Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 74 - 89)

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

■ Cảnh quan địa hình

Tây Ninh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa các cao nguyên Nam Trung Bộ và ĐBSCL nên vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp của một vùng đồng bằng. Tuy là vùng chuyển tiếp nhưng địa hình ít phức tạp, tương đối bằng phẳng và có độ dốc không lớn: địa hình nhìn chung thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Địa

hình ở Tây Ninh có thể chia thành 4 dạng chính: địa hình núi, đồi, đồi dốc thoải và địa hình đồng bằng [13].

- Địa hình núi: chủ yếu thuộc khu vực núi Bà Đen. Cách thành phố Tây Ninh

11km về phía tây bắc, quần thể di tích núi Bà Đen trải rộng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo (335m) - Núi Phụng (372m) - Núi Bà Đen (cao 986m, cao nhất Nam Bộ). Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh với hệ thống hàng trăm hang động, chùa chiền có giá trị lớn về tự nhiên và nhân văn.

- Địa hình đồi: dạng địa hình này phân bố khá phổ biến ở Tây Ninh, tập trung ở thượng nguồn sông Sài Gòn, dọc theo ranh giới hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

- Địa hình đồi dốc thoải: độ cao thay đổi từ 15 - 20m, có nơi chỉ cao 3m so với

mực nước biển. Dạng địa hình này có ở phía nam Tân Biên và xuất hiện nhiều ở các huyện: Dương Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu và một ít ở Bến Cầu.

- Địa hình đồng bằng: là dạng địa hình ở các bãi bồi tạo thành từng dải rộng từ

20 - 150m với chiều dài chỉ vài km. Phân bố dọc hai bờ sông Vàm Cỏ, thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng.

Xét trên góc độ TNDL, Tây Ninh tuy không phong phú về các dạng địa hình nhưng lại có ưu thế là cảnh quan gắn với địa hình núi non thuận lợi cho việc khai thác các hoạt động du lịch như: leo núi, du lịch khám phá, du lịch sinh thái…

■ Tài nguyên khí hậu

Nằm ở vùng nhiệt đới ẩm, ở những vĩ độ thấp (10o57’ đến 11o47’ Bắc), chịu ảnh hưởng của gió mùa nên Tây Ninh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thể hiện rõ tính chất cận xích đạo.

- Chế độ bức xạ: tổng lượng bức xạ dồi dào, trung bình từ 130 - 135 kcal/ cm²/

năm, cán cân bức xạ đạt 70 - 75 kcal/cm²/năm [13]. Lượng bức xạ cao là yếu tố thuận lợi phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.

- Chế độ nhiệt: Tây Ninh có chế độ nhiệt cao và ổn định, nhiệt độ trung bình từ

26 - 27oC. Duy chỉ có khu vực núi Bà Đen do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên có những tháng nhiệt độ xuống dưới 20oC [13]. Nhìn chung chênh lệch nhiệt độ trung

bình giữa các tháng trong năm ở Tây Ninh không lớn, từ 2 - 3oC, trong khi biên độ dao động nhiệt độ ngày lại khá cao, vào các tháng mùa khô có thể lên đến 10 - 12oC.

- Chế độ nắng: Lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, số giờ nắng trung bình năm từ 2700 - 2800 giờ [13].

- Chế độ gió: có 2 loại gió thịnh hành ở Tây Ninh, đó là gió Đông Bắc và gió

mùa Tây Nam, phù hợp với chế độ gió trong khu vực.

- Chế độ mưa: Lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1900 - 2300mm, phân bố

không đều trong năm. Vào mùa mưa, có tới 130 ngày có mưa chiếm khoảng 85% - 90% tổng lượng mưa trong năm [7].

