Mối quan hệ phối hơp giữa nhà trường và gia đình trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 55)

Gia đình là một lực lượng quan trọng góp phần tạo nên chất lượng chăm sóc trẻ trong trường mầm non (Phạm Thị Châu, 2008).

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thường xuyên chủ động phối hợp với gia đình thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đinh và nhà trường để thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện bảo vệ, chăm sóc phòng tránh TNTT cho trẻ. Mặt khác, nhà trường có kế hoạch tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, bảo vệ an toàn trẻ cho các bậc cha mẹ bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, phù hợp.

Vận động, thu hút gia đình tham gia vào các hoạt động của trường, hỗ trợ nhà trường nguồn lực vật chất, tinh thần để cải thiện điều kiện chăm sóc trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc và tạo mội trường an toàn cho trẻ.

Động viên gia đình thực hiện tốt trách nhiệm và quyền của mình đối với việc chăm sóc, bảo vệ an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở tham khảo các đề tài, bài báo, giáo trình, sách tham khảo có liên quan đến công tác quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Người nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở tiếp cận vấn đề nghiên cứu phù hơp với nhiệm vụ của đề tài.

Thông qua việc phân tích, tổng hợp các quan điểm khách nhau về quản lý phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Người nghiên cứu đã xây dựng, bổ sung được một số khái niệm có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Trẻ ở độ tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém, tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh, cấu tạo và các chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và chịu đựng kém. Do đặc điểm phát triển cơ thể của trẻ, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phải luôn đặt lên vị trí hàng đầu và là một nội dung quản lí quan trọng của hiệu trưởng trường mầm non.

Công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ nhằm thực hiện mục tiêu nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình. Do vậy, nhà quản lí cần phải bám sát theo những chức năng của quản lí, những mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp quản lí hoạt động này. Đây là những vấn đề mang tính định hướng cho việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non.

Trong đó, hướng đi của luận văn này trong chương tiếp theo đó là tiếp cận vấn đề theo các chức năng quản lí: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non.

Chương 1 là cơ sở lý luận về quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Đây là cơ sở để tác giả tiến hành các khảo sát thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT và quản lí hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh,được thể hiện cụ thể ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát tình hình về các trường mầm non quận Tân Bình, TP. HCM

2.1.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên quận Tân Bình

Tân Bình là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của quận Tân Bình, do tốc độ đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói đất Tân Bình là “đất lành, chim đậu”, nên đến năm 2003, quận Tân Bình đã được Chính phủ điều chỉnh địa giới thành 2 Quận. Nghị định 130/2003/ NĐ – CP ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh tách ra thành lập 2 quận: quận Tân Bình và quận Tân Phú.

Quận Tân Bình hiện nay:

+ Diện tích 22,390 km2, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2. Phía đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10.

Phía bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp. Phía tây giáp quận Tân Phú.

Phía nam giáp quận 11.

+ Có 15 phường trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, mang số: từ phường 1 đến phường 15.

2.1.2. Quy mô trường, lớp và cán bộ, giáo viên, học sinh

Quy mô phát triển trường, lớp, số trẻ đến trường của quận Tân Bình ngày càng tăng. Theo báo cáo Tổng kết năm học 2018-2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, cụ thể như sau:

+ Tổng số trường Mầm non: 73 trường (Công lập: 25 trường; Tư thục: 48 trường). Đối với công lập: Tăng 01 trường (Mầm non Họa Mi); Đối với trường mầm non tư thục: So với năm học 2017-2018 giảm 01 trường (Mầm non Bảo Ngọc) và 01 trường xuống lớp mẫu giáo (Mầm non Hoa Hồng).

+ Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập: 132 nhóm lớp, so với năm học 2017-2018 giảm 05 nhóm, lớp.

+ Số học sinh nhà trẻ: 5018/12614 trẻ từ 0-3 tuổi trong độ tuổi - đạt 39.8% tỷ lệ huy động.

+ Số học sinh mẫu giáo: 17257/17165 trẻ từ 3-6 tuổi trong độ tuổi - đạt 100.5% tỷ lệ huy động.

