■ Giải pháp phát triển không gian du lịch
Theo định hướng không gian PTDL trên địa bàn, Tây Ninh sẽ hình thành 3 cụm du lịch. Trên thực tế hiện nay, các dự án du lịch thường chậm tiến độ về thời gian, xác định phạm vi cho các dự án không rõ và chồng lấn, liên quan đến nhiều ngành và sự đồng thuận của cộng đồng không cao. Do vậy cần phổ biến quy hoạch du lịch rõ ràng, cụ thể vì chúng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và cộng đồng dân cư. Đối với mỗi cụm du lịch, cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lặp với khu vực khác, kêu gọi đầu tư đồng bộ vào các cụm du lịch theo phương châm: nhà nước đầu tư CSHT, xã hội hóa các điểm du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm.
■ Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong PTDL
Ngành du lịch cần xây dựng 1 website riêng theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin để phục vụ cho công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu hình ảnh du lịch Tây Ninh; đồng thời đây cũng là trang website chung cho các doanh nghiệp giới thiệu mua, bán chương trình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kiến thức mới đối với các lĩnh vực du lịch, tập trung cho việc phân tích đánh giá TNDL, thị trường, sản phẩm, hiệu quả, các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu có liên quan đến du lịch để làm cơ sở cho việc định hướng PTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc quản lý và vận hành các hoạt động kinh doanh du lịch như công nghệ GIS, phần mềm SPSS trong kiểm kê, đánh giá và phân loại TNDL, sản phẩm và thị trường….
■ Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Việc PTDL có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với môi trường và mục tiêu PTBV. Để PTDL bền vững và bảo vệ môi trường du lịch, cần chú ý đến một số nội dung sau:
- Khai thác hợp lý và tránh làm ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tiến tới việc loại bỏ phát thải bừa bãi các loại rác thải rắn, đồ nhựa…
- Cần kiểm soát lượng khách đến phù hợp với sức chứa của từng điểm du lịch, đặc biệt là những dịp diễn ra lễ hội, nhất là Hội xuân núi Bà.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa ở các điểm du lịch và địa phương làm du lịch thông qua tập huấn, tuyên truyền vận động cộng đồng địa phương.
- Có những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch, có những quy định xử phạt hẳn hoi về các hành động xả rác hoặc gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiêm cấm các hành vi xâm hại di tích; thường xuyên kiểm tra, giám sát các di tích để có kế hoạch trùng tu, tôn tạo kịp thời.
■ Xây dựng mô hình phát triển điểm du lịch, lấy ví dụ cụ thể trường hợp hồ Dầu
Tiếng Nguồn: tác giả Quản lý nhà nước Ban quản lý KDL hồ Dầu Tiếng Chính quyền địa phương Các tổ chức phi
chính phủ (NGOs) Cộng đồng Doanh nghiệp
- Vai trò của từng đối tượng:
* Cộng đồng dân cư địa phương: Đây là nhóm chủ chốt trong hoạt động du lịch,
họ có vai trò cung cấp các sản phẩm du lịch như lưu trú tại nhà, đưa khách đi tham quan, sinh hoạt với người dân, tham gia các trò chơi và hoạt động giải trí…
Cộng đồng địa phương cũng là những người tham gia tích cực nhất trong tổ chức các hoạt động du lịch. Cộng đồng cam kết đón tiếp khách và phục vụ khách du lịch theo đúng các cam kết trong hoạt động du lịch, đồng thời tránh hiện tượng chặt chém khách du lịch hoặc làm mất đi giá trị sinh thái, thư giãn, nghỉ dưỡng của điểm đến. Do vậy, cộng đồng sẽ đóng vai trò lớn trong việc giáo dục môi trường và giám sát các hành vi tác động đến môi trường của khách du lịch.
Với phương thức hoạt động như trên cộng đồng giữ vai trò chủ động, lợi ích thu được từ hoạt động du lịch tương đối cao, họ sẽ phải gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa để duy trì và phát triển hoạt động du lịch, do vậy sẽ giảm thiểu việc khai thác tài nguyên, hủy hoại môi trường và đa dạng sinh học.
Cộng đồng địa phương sẽ là nhân tố bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường tích cực nhất, họ coi TNDL như tài sản của mình và ra sức bảo vệ, duy trì, tôn tạo, từ đó hình thành các sản phẩm du lịch bản địa đặc trưng thu hút khách du lịch.
