1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người, đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống. Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Song khái niệm “Du lịch” vẫn được hiểu rất khác nhau theo các cách tiếp cận và quan điểm riêng.
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch của nhiều tác giả như Clusman (1930), Hunziker và Krapf (1951), Michael Coltman... Năm 1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch đưa ra định nghĩa:“Du lịch là hoạt
động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm” [dẫn lại từ 88].
Năm 1993, Hội nghị lần thứ 27 của UNWTO đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với
môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” [dẫn lại từ 88].
Theo Luật Du lịch Việt Nam mới nhất hiện nay (2017), “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (điều 3, chương I) [46].
Qua khái niệm về “du lịch” trong Luật Du lịch 2017 (so với Luật Du lịch 2005), có thể thấy khái niệm “du lịch” không khác nhau nhiều, Luật Du lịch 2017 chỉ bổ sung và nhấn mạnh đến thời gian không quá 1 năm liên tục và có thể kết hợp du lịch với
mục đích hợp pháp khác. Ở Việt Nam khái niệm “du lịch” trong Luật Du lịch là được thừa nhận rộng rãi hơn cả.
1.1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch
Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế nhưng để PTDL thì khái niệm PTDL vẫn chưa có sự thống nhất cao, chưa có một khái niệm chung được mọi người chấp nhận. Theo tác giả hiểu và vận dụng trong nghiên cứu này, PTDL được hiểu là sự khai thác và sử dụng hợp lí nguồn TNDL, sự gia tăng về lượng và chất du khách, doanh thu, cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch (TNDL) được xem là tiền đề để phát triển du lịch. TNDL càng phong phú, đặc sắc, có mức độ tập trung cao, biết khai thác và sử dụng hợp lí thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao. Tuy nhiên khái niệm TNDL cũng không hoàn toàn giống nhau.
Theo I.I Pirojnik (1985), “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và
những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, trí lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép” [dẫn lại từ 88].
Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), đưa ra định nghĩa về TNDL như sau:
“TNDL là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững” [88].
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017 quy định tại điều 3, chương I thì “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa” [46].
Khái niệm TNDL trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 (so với Luật Du lịch 2005) không có gì khác biệt lớn, chỉ khác nhau về tên gọi trong cách phân loại TNDL
(TNDL văn hóa thay thế cho TNDL nhân văn), còn về bản chất thì gần như tương tự nhau.
Như vậy, qua các nghiên cứu trên ta thấy có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm TNDL giữa các nhà nghiên cứu. Trong luận án này tác giả sử dụng khái niệm trong Luật Du lịch vì nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của TNDL.
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch
Theo Michael M. Coltman, “sản phẩm du lịch (SPDL) là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” [dẫn lại từ 88].
Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), “SPDL là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
[88].
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [46].
Về cơ bản, khái niệm SPDL trong Luật Du lịch năm 2017 (so với năm 2005) tương tự nhau, khái niệm trong Luật Du lịch năm 2017 chỉ làm rõ thêm trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên. Qua các khái niệm trên, có thể hiểu SPDL là sự kết hợp những dịch vụ du lịch và phương tiện vật chất cần thiết trên cơ sở khai thác các TNDL nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
1.1.1.5. Khách du lịch
Khách du lịch là người thực hiện các chuyến đi, là đối tượng phục vụ của hoạt động du lịch. Có nhiều khái niệm được đưa ra không hoàn toàn giống nhau. Nhìn chung các khái niệm này đưa ra đều dựa vào 3 khía cạnh gồm mục đích chuyến đi, thời gian và không gian của chuyến đi.
Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành
trình lớn”. Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: “Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế” [dẫn lại từ 88].
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định tại điều 3 chương I: “Khách du
lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” [46]. Cũng theo điều 10, chương II trong Luật Du lịch 2017
quy định:
“Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài”.
Như vậy qua khái niệm “khách du lịch” trong Luật Du lịch 2017 (so với Luật Du lịch 2005), không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, Luật Du lịch 2017 quy định chi tiết và rõ ràng hơn, khách du lịch bao gồm ba bộ phận: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
1.1.1.6. Các loại hình du lịch
Loại hình du lịch được hiểu “là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc
điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá nào đó”
[20].
Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà các hoạt động đó có thể phân thành các loại hình khác nhau. Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), các loại hình du lịch được phân loại như sau [88]:
- Phân loại theo mục đích chuyến đi: du lịch được chia thành: du lịch thuần túy và du lịch kết hợp.
