Cơ sở hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 89 - 91)

CSHT du lịch là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự PTDL. Đôi khi nhiều địa điểm có TNDL phong phú nhưng CSHT yếu kém nên không thể khai thác và PTDL. CSHT du lịch tiêu biểu gồm:

■ Hệ thống giao thông vận tải (GTVT): Do địa hình khá bằng phẳng nên mạng lưới GTVT của tỉnh khá phát triển, bao gồm hai loại hình vận tải: đường bộ và đường thủy.

- Đường bộ: Theo số liệu thống kê đến năm 2016, mạng lưới giao thông đường

bộ trên toàn tỉnh đạt 8.384km, với 2 tuyến quốc lộ, trên 255 tuyến tỉnh lộ và gần 2.700 tuyến đường do cấp xã, phường, thị trấn quản lý, đạt mật độ khoảng 2,1km/km2 [7]. Quốc lộ 22 - đoạn đầu của tuyến đường xuyên Á qua Việt Nam và 22B là 2 tuyến giao thông huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với Tây Ninh mà còn đối với cả nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại và an ninh quốc phòng. Hệ thống các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường nội bộ cũng dần được trải nhựa hoặc bê tông hóa khá kiên cố. Trong tương lai không xa, khi đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An) đi qua địa bàn Tây Ninh được hoàn thành, mạng lưới giao thông

đường bộ của tỉnh sẽ ngày càng hoàn thiện, mang tính kết nối cao hơn và dễ dàng đưa khách du lịch đến với Tây Ninh.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp vận tải chuyên nghiệp liên tiếp ra đời. Các doanh nghiệp này đều trang bị hệ thống xe khách chất lượng cao, tiện nghi và chủ yếu đảm nhận vận tải liên tỉnh, trong đó nhiều nhất là tuyến Tây Ninh - TPHCM. Ngoài ra các loại hình vận tải công cộng như xe bus, taxi cũng ra đời và hoạt động khá nhộn nhịp từ hàng chục năm nay. Đến nay mạng lưới vận tải công cộng hoạt động khá hiệu quả, nối liền tất cả các huyện thị, vươn ra đến tận các cửa khẩu và đi qua hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Chính mạng lưới vận tải này đã đón một lượng du khách không nhỏ từ Cam-pu-chia sang tham quan các điểm du lịch ở Tây Ninh, chủ yếu là đi về trong ngày.

- Đường thủy: Hệ thống vận tải đường thủy trên địa bàn dài 670km [13], khá

thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách nội tỉnh, liên tỉnh và liên vùng. Quan trọng nhất là tuyến vận tải trên hệ thống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Ngoài vận tải đường bộ và đường thủy, Tây Ninh có thể tận dụng cơ sở hạ tầng còn sót lại từ thời kháng chiến chống Mĩ, đó là các sân bay Trảng Lớn (Châu Thành) và sân bay Thiện Ngôn (Tân Biên) để phát triển GTVT hàng không trong tương lai.

Nhìn chung hệ thống GTVT ở Tây Ninh tuy không phong phú về loại hình nhưng có ưu điểm là dễ dàng kết nối với TPHCM và các tỉnh lân cận xung quanh, đây là một lợi thế lớn của Tây Ninh trong kết nối tour, tuyến với các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước.

■ Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện nay gần như tất cả các mạng di động lớn của Việt

Nam đều phủ sóng trên khắp địa bàn tỉnh, kể cả các xã vùng sâu, biên giới. Năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.359.115 thuê bao điện thoại, trong đó hơn 90% là thuê bao di động [7]. Trong khi đó mạng lưới Internet ở địa phương cũng không ngừng lớn mạnh với số lượng thuê bao Internet tăng liên tục qua các năm, đến năm 2015 tỉ lệ người dân sử dụng Internet trên 50% [18].

Các phương tiện và dịch vụ thông tin hiện đại như máy Fax, chuyển phát nhanh EMS, chuyển tiền nhanh… trở nên phổ biến giúp người dân cũng như khách du lịch dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Chất lượng các dịch vụ ngày càng được cải tiến.

■ Hệ thống cấp điện: Hiện nay nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của Tây Ninh được cung cấp từ hệ thống điện miền Nam, qua 9 trạm biến áp 110/220 KV: Tây Ninh, khu công nghiệp Trảng Bàng, Thạnh Đức, Bến Cầu, Tân Hưng, Tân Biên, xi măng Fico Tây Ninh, Bourbon và trạm 220 KV Trảng Bàng 2.

Về lưới điện, tính đến năm 2015, toàn tỉnh có hơn 2.500km đường dây trung thế và hơn 4.000km đường dây hạ thế đạt yêu cầu về kĩ thuật và vận hành. Điện khí hóa nông thôn được đẩy mạnh khi 100% xã, phường, thị trấn đều có điện lưới quốc gia và gần 100% hộ gia đình sử dụng lưới điện quốc gia [18]. Với nguồn điện và mạng lưới điện như trên, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt và phục vụ cho các hoạt động du lịch trên địa bàn.

■ Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước có tổng công suất thiết kế trên 12.000 m3/ngày đêm. Tính đến năm 2015, Tây Ninh có trên 90 công trình cấp nước tập trung, vài chục nghìn giếng đào và hàng trăm nghìn giếng khoan… đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân. Tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm trên 90% và tỉ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch đạt 100% [18]. Hệ thống thoát nước công cộng ở đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, còn ở nông thôn chủ yếu thẩm thấu qua đất.

Có thể thấy hệ thống cơ sở hạ tầng ở Tây Ninh không những đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn mà còn đủ khả năng cung cấp cho các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)