* Quản lý nhà nước (Chính phủ và các bộ, ngành liên quan): Chịu trách nhiệm
xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL; ban hành, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến điểm đến, chức năng của điểm đến và chú ý đến chức năng phát triển du lịch, cơ chế chia sẻ lợi ích và đầu tư cho điểm đến,...
* Chính quyền địa phương các cấp: Cần xây dựng được khung quản lý quy
hoạch, chiến lược PTDL và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch hàng năm tại điểm đến. Chính quyền địa phương cấp xã, huyện phải có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực…
* Ban quản lý khu du lịch (KDL) hồ Dầu Tiếng: UBND tỉnh Tây Ninh thống
nhất quản lý nhà nước, giao cho Ban quản lý KDL tổ chức quản lý, khai thác và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững,
Ban quản lý cần phải lập kế hoạch phân vùng chức năng và quy định nghiêm ngặt cho từng vùng (dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển DLST hồ Dầu Tiếng Tây Ninh).
* Các doanh nghiệp: Các công ty du lịch trong nước và ngoài nước cung cấp tour
cho khách đến tham quan; có thể tham gia xây dựng và quảng bá các SPDL. Các doanh nghiệp này cần nhận thức và có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục du khách về bảo vệ môi trường, đặc biệt nhấn mạnh vai trò cung cấp nước sinh hoạt của hồ cho các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp cần sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, phối hợp với địa phương để ấn định mức phí các hoạt động dịch vụ du lịch.
* Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): có vai trò hỗ trợ tổ chức mô hình, tài trợ về
vật chất, hướng dẫn các công nghệ và giúp đỡ kinh nghiệm.
* Khách du lịch: có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của cộng đồng. Khách du lịch
được tham quan, nghỉ dưỡng, dã ngoại, cắm trại… theo các tuyến du lịch đã được cơ quan nhà nước quy hoạch cho phép tham quan.
- Cơ chế hoạt động của mô hình:
* Cơ chế liên kết: chính quyền và các tổ chức phối hợp liên kết với cộng đồng
địa phương tổ chức các hoạt động du lịch.
* Cơ chế hoạt động: Các cơ quan quản lý chủ trì thực hiện, xây dựng các kế
hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khác có vai trò giúp đỡ cộng đồng thực hiện, thể hiện qua các hoạt động như đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
* Cơ chế chia sẻ lợi ích: Đây là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động du lịch.
Cần phải có sự hài hòa lợi ích giữa các bên, trong đó người dân phải là người hưởng lợi chủ yếu, cộng đồng là người tự quyết định thu nhập và mức độ tham gia của mình đối với các hoạt động du lịch.
3.4. Kiến nghị
- Đối với Trung ương (Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan): cần có những Hội nghị
xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho Tây Ninh, trong đó dành ưu tiên cho tỉnh những dự án liên quan đến CSHT và du lịch vì Tây Ninh là một trong những địa phương giàu tiềm năng nhưng tiềm năng này vẫn còn bỏ ngõ.
- Đối với UBND tỉnh: cần đưa Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như Nghị quyết
chuyên đề về du lịch của Tỉnh ủy vào thực hiện một cách sáng tạo, quyết liệt. UBND tỉnh cần đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, trong đó cần thực hiện quyết liệt vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư du lịch (điển hình là trường hợp tập đoàn Sungroup hiện nay). UBND tỉnh cũng cần quan tâm sát sao, đôn đốc để đưa các dự án du lịch hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.
- Đối với Sở VH,TT&DL: đây là cơ quan chuyên môn quan trọng nhất trong lĩnh vực
du lịch, cần làm tốt công tác tham mưu và quản lý các vấn đề liên quan đến du lịch trên địa bàn. Sở cần tham mưu với UBND tỉnh tách mảng du lịch từ trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại - dịch vụ - du lịch Tây Ninh, hình thành trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch Tây Ninh đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước mảng xúc tiến, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho du lịch trên địa bàn.
- Đối với chính quyền địa phương: cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong
vấn đề tuyên truyền, giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các khu vực quy hoạch PTDL.
Đối với các dự án du lịch chậm tiến độ về thời gian, xác định phạm vi cho các dự án không rõ và chồng lấn, liên quan đến nhiều ngành và sự đồng thuận của cộng đồng không cao. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải có sự chung tay và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và cả cộng đồng dân cư.
