Thực trạng nhận thức của CBQLvà giáo viên về hoạt động phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 66)

trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích tránh tai nạn thương tích

Với đặc điểm của lứa tuổi mầm non thường hiếu động, thích khám phá cùng với việc chưa nhận thức được đầy đủ về các mối nguy hiểm của môi trường xung quanh và chưa có kinh nghiệm trong phòng tránh các tai nạn. Cho nên, việc người lớn nhận thức được tầm quan trọng và mục đích của hoạt động phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra cho trẻ trong môi trường học tập vui chơi là hết sức quan trọng. Dưới đây là khảo sát về nhận thức của CBQL, giáo viên và phụ huynh về công tác phòng tránh TNTT cho trẻ.

- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ: Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp các nhà quản lí có kế hoạch chi tiết cụ thể nhằm đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả; Giúp giáo viên triển khai và thực hiện đúng các yêu cầu quy định về các phương pháp đảm bao an toàn cho trẻ trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua việc hiểu biết của mình phụ huynh sẽ có sự kết nối, phối hợp với giáo viên nhằm thống nhất một số cách thức đảm bảo cho trẻ khi ở nhà cũng như lúc đến trường. Biểu đồ 2.2 là kết quả khảo sát về mức độ nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên cùng với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức CBQL, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động phòng chống tai nạn cho trẻ

Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.2 cho thấy, đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng hoạt động phòng chống thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ là quan trọng và rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng có một số lượng nhất định CBQL, giáo viên và cha mẹ trẻ nhận định rằng đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là ít quan trọng (12% CBQL, giáo viên và 13,5% số cha mẹ trẻ được hỏi ý kiến).

Phỏng vấn CBQL01 cho rằng “hiện nay đa số giáo viên đều được quán triệt về cách thức phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho trẻ, thậm chí còn đưa công tác này vào xếp loại thi đua đánh giá hàng năm. Cho nên hầu hết giáo viên đều ý thức được vai trò trách nhiệm của mình. Nhưng vẫn còn một số bộ phận trong nhà trường chưa nhận thức đầy đủ nhiều khi còn lơ là chủ quan như; bảo vệ, lao công, nhà bếp…”. Ý kiến này cho thấy việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường phải có sự phối hợp từ nhiều bộ phận khác nhau. Cho nên nhà quản lí cần phải có biện pháp quán triệt tới nhận thức của tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn trường.

- Nhận thức về mục đích của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ:

Bảng 2.3 dưới đây là kết quả khảo sát nhận thức về mục đích phòng tránh tai nạn thương tích cho thấy, đa số các ý kiến được hỏi đều lựa chọn mức độ rất đồng ý về các nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ.

0 10 20 30 40 50 60

Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng

12% 36% 52% 13.5% 37% 49.5%

Bảng 2.3. Nhận thức về mục đích của hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ Stt Nội dung Mức độ đồng ý (%) Trung bình Độ lệch chuẩn Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Rất đồng ý 1 Đảm bảo an toàn tính mạng, tránh xảy ra những tai nạn, thương tích cho trẻ. 0.0 0.0 7.5 33.5 59.0 4.5 0.634 2

Tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập, vui chơi lành mạnh.

0.0 0.0 8.5 35.0 56.5 4.5 0.649

3

Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

0.0 0.0 12.5 34.0 53.5 4.4 0.703

Trung bình chung 4.47

Mức độ đánh giá

Bảng 2.3 cho thấy: Đa số các ý kiến được hỏi đều rất đồng tình về phòng tránh tai nạn là nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tránh xảy ra những tai nạn, thương tích cho trẻ (TTB 4.5 trong đó có 59% rất đồng ý, 33.5% đồng ý, chỉ có 7.5% đồng ý một phần). Ngoài ra, việc tạo môi trường an toàn cho trẻ học tập, vui chơi lành mạnh cũng là một phần nhằm phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong quá trình học tập và vui chơi tại trường (TTB 4.5 trong đó có 56.5% lựa chọn rất đồng ý, 35% chọn đồng ý). Có điểm số đánh giá thấp hơn (TTB 4.4) là nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ cũng một phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Từ kết quả khảo sát người nghiên cứu nhận thấy, đa số các ý kiến được hỏi đền nhận thức đúng về việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhằm đảm bảo uy tín của nhà trường và còn góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)