- Chế độ ẩm: độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 82 - 83%, cực đại có thể

tới 86 - 87%. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 20% [13]. Căn cứ vào tiêu chí khí hậu sinh học đối với sức khỏe con người của các nhà khoa học Ấn Độ (phụ lục 3), có thể đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu Tây Ninh như sau:

+ Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC → khá thích nghi (hạng 2) + Nhiệt độ tháng nóng nhất từ 28 - 29oC → khá thích nghi (hạng 2) + Tổng lượng mưa năm từ 1900 - 2300mm → khá thích nghi (hạng 2) + Biên độ nhiệt năm: 2 - 3oC → thích nghi (hạng 1)

Có thể thấy 4/4 chỉ tiêu chủ yếu của khí hậu Tây Ninh được xếp vào hạng 1 và 2, có nghĩa là thích nghi và khá thích nghi, phù hợp cho sức khỏe con người và có thể phục vụ tốt cho du lịch. Nhìn chung khí hậu ở Tây Ninh tương đối ôn hòa, với chế độ bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hoạt động du lịch.

■ Cảnh quan nước

- Nguồn nước mặt: Hệ thống sông ngòi ở Tây Ninh có mật độ khá thưa, chỉ đạt

0,314 km/km2 [13]. Trong năm chế độ nước sông thay đổi rõ rệt theo mùa do sự phân bố mưa thay đổi theo mùa. Nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hai hệ thống sông chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Ở thượng nguồn sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất cả nước có diện tích 27000 ha với dung tích 1,5 tỉ m3 [13]. Hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng

trực tiếp và gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường sinh thái vùng rộng lớn xung quanh hồ. Đồng thời đây còn là một trong những nơi quan trọng cho phát triển ngư nghiệp và có cảnh quan sinh thái hấp dẫn khách du lịch.

- Nguồn nước ngầm: trữ lượng nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, độ sâu

của mạch nước ngầm trung bình từ 4 - 11m. Tổng lượng nước ngầm có thể khai thác từ 50.000 - 100.000m3/giờ [13]. Đây là nguồn nước có chất lượng tốt, có thể phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và du lịch. Ngoài ra, Tây Ninh còn có nguồn nước khoáng ở Ninh Điền (huyện Châu Thành) với trữ lượng 838m3/ngày, đây là nước khoáng nóng Silic cấp (B+C1+C2) với hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người [13].

Có thể thấy nguồn nước phục vụ phát triển du lịch của Tây Ninh khá phong phú. Ngoài việc khai thác cho sản xuất, sinh hoạt, các mặt nước sông, hồ còn được khai thác phục vụ hoạt động du lịch nhưng tỉ lệ khai thác còn quá ít so với tiềm năng.

■ Cảnh quan sinh vật

Rừng ở Tây Ninh mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới miền ĐNB với thảm thực vật rừng đa dạng gồm nhiều chủng loại, phần lớn thuộc loại rừng thưa ít ẩm cây lá rộng, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ, phân bố chủ yếu ở các huyện phía bắc. Theo số liệu thống kê, đến năm 2016 tổng diện tích rừng của Tây Ninh khoảng 66.151 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 45.118 ha [7].

Cảnh quan sinh vật nổi bật nhất của Tây Ninh là VQG Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 30km về phía bắc tây bắc. Lò Gò - Xa Mát có hệ động vật phong phú, đặc biệt là loài chim nước quý hiếm. Đây còn là nơi dừng chân của loài sếu đầu đỏ trên tuyến di cư về nơi sinh sản tại Cam-pu-chia. Hệ thực vật cũng khá phong phú, nhiều loài có giá trị, một số loài đã có tên trong Sách đỏ như: gõ cà te, giáng hương, mạc sưa,… Lò Gò - Xa Mát là một trong những nơi có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái.

TNDL tự nhiên của Tây Ninh là tiền đề cho việc phát triển các hoạt động du lịch với các loại hình đa dạng như tham quan, nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

■ Dân cư và dân tộc

Về dân số: Dân số Tây Ninh đứng hàng thứ 4 ở ĐNB sau TPHCM, Đồng Nai và

Bình Dương (năm 2016 là 1.119.839 người bằng 1,25% dân số cả nước) [7]. Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhanh trong những năm qua. Đến năm 2016, tốc độ chỉ còn 0,75%/năm.

