Kết quả khảo sát được người nghiên cứu trình bày theo từng nội dung của biện pháp. Quá trình phân tích sẽ so sánh đánh giá mức độ nhận định về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.4.5.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhân viên trong trường về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1 được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và nhân viên
Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1
Phổ biến các văn bản chị đạo của ngành có liên quan đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.
4.37 0.69 1 4.34 0.697 1
2
Tổ chức học tập rút kinh nghiệm cho GV và NV toàn trường trước khi lập kế hoạch.
4.28 0.603 3 4.29 0.621 2
3
Giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho GV trong và ngoài trường về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.
4.24 0.523 4 4.21 0.476 3
4
Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng phòng ngừa TNTT cho GV và nhân viên.
4.31 0.697 2 4.19 0.712 4
5
Khuyến khích, động viên khen thưởng những cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.
4.2 0.433 5 4.08 0.43 5
Trung bình chung 4.28 4.22
Đánh giá chung Rất cần thiết Khả thi
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's
Alpha) 0.928 0.924
Tương quan (Preason) 0.826
* Về tính cần thiết
Đa số các nội dung khảo sát đều nhận được sự đánh giá cao về tính cần thiết, cụ thể; Nội dung phổ biến các văn bản chị đạo của ngành có liên quan đến hoạt
động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ (TTB 4.37) với điểm số này đa số các ý kiến cho rằng phổ biết các văn bản liên quan đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ hiện nay là rất cần thiết. Song với với công tác này cũng cần tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích cho GV, NV (TTB 3.31) hoạt động này cũng được đánh giá rất cần thiết cho các trường hiện nay. Việc tổ chức học tập rút kinh nghiệm cho GV, NV toàn trường trước khi lập kế hoạch (TTB 4.28) cũng nhận được nhiều ý kiến quan tâm và đánh già rất cần thiết.Hai nội dung có mức độ đánh giá thấp hơn là; Giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho NV trong trường với các trường trong và noài quận về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.24) và Khuyến khích, động viên khen thưởng những cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.20) mức độ đánh giá cần thiết.
Đây là hai hoạt động có liên quan đến cơ chế chính sách và các đối tượng ngoài sự quản ly cấp trường, cho nên mức độ cần thiết không phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của những người mong muốn, nên việc đánh giá như trên là hoàn toàn có cơ sở.
* Về tính khả thi
Các nội dung lấy ý kiến về tính khả thi cũng được đánh giá tương đương với tính cần thiết của biện pháp. Nội dung phổ biến các văn bản chị đạo của ngành có liên quan đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.34) mặc dù có điểm số thấp hơn tính cần thiết nhưng mức độ nhận định là Rất khả thi. Việc tổ chức học tập rút kinh nghiệm cho GV và nhân viên toàn trường trước khi lập kế hoạch, phần khả thi được đánh giá cao hơn tính cần thiết (TTB 4.29) các ý kiến cho rằng triển khai kế nội dung này là có tính thực tế cao. Hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho nhân trong trường với các trường trong và ngoài quận về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, cũng được đề cao về mức độ áp dụng (TTB 4.21) nhận định rất khả thi. Hai nội dung có đánh giá thấp hơn là; Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng phòng ngừa TNTT cho GV, NV (TTB 4.19) và Khuyến khích, động viên khen thưởng những cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ (TTB 4.08) mức độ đánh giá khả thi. Trong đó nội dung tập huấn nâng cao trình độ
được đánh giá cao ở mức cần thiết nhưng khả năng áp dụng vào thực tế chưa tương xứng theo các ý kiến khảo sát.
* Kết luận
Các nội dung của biện pháp nâng cao năng nhận thức cho đội ngũ GV, NV được đánh giá tính cần thiết và tính khả thi khá cao. Trung bình chung của tính cần thiết 4.28 mức đánh giá chung là rất cần thiết. Trung bình chung của tính khả thi
4.22 mức đánh giá chung khả thi.Độ tin cậy của các nội dung khảo sát (Cronbach’s Alpha) 0.928 và 0.924 cho thấy mức độ tin cậy của thang đo trên rất cao và hoàn toàn đáng tin cậy. Mối liên hệ giữa các ý kiến đánh giá tính cần thiết và tính khả thi (Tương quan Preason) 0.826 chỉ số này cho thấy mức độ liên hệ thuận giữa đánh giá cần thiết và đánh giá khả thi.
3.4.5.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng phù hợp với tình hình thực tế của từng trường
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của đề xuất biện pháp được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ theo hướng phù hợp với thực tế của từng trường Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1
Phân công, quy định trách nhiệm cho từng bộ phận về việc cung cấp thông tin xây đựng kế hoạch.
4.51 0.501 3 4.54 0.5 3
2
Phân tích đầy đủ chính xác thực trạng từng nội dung cụ thể, từ đó chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch phòng tránh chi tiết và phù hợp với tình hình chung.
Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 3 Các bộ phận phải xác định được mục tiêu cụ thể cho bộ phận của mình về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
4.52 0.501 2 4.57 0.497 2
4
Đề nghị các bộ phận xây dựng quy trình và các bước thực hiện quy trình khi có sự cố xảy ra, một cách chi tiết và phù hợp với các quy định chuyên môn.
4.38 0.487 4 4.39 0.489 4
5 Xác định và đảm bảo đầy đủ các
nguồn lực khi xây dựng kế hoạch. 4.19 0.653 5 4.31 0.462 5
Trung bình chung 4.46 4.49
Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's
Alpha) 0.927 0.924
Tương quan (Preason) 0.979**
* Về tính cần thiết: Đa số ý kiến đánh giá các nội dung của bảng 3.3 đều nhận định rất cao mức độ cần thiết. Trong đó việc phân tích đầy đủ chính xác thực trạng từng nội dung cụ thể, từ đó chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch phòng tránh chi tiết và phù hợp với tình hình chung (TTB 4.68), các ý kiến cho rằng hoạt động này là
rất cần thiết. Ngoài ra các bộ phận phải xác định được mục tiêu cụ thể cho bộ phận của mình về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ (TTB 4,52) cũng được nhận định rất cần thiết. Các nội dung khác, phân công quy định trách nhiệm (TTB 4,51), Xây dựng quy trình và các bước thực hiện..(TTB 4.38) các ý kiến khảo sát đề cho rằng rất cần thiết. Nội dung có điểm số thấp nhất là; Xác định và đảm bảo đầy đủ các nguồn lực khi xây dựng kế hoạch (TTB 4.19) mức độ đánh giá cần
thiết. Mức độ này có phần thấp hơn các nhận định khác, đây cũng là nội dung có mức độ thực hiện yếu nhất theo khảo sát thực trạng ở Chương 2. Tuy nhiên, với đánh giá trên đây hoạt động này có được cải thiện nếu các trường linh hoạch và chủ động hơn trong việc huy động các bộ phận tham gia phân tính đánh giá đấy đủ thực trạng.
* Về tính khả thi: Theo kết quả khảo sát điểm số đánh giá mức độ khả nhỉnh hơn tính cần thiết. Các nội dung về đổi mới xây dựng kế hoạch được nhận định có tính khả thi cao. Nội dung phân tích đầy đủ chính xác thực trạng từng nội dung cụ thể, từ đó chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch phòng tránh chi tiết và phù hợp với tình hình chung (TTB 4.66) mức độ nhận định rất khả thi. Nội dung các bộ phận phải xác định được mục tiêu cụ thể cho bộ phận của mình về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ (TTB 4.57) các ý kiến cho rằng nội dung này rất khả thikhi áp dụng vào thực tế các trường hiện nay. Trong đó, nội dung xác định và đảm bảo đầy đủ các nguồn lực khi xây dựng kế hoạch (TTB 4.31) có mức độ đánh giá cao hơn tính cần thiết. Các ý kiến cho rằng khả năng áp dụng vào thực tế là rất khả thi.
Mặc dù có có sự chênh lệch về điểm số khảo sát, nhưng sự chênh lệch không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến mức độ đánh giá về tính khả thi của các nội dung biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch.
* Kết luận: Theo kết quả khảo sát nhóm biện pháp đổi mới xây dựng kế hoạch phòng tránh TNTT cho trẻ, về tính cần thiết điểm trung bình chung 4.46, đánh giá chung về biện pháp này là rất cần thiết. Về tính khả thi trung bình chung 4.49, đánh giá chung về khả năng áp dụng vào thực tế là rất khả thi. Độ tin cậy (Cronbach’ Alpha) của nội dung khảo sát bảng 3.4 là 0.927 và 0.924 chỉ số thống kê cao cho thấy mức độ tin cậy của thang do là hoàn toàn tin cậy. Mối tương quan giữa ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và ý kiến đánh giá mức độ khả thi (Tương quan Preason) 0.979** là tương quan thuận, mức độ tin cậy của tương quan này rất cao.
3.4.5.3. Biện pháp 3: Đổi mới hoạt động tổ chức triển khai kế hoạch quy định trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ
Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp này được trình bày tại bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp đổi mới hoạt động triển khai kế hoạch gắn với quy định trách nhiệm cho từng cá nhân quản lí Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng
1 Quy định trách nhiệm của người
đứng đầu của từng bộ phân. 4.38 0.487 3 4.37 0.483 3
2
Quy định trách nhiệm cho các tổ trưởng tổ chuyên môn của giáo viên.
4.34 0.475 4 4.31 0.464 4
3 Quy định trách nhiệm cho cán bộ
y tế và cấp dưỡng. 4.41 0.493 2 4.45 0.498 1
4 Quy định trách nhiệm cho bảo vệ
và vệ sinh. 4.33 0.47 5 4.31 0.462 4
5
Phân công hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất giám sát và báo cáo thường xuyên tiến độ thực hiện kế hoạch của các tổ.
