Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “Chuyển từ phát triển trên diện rộng sang phát triển theo chiều sâu; phát
triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh” [83]. Đây là
quan điểm định hướng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, trên cả bình diện quốc gia và từng vùng, từng địa
phương. Quan điểm này cũng phù hợp với chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức thế giới đang tạo ra những cơ hội to lớn đồng thời cũng là những thách thức đối với PTDL. Trong bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có chiến lược PTDL với quan điểm đột phá, đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại với tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững, tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực, quốc tế. Quan điểm PTDL Việt Nam hiện nay cũng xác định rõ [83]:
- PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- PTDL theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
- PTDL bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đầu tư mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư PTDL; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết PTDL.
Chiến lược PTDL trong bối cảnh hội nhập hiện nay phải khắc phục được những điểm yếu, hạn chế trong thời gian qua đồng thời tạo bước phát triển mạnh về chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.
3.1.4. Chiến lược phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ
Ngoài các quan điểm chung trong chiến lược PTDL quốc gia, ĐNB đã cụ thể hóa quan điểm PTDL phù hợp với đặc điểm riêng của vùng [120]:
Thứ nhất, tạo điểm nhấn: Điểm nhấn về quy mô và tính chất các hoạt động du
lịch. Vùng ĐNB cần làm nổi bật vai trò là trung tâm phân phối khách, trung tâm đô thị hiện đại và tiên phong về dịch vụ chuyên nghiệp với tâm điểm TPHCM. TPHCM phải trở thành đầu tàu về thị trường, sản phẩm, trung tâm phân phối khách với điểm nhấn du lịch đô thị, vui chơi giải trí, du lịch MICE được kết nối với các trung tâm tỉnh lị và các khu, điểm du lịch nổi bật trong vùng.
Thứ hai, phong cách đặc trưng: phát triển ý tưởng với phong cách đặc trưng, tạo
sự khác biệt dựa vào thế mạnh nổi trội với đặc thù về yếu tố tự nhiên và văn hóa của mỗi địa phương. Sản phẩm du lịch được hình thành và thiết kết theo ý tưởng riêng đối với từng phân khúc thị trường.
Thứ ba, sản phẩm liên hoàn: Hệ thống sản phẩm du lịch hình thành các tuyến du
lịch đặc sắc liên hoàn giữa các khu, điểm du lịch trong vùng. Mỗi địa phương, mỗi khu du lịch, điểm du lịch có sản phẩm đặc trưng riêng được kết nối trong chuỗi giá trị cung ứng du lịch của vùng, đảm bảo bổ sung cho nhau. Những yếu tố tương đồng về sản phẩm du lịch được thiết kế có khả năng thay thế nhau; những yếu tố khác biệt về sản phẩm du lịch được thiết kế bổ sung cho nhau.
Thứ tư, tính phân biệt: kết hợp cả hai quan điểm phát triển sản phẩm đặc trưng và
liên hoàn đặt ra yêu cầu đảm bảo sự phân biệt xuất phát từ sự khác biệt của nhu cầu các phân đoạn thị trường khác nhau. Trong cùng một loại hình du lịch, cùng một không gian du lịch cần thiết quy hoạch các khu, điểm, dịch vụ khác nhau phục vụ các đối tượng khách khác nhau.
3.1.5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Tây Ninh đến năm 2020
Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần
thứ IX (9/2010) Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kì 2010 - 2015 nêu nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế nói chung là: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững” [17]. Đối với ngành dịch vụ nói riêng “Đẩy mạnh phát triển thương mại, các ngành dịch vụ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [17].
Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ X (10/2015) Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kì 2015 - 2020 nêu nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế nói chung là: “Đẩy mạnh tái
cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” [18].
Như vậy, có thể thấy chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh hướng đến việc nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu mới, chiến lược này cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, trong đó có du lịch.
3.1.6. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh
Đối với ngành du lịch, nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (9/2010) nêu rõ : “Cần đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khu du lịch núi Bà Đen, xây dựng, nâng cấp các khu, điểm du lịch hiện có; quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng, dịch vụ du lịch sông Vàm Cỏ Đông, du lịch sinh thái VQG Lò Gò - Xa Mát, Trung tâm tái hiện di tích lịch sử Cách mạng Miền Nam tại Bời Lời; Nâng cấp, mở rộng khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam” [17].
