụng hóa chất phải được cất cao, tránh tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi phải có sự giám sát chặt chẽ của GV hoặc người trông trẻ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014).
+ Đảm bảo đủ ánh sáng cho lớp học, nhóm trẻ (bằng hệ thống đèn chiếu sáng, cửa sổ) tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn gây trượt. Các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2014).
+ Giáo viên, người trông trẻ cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về CSVC chưa đảm bảo an toàn tại nhóm, lớp mình phụ trách với BGH nhà trường, cha mẹ trẻ để cùng nhau đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, như trang bị mới, tu bổ, sửa chữa... tạo môi trường an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ, quy ước tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy, trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy đầy đủ, đặt nơi an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng khi cần thiết.
- Thực hiện các quy định về quy trình sử dụng hệ thống ga trong bếp, đảm bảo an toàn tuyệt đối về cháy nổ; thường xuyên, định kỳ kiểm tra đường dẫn gas, dây gas.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và kịp thời sữa chữa các thiết bị vận hành từ điện: ổ điện, dây diện, đồng hồ điện, … nhằm phát hiện và khắc phục các yếu tố tiềm ẩn.
- Bố trí ngăn nắp, gọn gàng, khoa học các đồ dùng - đồ chơi, vật dụng phục vụ các hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT và thường xuyên thực hiện vệ sinh khử khuẩn các khu vực, nhóm lớp phòng chống dịch bệnh.
Môi trường an toàn đối với cơ sở GDMN khi: Môi trường vật chất và vui chơi an toàn. Giáo viên mầm non và người trông trẻ có kiến thức, hiểu biết về an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ và trẻ được giáo dục an toàn để phòng tránh các tai nạn ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, và giáo dục trẻ.
1.3.5. Nguyên tắc hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non
Để thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non, cần lưu ý những nguyên tắc sau:
1.3.5.1. Nguyên tắc tự giác và tích cực
Bởi hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cũng là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ nhận biết được như thế nào là nguy hiểm, và những hành động nào của bé dễ gây nguy hiểm cho bé. Nhiệm vụ của cô là
phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình vui chơi học tập sao cho vừa hiệu quả vừa an toàn. Đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động vui chơi an toàn cho bản thân và các bạn chơi cùng. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể vui chơi học tập đảm bảo an toàn.
Hoạt động bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non chủ yếu gắn liền với giáo viên, người trông trẻ, do vậy, giáo viên, người trông trẻ phải tự ý thức được vai trò của việc phòng tránh TNTT cho trẻ và những tác hại mà nó đem lại. Một khi nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này thì giáo viên, người trông trẻ sẽ thực hiện một cách tích cực những hoạt động, nội dung bảo đảm an toàn cho trẻ.
1.3.5.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, toàn diện và liên tục
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng các hoạt động vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi sao cho phù hợp, cân đối. Việc xây dựng các hoạt động nhằm phòng tránh TNTT cho trẻ tại trường mầm non cần phải có hệ thống cụ thể, toàn diện và liên tục. Các hoạt động phải phòng tránh TNTT, phải khoa học, phù hợp, tránh tư duy phiến diện. Toàn bộ những hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, mọi nơi để trẻ an tâm phát triển về mọi mặt. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống những hoạt động phòng tránh TNTT, tránh tai nạn, thương tích cho trẻ.
1.3.5.3. Nguyên tắc coi trọng đặc điểm cá nhân của từng lớp, nhóm trẻ
Khi giảng dạy, áp dụng các nội dung của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ, để từ đó xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và để tâm đến từng trẻ cá biệt trong lớp. Nguyên tắc này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiểu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên.
Mỗi độ tuổi trẻ trong từng lớp, nhóm có những nguy cơ mất an toàn riêng do đặc điểm lứa tuổi và những hoạt động vui chơi, học tập, nghỉ ngơi của bé. Những lớp, nhóm trẻ lớp nhà trẻ chưa có sự nhận thức về mức độ nguy hiểm của những gì xung quanh mình. Do vậy, hoạt động phòng tránh TNTT cho nhóm, lớp này phải đặc biệt chú ý. Những lớp lớn hơn, nhận thức của trẻ có rõ ràng hơn nhưng các em hiếu động, những trẻ cá biệt, hoạt động chơi nhóm với nhau cũng sẽ gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra. Bởi vậy, hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cần có những nội dung riêng, phù hợp lứa tuổi.
1.3.5.4. Thực hiện đúng những nguyên tắc trong chế độ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ nghỉ ngơi, vui chơi, học tập.
Những rủi ro trong chế độ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập thường đến từ việc lơ là trong công tác an toàn, bao gồm việc kiểm tra đồ dùng dụng cụ, chế biến, sân trường, khu vui chơi, ... Vậy nên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ, giáo viên cần phải nghiêm túc chấp hành nguyên tắc an toàn trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi theo đúng nguyên tắc, nội dung chương trình. Bên cạnh đó, cũng cần nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ thông qua hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé. Cần theo dõi sát sao trẻ để có hành động điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
1.3.5.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa hoc, tính thực tiễn, tính giáo dục.
Tính khoa học: Hoạt động cho trẻ đòi hỏi tính khoa học cao. Muốn đảm bảo tính khoa học, người thực hiện công việc phòng tránh TNTT cho trẻ phải nắm vững quy luật khách quan (phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể), những hiểu biết, tri thức khoa học về vấn đề an toàn cho trẻ trong môi trường mầm non. Cần có sự am hiểu