4.49 0.501 1 4.43 0.496 2
Trung bình chung 4.39 4.37
Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi
Độ tin cậy của thang do
(Cronbach's Alpha) 0.965 0.943
Tương quan (Preason) 0.842
* Về tính cần thiết: Đa số các ý kiến được hỏi đều đánh giá các nội dung khảo sát ở mức độ rất cần thiết. Trong đó việc phân công hiệu phó phụ trách CSVC giám
sát và báo cáo thường xuyên tiến độ thực hiện kế hoạch của các tổ (TTB 4.49) được nhận định rất cần thiết. Tiếp đến cần quy định trách nhiệm cho cán bộ y tế và cấp dưỡng (TTB 4.41) cũng được đánh giá ở mức độ cao về tính cần thiết. Các nội dung còn lại có điểm khảo sát khá cao, đồng nghĩa các ý kiến cho rằng nhóm biện pháp của bảng 2.5 rất cần thiết cho việc nâng cao công tác quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.
* Về tính khả thi: Mức độ đánh giá tương đương đánh giá tính cần thiết. Tuy nhiên, có một số nội dung do nhiều lý do khác nhau nên các nhận định thực sự nhất quá với đánh giá tính cần thiết. Nội dung được đánh giá cao nhất về tính khả thi là quy định trách nhiệm cho tổ y tế và nhà bếp (TTB 4.45) xếp hạng 1. Do tính chất đảm bảo an toàn cho trẻ nếu không được quan tâm đúng mức sẽ xảy ra sự cố hàng loạt chứ không phải một vài trường hợp đơn lẻ, cho nên các ý kiến đánh giá cao mức độ cần thiết nội dung này là hoàn toàn hợp lý. Việc phân công hiệu phó phụ trách giám sát và báo cáo thường xuyên tiến độ thực hiện kế hoạch của các tổ (TTB 4.43) xếp hạng 2, thấp hơn mức độ tính cần thiết. Vì trên thực tế, vai trò chính của hiệu phó là về chuyên môn và bán trú. Nếu bổ sung thêm nhiệm vụ chính phụ trách đảm bảo an toàn cho trẻ sẽ tạo ra nhiều xáo trộn về chức năng nhiệm vụ. Các nội dung còn lại có mức độ nhận định tương đương với đánh giá tính cần thiết của bảng.
* Kết luận: Điểm trung bình chung khảo sát các nội dung của biện pháp 4.39
đạt mức đánh giá chung rất cần thiết. Mức độ khả thi có điểm trung bình 4.37 đạt mức nhận định rất khả thi khi áp dụng vào thực tế. Chỉ số Cronbach’s Alpha 0.965 và 0.943 cho thấy thang đo trên có độ tin cậy rất cao. Mức độ tương quan thuận giữa các ý kiến đánh giá tính cần thiết với tính khả thi khá cao (chỉ số tương quan Preason 0.842).
3.4.5.4. Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích và xử lý tình huống kịp thời, đúng qui định
Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp này được thể hiện tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp chỉ đạo sự phối hợp thực hiện và xử lý tình huống
Stt Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng
1 Phối hợp xử lý về chuyên môn giữa
các bộ phận khi có tình huống xảy ra. 4.4 0.49 2 4.36 0.48 2 2 BGH luôn hướng dẫn các bộ phận. 4.61 0.49 1 4.56 0.498 1
3
Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện sự phối hợp.
4.28 0.45 3 4.25 0.431 3
4
Phát huy vai trò của các lực lượng tham gia hỗ trợ, đồng thời chia sẻ các nguồn lực giữa các bộ phận với nhau.
4.22 0.412 4 4.21 0.408 4
Trung bình chung 4.38 4.35
Đánh giá chung Rất cần thiế Rất khả th
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's
Alpha) 0.931 0.874
Tương quan (Preason) 0.976**
* Về tính cần thiết
Nội dung được đánh giá cao nhất về tính khả thi là ban giám hiệu luôn đôn đốc hướng dẫn các bộ phận (TTB 4.61) xếp hạng 1. Các ý kiến cho rằng sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo là rất cần thiết vì không chỉ giám sát tiết độ mà ban giám hiệu còn hỗ trợ, có những chĩ đạo kịp thời nhằm đảm bảo hoạt động được diễn ra đúng yêu cầu. Nội dung phối hợp xử lý về chuyên môn giữa các bộ phận với nhau khi có tình huống xảy ra (TTB 4.4) các ý kiến cho rẳng hoạt động này rất cần thiết.
Các nội dung còn lại đều được đánh giá rất cần thiết. Như vậy, biện pháp chỉ đạo sự phối hợp chuyên môn giữa các bộ phận có liên quan nhận được sự đánh giá cao về tính cần thiết để nâng cao công tác quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiện nay tại các trường.
* Về tính khả thi
Kết quả bảng 3.5 cho thấy mức độ đánh giá tính khả thi tương đồng với mức độ đánh giá tính cần thiết. Các nội dung được đánh giá rất cần thiết đều được đánh giá rất khả thi, mức độ đánh giá tương đương không có sự khác biệt cả về điểm số lẫn nhận định. Đây là thuận lợi đáng kể khi áp dụng biện pháp tăng cường chỉ đạo