Đối với các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch Tây Ninh trong thời gian tới, nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (10/2015) cũng nêu rõ: “Phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh” [18]. PTDL gắn liền với tạo việc làm, tăng
thêm thu nhập, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, một số chiến lược cụ thể sau được ưu tiên phát triển.
- Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch: Tạo ra sản phẩm du lịch mới, độc đáo,
mang bản sắc địa phương; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho các điểm du lịch, cụm du lịch. Xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Tây Ninh gắn liền với TNDL sinh thái và di tích lịch sử, tâm linh.
- Chiến lược thị trường: Cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường du lịch hiện tại và các thị trường du lịch tiềm năng để tạo cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược về sản phẩm du lịch cũng như các chiến lược phát triển khác. Chiến lược phát triển thị trường cần hướng tới phát triển đồng thời cả thị trường khách quốc tế và nội địa, chú trọng khai thác thị trường khách có lưu trú.
- Chiến lược đầu tư cho du lịch: Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực du lịch từ mọi
thành phần kinh tế để nhanh chóng phát triển các dự án du lịch, các loại hình du lịch. Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, huy động mọi nguồn lực để đầu tư PTDL.
- Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ
sở vật chất kĩ thuật du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách du lịch khác nhau.
- Chiến lược đào tạo và giáo dục du lịch: Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của ngành trong điều kiện đất nước hội nhập khu vực và quốc tế.
- Chiến lược bảo vệ môi trường du lịch: Chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp
lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên đảm bảo PTBV cho ngành du lịch. PTDL phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn tài nguyên nhân văn.
3.1.7. Căn cứ từ thực trạng phát triển du lịch của tỉnh
Hoạt động du lịch của Tây Ninh đang có những bước phát triển khá, lượng khách đến ngày càng tăng, doanh thu cũng như chất lượng phục vụ du lịch ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động du lịch cũng đang gặp nhiều thách thức.
Trước tiên, việc đầu tư CSHT chưa có nhiều chuyển biến, chưa xây dựng được các loại hình du lịch hấp dẫn, hiệu quả du lịch chưa tương xứng với tiềm năng TNDL của địa phương. Số lượt khách (đặc biệt khách quốc tế) và thời gian lưu trú của khách còn ít nên hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao. Hoạt động lữ hành còn yếu, chủ yếu chỉ phục vụ cho việc lưu trú và đi lại; thiếu các tuyến du lịch thật sự hấp dẫn để thu hút du khách, chưa gắn kết hiệu quả các hoạt động du lịch với các lễ hội, làng nghề truyền thống, chủ yếu còn mang tính mùa vụ, tự phát. Doanh thu còn thấp và mất cân đối, dịch vụ ăn uống và lưu trú chiếm tỉ lệ lớn. Hoạt động du lịch còn nhỏ lẻ, manh mún, kinh doanh dịch vụ du lịch còn lộn xộn, thiếu các điểm du lịch tổng hợp với nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn để thu hút du khách. Ngoài ra, hoạt động du lịch còn chưa chuyên nghiệp, các chương trình quảng bá chưa sâu rộng và chủ yếu chỉ ở trong nước, không có quảng bá ở nước ngoài; trình độ, năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được các tuyến du
lịch quan trọng (đặc biệt hướng dẫn du khách quốc tế). Kĩ năng quản lý, khả năng hội nhập du lịch khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hấp dẫn du khách, nhất là du khách quốc tế đến Tây Ninh.
3.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh thời kì hội nhập
3.2.1. Định hướng chung
PTDL Tây Ninh phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.
Dựa trên tiềm năng và thế mạnh nổi trội, PTDL trên địa bàn Tây Ninh cần theo định hướng: lấy du lịch tâm linh gắn liền với lễ hội và du lịch về nguồn gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng làm hướng chủ đạo phát triển. Du lịch sinh thái cũng là một hướng chính cần được ưu tiên phát triển.