Bảng 2.1. Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016

Đơn vị:%

Năm 2000 2005 2007 2008 2010 2012 2015 2016

Tốc độ gia tăng dân số 1,6 1,25 1,14 1,04 0,86 0,87 0,73 0,75

Nguồn: [7] Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính: Tây Ninh có cơ cấu giới tính khá cân

bằng với 49,8% dân số nam, 50,2% nữ [7]. Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉnh có cơ cấu trẻ: dưới độ tuổi lao động (33,82%), trong độ tuổi lao động (58,5%) và trên độ tuổi lao động (7,68%) [7].

Về lực lượng lao động, chất lượng nguồn lao động: Tây Ninh có lực lượng lao

động khá dồi dào với 648.818 lao động trong tổng số hơn 1,1 triệu dân của tỉnh [7]. Người lao động hầu hết có tính cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật tốt nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế. Hiện nay, Tây Ninh có gần 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Số lượng lao động qua đào tạo có trình độ từ đại học và cao đẳng trở lên chỉ chiếm trên 3% [7], thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước và của vùng Đông Nam Bộ. Việc thiếu lao động có trình độ cao đặt ra thách thức cho PTDL tỉnh trong xu thế hội nhập hiện nay.

Về phân bố dân cư, theo số liệu thống kê năm 2016, dân số toàn tỉnh là

1.119.839 người. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 277 người/ km2. Dân số Tây Ninh chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn, dân số nông thôn chiếm 77,5% tổng số dân, dân số đô thị chỉ chiếm 22,5% [7], thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ và cả nước.

Về cơ cấu nghề nghiệp, có sự chuyển biến đáng kể nhưng khu vực I còn chiếm

Bảng 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động Tây Ninh giai đoạn 2000 - 2016

Đơn vị: %

Năm Cơ cấu nghề nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

2000 63,27 13,14 23,59

2005 59,5 14,5 26

2010 50,5 20,5 29

2016 37,04 26,06 36,9

Nguồn: [7]. Về cơ cấu dân tộc, Tây Ninh có khá nhiều dân tộc sinh sống (khoảng 22 dân tộc),

chủ yếu là các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me và Hoa. Người Kinh chiếm tỉ lệ đông nhất (98,4%) [13], phần lớn có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận… Người Khơ me (chiếm 0,65% dân số) ở xen kẽ với người Kinh; người Hoa (chiếm 0,62% dân số) tập trung đông nhất ở thành phố Tây Ninh và thị trấn Gò Dầu [13]. Người Chăm (chiếm 0,22% dân số), cư trú chủ yếu ở xóm Chăm Đông Tác (thành phố Tây Ninh) và xóm Chăm Tạo Tác (xã Tân Hưng, huyện Tân Châu). Các dân tộc còn lại như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Hmông, Gia-rai, Ê-đê… chỉ chiếm khoảng 0,11% dân số tỉnh [13]. Sự đa dạng của cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa đặc sắc riêng có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch trên địa bàn.

■ Di tích lịch sử - văn hóa

Tây Ninh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là vùng đất vốn có truyền thống anh hùng suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Với đức tính cần cù, lao động sáng tạo và khéo léo, lớp nghệ nhân xưa đã tạo nên những công trình kiến trúc độc đáo được thể hiện tại nhiều đình, chùa, thánh thất... Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, người dân Tây Ninh cũng đã xây dựng nhiều căn cứ địa cách mạng. Theo số liệu thống kê, đến năm 2016 Tây Ninh có 85 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 24 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt) và 61 di tích lịch sử -

văn hóa cấp tỉnh đã được xếp hạng (phụ lục 28). Theo tính chất của các di tích, có thể phân chia thành bốn nhóm chính:

- Nhóm di tích khảo cổ học: gồm một số di tích tiêu biểu như di tích cổ Lâm Tự, các ngôi đền tháp cổ như Bình Thạnh, Chót Mạt…

- Nhóm di tích kiến trúc cổ tiêu biểu: chủ yếu là các ngôi đình phân bố rải rác ở các địa phương, có thể kể ra một số đình tiêu biểu như: đình An Tịnh, đình Gia Lộc, đình Long Thành, đình Hiệp Ninh, đình Thái Bình…

- Nhóm kiến trúc tôn giáo: Ở Tây Ninh có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng nổi

bật nhất là đạo Cao Đài. Số người theo đạo Cao Đài đông nhất. Ngoài ra còn có đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo Hồi…. Mỗi tôn giáo có một kiểu kiến trúc riêng làm cho các nơi thờ tự rất đa dạng, trong đó nổi bật nhất là Tòa Thánh Cao Đài. Đây là một lợi thế của Tây Ninh trong việc thu hút khách du lịch, nhất là đối với những người theo tôn giáo.

- Nhóm di tích lịch sử cách mạng: Tây Ninh là tỉnh giàu truyền thống cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nơi đây từng là căn cứ của Trung ương Cục miền Nam, là Thủ đô của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Ngoài khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam, dọc theo biên giới phía bắc tỉnh còn có nhiều di tích khác, cùng với đó là hệ thống các cánh rừng nguyên sinh, tạo nên địa điểm lý tưởng để cắm trại, về nguồn, nghiên cứu hệ sinh thái... Ngoài ra trên địa bàn Tây Ninh còn có nhiều di tích cách mạng khác. Các di tích lịch sử cách mạng có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch về nguồn, có tác dụng tôn vinh những chiến công hào hùng của các thế hệ trước và giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước. Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa bàn Tây Ninh:

- Khu di tích lịch sử văn hóa – danh thắng và du lịch (DTLSVH – DT & DL ) núi Bà Đen: nằm trên địa bàn 4 xã, phường: Thạnh Tân, Ninh Sơn, Ninh Thạnh, xã Phan,

cách thành phố Tây Ninh 11km về phía đông bắc, cách TPHCM 110km. Núi nằm trong một quần thể DTLSVH nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại.

Núi Bà Đen không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh núi non hùng vĩ mà còn bởi sự linh thiêng của các chùa chiền gắn với câu chuyện huyền thoại dân gian về vị nữ thánh Lý Thị Thiên Hương (tức Bà Đen), người từng được vua Gia Long sắc phong

là Linh Sơn Thánh Mẫu.

Núi Bà Đen còn là căn cứ địa cách mạng, nơi lưu giữ nhiều chứng tích anh hùng qua hai cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân Tây Ninh. Nơi đây có nhiều hang động, từng là căn cứ của quân và dân ta trong kháng chiến. Nơi đây lưu giữ nhiều chiến tích của quân giải phóng, vừa chiến đấu vừa bảo vệ căn cứ và có rất nhiều đơn vị bám núi đánh địch như: Đoàn Hậu cần 32, Tiểu đoàn 47 trinh sát, Liên đội 7…

Với những giá trị to lớn về văn hóa - lịch sử, ngày 21-01-1989, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận xếp hạng núi Bà Đen là Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 100/VH-QĐ. Núi Bà Đen không chỉ có ý nghĩa tham quan, tín ngưỡng mà còn là dấu ấn của chiến trường xưa, nơi lưu giữ những kỉ niệm về một thời oanh liệt và oai hùng của quân và dân ta.

- Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh: Công trình được khởi công từ năm 1931, khánh

thành năm 1955, tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, là vùng thánh địa thiêng liêng của đạo Cao Đài, nơi đặt trụ sở của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh. Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu và đặc sắc ở Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

- Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam: căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)