1.2.5.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí
Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào các điều kiện KT - XH của đất nước và khu vực. Du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh từ những năm 1990, đến nay có nhiều sự thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập khu
vực và quốc tế. Tuy nhiên những nghiên cứu về PTDL, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về PTDL trong bối cảnh hội nhập hiện nay còn chưa nhiều. Vì vậy việc xây dựng các tiêu chí đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay là hết sức khó khăn, phức tạp. Để hội nhập với khu vực và quốc tế, PTDL cần được xem xét trên quan điểm PTBV và PTBV sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập về du lịch. Tuy nhiên cũng không nên đánh đồng giữa hội nhập và PTBV, đôi khi PTBV nhưng chưa chắc đã hội nhập được. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, một số nghiên cứu sau đây được xem xét để làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chí đánh giá:
- Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Cơ sở lí luận và các nguyên tắc PTDL trên quan điểm PTBV.
- Thực tiễn PTDL ở Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch và định hướng đầu tư PTDL Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ.
- Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Các công trình nghiên cứu về PTDL, các luận văn, luận án của các tác giả trong và ngoài nước.
Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá có tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết quả đánh giá, cần thiết phải xác định hệ số, bậc, điểm số cho các tiêu chí. Các hệ số này có thể là 1, 2 hoặc 3 và tiêu chí quan trọng hơn có hệ số cao hơn.
Việc xây dựng các hệ số, bậc, điểm và trọng số làm cơ sở cho việc đánh giá các tiêu chí, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trước đây. Trong đó có các công trình nghiên cứu như: “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà
Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch” [96]; “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” [94] hoặc cuốn “Tài nguyên du
lịch” [97]... Các tác giả đã xây dựng tiêu chí, hệ số, bậc, điểm để đánh giá TNDL, sự
PTDL, từ đó có thể kết luận về khả năng khai thác tài nguyên phục vụ PTDL.
Trên cơ sở kế thừa qua các nghiên cứu nêu trên cùng với những yêu cầu của hội nhập du lịch, từ đó tác giả chọn lọc xây dựng các tiêu chí, hệ số, bậc, điểm số sau đây làm căn cứ đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay.
1.2.5.2. Tiêu chí đánh giá
Trong bối cảnh hội nhập, PTDL cần phải được xem xét theo hướng PTBV, có PTBV thì mới góp phần hội nhập được với khu vực và quốc tế. Do đó, PTDL phải đảm bảo cân đối hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Trên quan điểm PTBV, có nhiều tác giả đánh giá PTDL với các tiêu chí khác nhau. La Nữ Ánh Vân (2012) đánh giá PTDL tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững với 3 nhóm tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường gồm 18 tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí được phân thành 4 cấp (bậc) với mức độ đạt được khác nhau. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước [26], [94], [96]..., căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương cũng như những yêu cầu của hội nhập du lịch, tác giả tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá PTDL trong bối cảnh hội nhập hiện nay gồm 10 tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí vừa thể hiện được tính bền vững (kinh tế - xã hội - môi trường) vừa đáp ứng yêu cầu của hội nhập du lịch, mỗi tiêu chí được chia làm 5 bậc thể hiện sự phân hóa rõ nét hơn của các yếu tố, phù hợp với thực tế của địa phương (phụ lục 12).
Các tiêu chí được tác giả kế thừa từ [94] để đánh giá PTDL trên quan điểm PTBV gồm: tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch; thời gian lưu trú bình quân của khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách; tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự PTDL; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách PTDL; tỉ lệ các điểm tài nguyên, các điểm tham quan du lịch được bảo tồn, tôn tạo. Các tiêu chí kế thừa trên được tác giả bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Bên cạnh các tiêu chí kế thừa, trước những yêu cầu của hội nhập du lịch, để đánh giá PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay, tác giả đề xuất xây dựng các tiêu chí: Tỉ trọng khách du lịch quốc tế/tổng số khách du lịch; tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế; tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại; liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch (phụ lục 12). Những tiêu chí xây dựng đều hướng đến yếu tố hội nhập trong PTDL,
trong đó việc tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hội nhập.
Các tiêu chí được đưa ra để đánh giá PTDL dựa trên các kết quả nghiên cứu trước cũng như những yêu cầu của hội nhập du lịch. Mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau nên hệ số các tiêu chí cũng không giống nhau. Các tiêu chí này có hệ số 1, 2 hoặc 3 và tiêu chí quan trọng hơn có hệ số cao hơn. Cụ thể: tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch; liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch (hệ số 3); các tiêu chí: tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế; thời gian lưu trú bình quân của khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách; đào tạo và phát triển nhân lực du lịch; tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự PTDL; chính sách PTDL; tỉ lệ các điểm tham quan du lịch được bảo tồn tôn tạo (đều có hệ số 2); các tiêu chí: tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại, tỉ trọng khách du lịch quốc tế/tổng số khách du lịch (hệ số 1).
