Bối cảnh và cơ hội tác động đến hội nhập về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 56 - 58)

■ Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975), Việt Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng. Từ Đại hội Đảng lần VI (1986), nước ta đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại.

Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN. Gia nhập ASEAN (1995) trở thành bước đột phá trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã chủ động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn (bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì năm 1995) và các tổ chức quốc tế. Ngoài việc tăng cường quan hệ với khu vực và các nước, Việt Nam còn tham gia nhiều tổ chức khu vực

và quốc tế khác. Tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) từ năm 1996, Diễn đàn APEC từ năm 1998; năm 2007 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO...

■ Quá trình hội nhập quốc tế của Du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam hiện đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập quốc

tế với những dấu mốc quan trọng sau:

- Trước khi gia nhập ASEAN: Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với các nước trong khu vực và thế giới; đã ký và thực hiện 41 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm. Có quan hệ với trên 1.000 hãng du lịch lữ hành, trong đó có nhiều hãng du lịch lớn của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của UNWTO từ năm 1981, PATA từ 1989… [50].

- Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu

tiên quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau đó Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức, hiệp hội du lịch trong khu vực. Tham gia Hiệp hội Du lịch ASEAN từ năm 1996; Đã ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương với tất cả các nước ASEAN; tham gia tích cực trong hợp tác du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), khu vực (WEEC, Hai hành lang - Một vành đai), liên khu vực và thế giới [50].

- Năm 2001: Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -

Hoa Kì, trong đó có những cam kết tương tự như cam kết với WTO [50].

- Năm 2007: Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN [50].

- Năm 2015: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập. Sự hình thành

AEC đã tạo ra một dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết của các nước ASEAN. Hội nhập AEC là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế ở Đông Nam Á, qua đó mang lại những tác động tích cực tới du lịch Việt Nam. AEC đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược

■ Cơ hội tác động đến hội nhập về du lịch

Trước hết là cơ hội gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới. Trên thế giới, các dòng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng này mang những dòng khách quốc tế đến Việt Nam, tạo cơ hội thu hút khách cho nước ta.

Tình hình chính trị xã hội của Việt Nam ổn định; kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam.

Kinh tế trong nước phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng gia tăng, tạo ra động lực kích cầu du lịch mạnh mẽ. Số lượng khách du lịch nội địa đông đảo đã trở thành động lực, tạo cơ hội cho ngành du lịch mở rộng quy mô phát triển.

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong PTDL.

Theo sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng. Những xu hướng mới nổi lên chủ yếu như du lịch sinh thái, du lịch sức khoẻ, du lịch chữa bệnh,… cùng với nhu cầu du lịch theo chuyên đề như du lịch nông nghiệp, du lịch thám hiểm, du lịch khoa học,… đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong “cầu” du lịch thời kì mới.

Du lịch hiện nay đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện toàn cầu, góp phần vào sự phát triển, thịnh vượng của các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)