2.1.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Quận Tân Bình thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non đảm bảo về số lượng và chất lượng, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho CBQL và giáo viên mầm non. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng số lượng CBQL và giáo viên mầm non biết ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí. Nâng cao vai trò của cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục mầm non trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nắm vững và triển khai có hiệu quả các văn bản quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, cụ thể năm học 2018-2019 toàn quận có:

+ Tỷ lệ giáo viên trong biên chế nhà nước: 587/1691 - đạt 34.71%

+ Tỷ lệ giáo viên/ nhóm nhà trẻ: 492/235 - đạt 2.09 giáo viên (trong đó công lập 177/70 - đạt 2,52 giáo viên).

+ Tỷ lệ giáo viên/ lớp mẫu giáo: 1199/618 - đạt 1,94 giáo viên (trong đó công lập 410/196 - đạt 2,09 giáo viên).

+ Tỷ lệ giáo viên/ lớp mẫu giáo 5 tuổi: 371/181 - đạt 2,04 giáo viên (trong đó công lập 145/70 - đạt 2.07 giáo viên).

+ 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn bậc mầm non. + 95% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trên chuẩn bậc mầm non.

2.1.4. Cơ sở vật chất – trang thiết bị – kỹ thuật ở các trường mầm non

Theo báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng nhiện vụ năm học 2018-2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, cơ sở vật chất, trường lớp một số đơn vị có điểm lẻ xuống cấp, chật hẹp…ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nuôi dạy. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình tiếp tục đề xuất với Ban lãnh đạo ngành xem xét, tham mưu với UBND Quận phê duyệt đề án

sát nhập trường (Trường MN1 và MN1A; Trường MN3 và MN Sao Sáng; Trường MN4 và MN Quận; MN8 và MN Tuổi Hồng) vào kế hoạch thanh lý điểm lẻ để đầu tư cho điểm chính.

Do nguồn kinh phí của ngành hạn hẹp nên việc trang bị, bổ sung các điều kiên về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở một số trường chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu hiện nay, điều này ảnh hưởng đến hoạt động phòng tránh TNTT của các trường mầm non trong quận Tân Bình.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh và thực trạng về công tác quản lí của hiệu trưởng về lập kế hoạch, tổ chức triển khai nội dung, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ của các bộ phận khác nhau theo phân cấp quản lí trong nhà trường. Đây là cơ sở thực tiễn để người nghiên cứu xem xét đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lí hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non công lập quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực hiện hai nội chính: Thực trạng hoạt động phòng chống thương tích cho trẻ và quản lí thực trạng hoạt động phòng chống thương tích cho trẻ.

Về thực trạng hoạt động phòng chống thương tích cho trẻ: tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên và CMHS về hoạt động phòng trách tai nạn thương tích cho trẻ; về mức độ và kết quả thực hiện các nội dung hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non trên địa bàn quận Tân Bình. Nội dung khảo sát còn tìm hiểu về mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh đối với công tác phòng chống tai nạn cho trẻ tại các trường.

Về công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ: tìm hiểu hoạt động quản lí theo các chức năng; lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến công

tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ cũng được người nghiên cứu tìm hiểu.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Phương pháp khảo sát chủ yếu được thực hiện trong luận văn là sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn.

Trên cơ sở lý luận về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ và quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, tác giả thiết kế bảng hỏi dành cho CBQL, GV và CMHS. Bảng hỏi được thiết kế với 5 mức độ lựa chọn (câu hỏi đóng), người được hỏi sẽ căn cứ vào thực tế của hoạt động này mà lựa chọn mức đánh giá tương ứng. Ngoài ra, mỗi nội dung quản lí người nghiên cứu thiết kế phần câu hỏi mở nhằm thu thập thêm các ý kiến mà bảng hỏi chưa đề cập đến. Phiếu hỏi sẽ được phát theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên cho từng đơn vị và từng đối tượng được lựa chọn. Đối với câu hỏi phỏng vấn chủ yếu được thực hiện bằng bút vấn. Người nghiên cứu sẽ nêu câu hỏi, người được hỏi sẽ trả lời từng nội dung mà công tác quản lí phòng tránh TNTT cho trẻ hiện nay đang được triển khai. Các nội dung trả lời của người được phòng vấn sẽ được ghi chép lại theo từng phần.

2.2.4. Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, trên các đối tượng sau đây: CBQL, GV, NV, CMHS. Biểu đồ 2.1 dưới đây thể hiện đối tượng cũng như quy mô của khảo sát.

Việc thu thập thông tin chủ yếu được tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Hai phương pháp này được thực hiện trên cùng một đối đối tượng. Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện trước. Sau khi thông kê số liệu, nếu có những nội dung nào chưa được làm rõ, hoặc người nghiên cứu muốn tìm hiều sâu hơn thì tiến hành phỏng vấn.