1.2.5.3. Thang điểm đánh giá
■ Bậc và điểm đánh giá: Để có cơ sở đánh giá từng tiêu chí với mức độ đạt được khác
nhau, cần thiết phải xây dựng các bậc và điểm đánh giá. Có thể quy các kết quả đạt được thành 5 cấp độ, theo mức độ đạt được từ cao xuống thấp: tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Tương ứng với mỗi cấp độ là các bậc đánh giá từ cao xuống thấp: bậc 5, bậc 4, bậc 3, bậc 2, bậc 1 và các điểm đánh giá từ cao xuống thấp: 5 điểm, 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm.
Điểm đánh giá PTDL của một lãnh thổ cấp tỉnh bao gồm:
- Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí: là số điểm của các bậc đánh giá nhân
với hệ số của tiêu chí đó. Như vậy điểm đánh giá riêng cao nhất của một tiêu chí đối với bậc cao nhất (5 điểm) và có hệ số cao nhất (3) sẽ là: 5 x 3 = 15 điểm. Điểm đánh giá riêng thấp nhất của một tiêu chí đối với bậc thấp nhất (1 điểm) và có hệ số thấp nhất (1) sẽ là: 1 x 1 = 1 điểm.
- Điểm đánh giá tổng hợp về PTDL: là tổng số điểm đánh giá của các tiêu chí.
Kết quả đánh giá tổng hợp so với tổng số điểm tối đa là cơ sở để đánh giá PTDL theo 5 mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
■ Trọng số của các bậc: Để đánh giá các tiêu chí với các mức độ khác nhau, cần thiết
làm hết sức quan trọng, có tính định lượng để có thể so sánh các kết quả đánh giá với nhau. Các căn cứ sau đây được xem xét để xác định trọng số:
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Thực tiễn PTDL ở Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập. - Các chỉ tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam đến năm 2020.
- Các chỉ tiêu phấn đấu của du lịch Tây Ninh đến năm 2020.
■ Thang điểm đánh giá: Tổng quan các nghiên cứu trên, vận dụng xây dựng một thang
điểm bao gồm hệ thống các tiêu chí, trọng số, hệ số, bậc và điểm đánh giá để đánh giá PTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo hướng PTBV (bảng 1.3).
Điểm đánh giá tổng hợp được tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối:
- Theo giá trị tương đối: điểm tổng hợp được đánh giá theo các mức độ: Tốt (đạt
từ 84% đến 100% điểm tối đa), khá (đạt từ 67% đến 83%), trung bình (từ 50% đến 66%), yếu (từ 33% đến 49%) và kém (đạt dưới 33% điểm tối đa).
- Theo giá trị tuyệt đối: điểm tổng hợp được đánh giá như sau: Tốt (84 - 100
điểm), khá (67 - 83 điểm), trung bình (50 - 66 điểm), yếu (33 - 49 điểm) và kém (dưới 33 điểm).
Bảng 1.3. Thang điểm đánh giá các tiêu chí PTDL thời kì hội nhập Tiêu chí đánh giá Hệ số Trọng số của các bậc Bậc 5 (5điểm) Bậc 4 (4điểm) Bậc 3 (3điểm) Bậc 2 (2điểm) Bậc 1 (1điểm) TTBQ doanh thu du lịch (%/năm) 3 >24 21-24 17-20 12-16 <12 TTBQ khách du lịch quốc tế (%/năm) 2 >14 12-14 9-11 7-8 <7 Tỉ trọng khách quốc tế/tổng số khách (%) 1 >18 16-18 13-15 9-12 <9
- Thời gian lưu trú bình quân
(ngày/lượt khách) 2
- Mức chi tiêu bình quân 1 ngày/ khách (triệu đồng) + Khách quốc tế + Khách nội địa >3 >1 2,5-3 0,9-1 2-2,4 0,7-0,8 1,5-1,9 0,5-0,6 <1,5 <0,5 Tỉ lệ khách quốc tế quay trở lại (%) 1 >40 34-40 27-33 20-26 <20 Liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch 3 Tốt Khá TB Yếu Kém
Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch 2 Tốt Khá TB Yếu Kém Tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận PTDL (%) 2 84-100 67-83 50-66 33-49 <33 Chính sách PTDL 2 Tốt Khá TB Yếu Kém
Tỉ lệ các điểm tham quan được bảo tồn, tôn tạo (%)
2 84-100 67-83 50-66 33-49 <33
Điểm tối đa: 100 100 80 60 40 20
Nguồn: tham khảo [94], có bổ sung của tác giả.