Một số vấn đề liên quan đến khái niệm hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 51 - 52)

Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”). Đây là một khái niệm ra đời từ khoảng

giữa thế kỷ XX ở châu Âu. Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khi đổi mới cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn “hội nhập kinh tế quốc tế”. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội nhập quốc tế” được mọi người thống nhất.

Theo Ngô Văn Điểm (2004), “Hội nhập là quá trình chủ động gắn kết của từng

nước về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau với khu vực và thế giới trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương” [19].

Theo Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các

nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế”

[126].

Như vậy, khái niệm hội nhập quốc tế được đưa ra tuy có sự khác nhau giữa các tác giả nhưng vẫn có những nét tương đồng, đó là sự chủ động gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia thông qua các hiệp định hoặc tổ chức quốc tế. Trong luận án, tác giả sử dụng khái niệm “Hội nhập quốc tế” của Phạm Quốc Trụ (2011) vì khái niệm được đưa ra đầy đủ, rõ ràng, nhấn mạnh đến sự vượt trội của tính hội nhập, theo đó hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường, nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỉ luật cao của các chủ thể tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)