Bảng 2.1. Chi tiết mẫu khảo sát

Stt Biến số Thành phần Tần số Tỉ lệ %

1 Độ tuổi

Dưới 30 tuổi 32 16 Từ 30 đến 40 tuổi 69 34.5 Từ trên 40 tuối đến dưới 50 tuổi 63 31.5 Trên 50 tuổi 36 18 Tổng 200 100 2 Chức vụ Hiệu trưởng 8 4 Phó hiệu trưởng 16 8 Tổ trưởng/tổ phó 32 16 Giáo viên 98 49 Nhân viên 46 23 Tổng 200 100 3 Thâm niên GD Dưới 5 năm 15 7.5 Từ 5 đến 15 năm 21 10.5 Trên 15 năm 164 82 Tổng 200 100

4 Thâm niên quản lý

Dưới 5 năm 27 13.5 Từ 5 đến 15 năm 79 39.5 Trên 15 năm 94 47 Tổng 200 100 5 Trinh độ Sau đại học 68 34 Đại học 98 49 Cao đẳng 34 17 Tổng 200 100

2.2.5. Cách thức xử lí kết quả khảo sát

2.2.5.1. Qui ước thang đo phiếu khảo sát

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi được xử lý theo quy ước ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.2. Quy ước số liệu và định khoảng trung bình Điểm trung bình (định khoảng) Tầm quan trọng Mức độ đồng ý Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Mức độ ảnh hưởng Quy ước mã hóa 1->1.8 Hoàn toàn không quan trọng Hoàn toàn không đồng ý Không

bao giờ Yếu

Hoàn toàn không ảnh hưởng 1 1.81 -> 2.60 Không quan trọng Không đồng ý Hiếm khi Kém Không ảnh hưởng 2 2.61 -> 3.40 Ít quan trọng Đồng ý một phần Thỉnh thoảng Trung bình Ít ảnh hưởng 3 3.41 -> 4.20 Quan trọng Đồng ý Thường xuyên Khá Ảnh hưởng 4 Trên 4.21 đến 5 Rất quan trọng Rất đồng ý Rất thường xuyên Tốt Rất ảnh hưởng 5

2.2.5.2. Qui ước mã hóa phiếu phỏng vấn

Phỏng vấn nhằm thu thập thêm các thông tin chuyên sâu, cho nên việc bảo mật thông tin của người được phỏng vấn phải được tuân thủ. Để thực hiện điều này người nghiên cứu mã hóa số liệu phỏng vấn như sau:

Đối với cán bộ quản lí ký hiệu CBQL được đánh số thứ tự từ 01 cho đến hết (CBQL01, CBQL02,…). Trong quá trình trích dẫn ý kiến, người nghiên cứu tiến hành in nghiêng và để trong ngoặc kép.

Đối với giáo viên, ký hiệu GV đánh số thứ tự từ 01 cho đến hết (GV01, GV02,…). Nguyên tắc trích dẫn cũng được thực hiện như CBQL.

2.2.5.3. Phần mềm xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phầm mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) của IBM và phầm mềm Excel của Microsoft.

2.3. Thực trạng hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích tránh tai nạn thương tích

Với đặc điểm của lứa tuổi mầm non thường hiếu động, thích khám phá cùng với việc chưa nhận thức được đầy đủ về các mối nguy hiểm của môi trường xung quanh và chưa có kinh nghiệm trong phòng tránh các tai nạn. Cho nên, việc người lớn nhận thức được tầm quan trọng và mục đích của hoạt động phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra cho trẻ trong môi trường học tập vui chơi là hết sức quan trọng. Dưới đây là khảo sát về nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh về công tác phòng tránh TNTT cho trẻ.

- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ: Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp các nhà quản lí có kế hoạch chi tiết cụ thể nhằm đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả; Giúp giáo viên triển khai và thực hiện đúng các yêu cầu quy định về các phương pháp đảm bao an toàn cho trẻ trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua việc hiểu biết của mình phụ huynh sẽ có sự kết nối, phối hợp với giáo viên nhằm thống nhất một số cách thức đảm bảo cho trẻ khi ở nhà cũng như lúc đến trường. Biểu đồ 2.2 là kết quả khảo sát về mức độ nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên cùng với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức CBQL, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.2 cho thấy, đa số các ý kiến được hỏi đều cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)