+ Du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình sau: du lịch tham quan; du lịch nghỉ
+ Du lịch kết hợp: ngoài mục đích du lịch thuần túy cũng có nhiều cuộc hành trình tham quan vì các lý do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tâm linh… và trong cuộc hành trình này không ít người sử dụng các dịch vụ du lịch. Do vậy sẽ có một số loại hình du lịch kết hợp.
- Phân loại theo tài nguyên du lịch: du lịch được phân thành hai hình thức cơ bản: du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.
Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017) cũng đã nêu ra một số loại hình du lịch cơ bản sau:
“Du lịch cộng đồng: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.
Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”.
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: du lịch được chia thành: du lịch trong nước và
du lịch quốc tế, trong đó du lịch quốc tế được chia thành 2 loại: du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động.
Qua các định nghĩa và phân loại trên cho thấy khái niệm loại hình du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi cách hiểu là sự gộp nhóm của nhiều loại hình du lịch cụ thể. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay được sử dụng trong luận án: du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch chữa bệnh...
1.1.1.7. Chương trình du lịch - Tour du lịch
Tour du lịch là một thuật ngữ lấy nguyên gốc từ danh từ “tour” trong tiếng Anh,
có nghĩa là “Chuyến đi du lịch”. Tour du lịch là sản phẩm du lịch được đánh giá theo một lộ trình có sự đặt trước về thời gian, địa điểm và những dịch vụ liên quan. Như vậy, khái niệm tour du lịch gần nhất với khái niệm chương trình du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Chương trình du lịch là văn
bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” [47].
So với khái niệm chương trình du lịch trong Luật Du lịch 2005, về cơ bản chương trình du lịch trong Luật Du lịch hiện nay không có nhiều thay đổi, được mọi người hiểu theo cách gọi quen thuộc “tour du lịch”.
1.1.1.8. Cơ sở lưu trú du lịch
Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung
cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch” [46]. Cũng theo Luật Du lịch
quy định, cơ sở lưu trú du lịch gồm những loại sau: “Khách sạn, biệt thự du lịch, căn
hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác” [46].
Như vậy qua khái niệm “cơ sở lưu trú du lịch” trong Luật Du lịch năm 2017 và so với khái niệm trong Luật Du lịch (năm 2005) cho ta thấy về bản chất không có sự thay đổi nhưng cách định nghĩa cũng như câu từ trong Luật Du lịch 2017 ngắn gọn, hàm chứa đầy đủ nội dung.
1.1.1.9. Doanh thu du lịch – Tổng thu từ khách du lịch
Doanh thu du lịch: là tổng số tiền thu được do kết quả bán hàng hóa và hoàn
thành các dịch vụ du lịch của các đơn vị, bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch thu được từ khách du lịch.
Tổng thu từ khách du lịch: là tất cả các khoản thu do du khách chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống, từ vận chuyển khách du lịch và lữ hành, từ bán hàng lưu niệm, từ các dịch vụ khác như vui chơi, giải trí, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng…. Tóm lại, gồm tất cả những khoản thu mà xã hội thu được từ khách du lịch.
1.1.1.10. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010): “Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết
không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và
các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất” [88].
TCLTDL mang tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội đã dần xuất hiện các hình thức TCLTDL. Cũng theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010),“TCLTDL có thể chia thành 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du
lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch) và vùng du lịch”
[88].
1.1.1.11. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch
Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch rất khác nhau giữa các nước. Đối với nước ta, theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2010, các nhà khoa học đưa ra 5 cấp phân vị: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch [dẫn lại từ 88]. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2020, chỉ phân thành 4 cấp phân vị, trong đó không còn cấp á vùng du lịch.
Căn cứ vào hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được ứng dụng ở quy mô toàn quốc, căn cứ vào thực tế phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh, để thuận tiện cho việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch trên phạm vi cấp tỉnh, lãnh thổ du lịch tỉnh Tây Ninh chủ yếu được đề cập đến gồm: điểm du lịch, khu du lịch, cụm du lịch và tuyến du lịch.
- Điểm du lịch: đây là cấp thấp nhất trong phân vị và được coi là cấp cơ sở trong
phạm vi một tỉnh. Mỗi điểm du lịch đều có đặc trưng về tài nguyên và có ý nghĩa khai thác khác nhau. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) “Điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [46].
- Khu du lịch: Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về TNDL, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” [46]. - Cụm du lịch: được xây dựng dựa trên sự gần gũi về mặt không gian của các
điểm du lịch, phản ánh sự hấp dẫn đối với du khách thông qua mức độ kết hợp của TNDL. Cụm du lịch là không gian lãnh thổ rộng, không có ranh giới pháp lí, tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang khai thác hoặc dưới dạng