- Đối với cộng đồng địa phương: Cần nâng cao nhận thức cho người dân địa phương,
họ phải thấy được cộng đồng địa phương là người được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch và họ cũng chính là những người bảo vệ, giữ gìn tài nguyên quan trọng nhất. Cộng đồng địa phương phải ý thức được du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn.
- Đối với các doanh nghiệp du lịch: cần liên kết lại và hình thành Hiệp hội du lịch Tây
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Với nhiều tiềm năng và lợi thế PTDL, Tây Ninh luôn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong những năm qua ngành du lịch trên địa bàn đã góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm qua tập trung chủ yếu vào khai thác nguồn TNDL sẵn có trên địa bàn, tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn, thách thức. Sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu các điểm vui chơi giải trí đi kèm, CSHT - VCKT yếu kém, khả năng cạnh tranh chưa cao… là những trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được nhằm thúc đẩy sự PTDL trên địa bàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành du lịch cần chú trọng việc phát triển gắn với đáp ứng yêu cầu của hội nhập, cần thực hiện theo hướng kết hợp đồng bộ các giải pháp: phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng CSHT - VCKT du lịch; giải pháp về cơ chế chính sách PTDL; liên kết và hợp tác trong PTDL; thu hút đầu tư nước ngoài; giải pháp quản lý nhà nước về du lịch; bảo tồn, tôn tạo các điểm tham quan du lịch; tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và PTBV…
KẾT LUẬN
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Ở Việt Nam, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua và PTDL được xem như một hướng ưu tiên trong phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Tây Ninh là một trong những địa phương có nhiều thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tỉnh có vị trí thuận lợi, chỉ cách TPHCM chưa đầy 100km dọc theo quốc lộ 22. Trên trục đường Xuyên Á, Tây Ninh có vị trí quan trọng như điểm cầu nối giữa hai trung tâm du lịch TPHCM và thủ đô Phnôm Pênh. Bên cạnh sự thuận lợi của vị trí địa lí, Tây Ninh còn có TNDL khá phong phú với những điểm đến có giá trị lớn về tự nhiên và nhân văn như núi Bà Đen; Tòa Thánh Cao Đài; di tích đặc biệt Căn cứ Trung ương cục miền Nam… tất cả làm nên lợi thế về du lịch mà không phải địa phương nào tại Việt Nam cũng có được.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các thành quả đã đạt được của du lịch Tây Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan mang lại. Sản phẩm du lịch đơn điệu, số lượng tài nguyên được đưa vào khai thác còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, chủ yếu tập trung khai thác ở khu du lịch núi Bà Đen và phụ cận, những điểm khác chưa được đầu tư khai thác tương xứng dẫn đến lãng phí tài nguyên, hiệu quả PTDL không cao.
Trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng đã có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được nâng cao sẽ tạo ra tiềm năng và nhu cầu mới đối với ngành du lịch, do vậy việc khai thác và PTDL của tỉnh đòi hỏi mang tính chiến lược và hiệu quả hơn. Hoạt động du lịch ở Tây Ninh cần nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương nhằm góp phần thúc đẩy sự PTDL trên địa bàn.
việc đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đồng thời khắc phục những tồn tại yếu kém trong quá trình PTDL trong thời gian qua, gắn hoạt động khai thác TNDL với công tác bảo tồn, tôn tạo, hướng tới mục tiêu PTBV.
Để hướng tới mục tiêu PTDL đáp ứng được yêu cầu hội nhập, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có các giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; giải pháp về cơ chế chính sách PTDL; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác trong PTDL, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và PTBV…
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Trọng Hiếu (2013), “Du lịch Tây Ninh - Hiện trạng và triển vọng phát triển”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 7, Thái Nguyên, tr.185 - 189. 2. Nguyễn Trọng Hiếu (2014), “Phát triển du lịch về nguồn - Thế mạnh của du lịch
tỉnh Tây Ninh”,Tạp chí Khoa học - Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học
Sư phạm TPHCM, số 55(89), tháng 2 - 2014, tr.128 - 137.
3. Nguyễn Trọng Hiếu (2014), “Phát triển các loại hình du lịch của tỉnh Tây Ninh hướng đến hội nhập”, Kỷ yếu Hội nghị Địa Lý toàn quốc lần thứ 8 (quyển số 2),
Trường Đại học Sư phạm TPHCM ngày 1,2 - 11 - 2014, tr.543 - 551.
4. Nguyễn Trọng Hiếu (2015), “Phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch về nguồn