3.2.2. Định hướng cụ thể
3.2.2.1. Tăng lượng khách du lịch
Định hướng này được xây dựng theo quan điểm: kết hợp nội lực với các điều kiện quốc tế, trong đó coi nội lực là nguồn lực phát triển chủ yếu của du lịch Tây Ninh. Phương án này được đưa ra có tính đến tác động của các dự án du lịch, dịch vụ đã và sẽ được triển khai tại các khu vực tiềm năng. Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như mục tiêu trong quy hoạch đặt ra. Theo Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
Đến năm 2020: Tây Ninh đón 6,187 triệu lượt khách, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 10,82%, trong đó có 15,8 ngàn lượt khách quốc tế; Tổng số khách có lưu trú là 2,121 triệu lượt khách với mức tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 là 10,06%, trong đó khách quốc tế đạt xấp xỉ là 16 ngàn lượt khách, mức tăng trưởng là 6,37%, khách du lịch nội địa là 2,105 triệu lượt khách, mức tăng trưởng 10,01%. Khách tham quan đạt xấp xỉ là 4,066 triệu lượt khách, mức tăng trưởng 11,2% [66]. Tuy nhiên, với số lượt khách quốc tế năm 2016 đã vượt dự báo trong quy hoạch (năm
2016 đạt 18,2 ngàn lượt và tốc độ TTBQ giai đoạn 2000 - 2016 là 18,74%), theo tính toán của tác giả ước tính đến năm 2020, số lượt khách quốc tế đến Tây Ninh khoảng 19,6 ngàn lượt và đến năm 2030 con số này cũng sẽ vượt số dự báo trong quy hoạch khá nhiều.
Đến năm 2030: Tây Ninh đón 10,040 triệu lượt khách, trong đó có 34,2 ngàn lượt khách quốc tế; Tổng số khách có lưu trú là 3,959 triệu lượt khách với mức tăng trưởng 12,4%, trong đó khách quốc tế hơn 34 ngàn lượt khách, mức tăng trưởng là 12,6%, khách du lịch nội địa là 3,925 triệu lượt khách với mức tăng trưởng 12,4%. Khách tham quan đạt xấp xỉ là 6,081 triệu lượt khách, mức tăng trưởng 15,5% [66].
Phương án này đảm bảo tăng trưởng cao vừa phải, phù hợp với khả năng huy động các điều kiện, tiềm năng và nguồn lực trong thời gian từ nay cho đến năm 2020, đồng thời phù hợp với quy hoạch vùng về kết cấu hạ tầng và mục tiêu phục vụ PTDL.
3.2.2.2. Tăng nguồn thu du lịch
Cùng với mức tăng lượng khách dự báo như phương án nêu trên, mức chi tiêu bình quân hàng ngày của khách du lịch đến Tây Ninh được dự báo cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Mức chi tiêu bình quân/ngày của khách du lịch quốc tế: Theo dự báo trong quy hoạch, với mức chi tiêu tăng từ 60 USD (năm 2015), đến năm 2020 sẽ ước đạt 65 USD [66]; Tuy nhiên, trên thực tế năm 2016 mức chi tiêu khách quốc tế trên địa bàn đã đạt khoảng 70 USD, cao hơn dự báo trong quy hoạch. Theo tính toán của tác giả, giai đoạn 2016 - 2020, sản phẩm du lịch trên địa bàn từng bước được đầu tư xây dựng nên chi tiêu của khách cũng sẽ tiếp tục tăng lên, dự báo đối với khách quốc tế ước đạt 75 USD (năm 2020). Giai đoạn từ năm 2020 trở đi khi các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa, các dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng với chất lượng cao, sản phẩm du lịch mới hình thành đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu của khách làm cho độ dài lưu trú của khách tăng lên, khi đó mức chi tiêu trung bình của khách cũng sẽ tăng theo, theo quy hoạch ước tính đến năm 2030 sẽ đạt mức chi tiêu của mỗi khách là 90 USD [66] và thậm chí có thể còn cao hơn nữa.
Chi tiêu bình quân/ngày của khách du lịch nội địa: Mức độ chi tiêu của khách du lịch nội địa trong giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 5 - 10 USD, chi tiêu này chủ yếu dành
cho lưu trú, ăn uống, vé tham quan, còn các dịch vụ khác không đáng kể. Giai đoạn 2015- 2020, mức chi tiêu khách du lịch nội địa tại Tây Ninh sẽ tăng lên đáng kể, tuy nhiên vì chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn nên mức chi tiêu cũng chỉ