3.2.2.1. Tăng lượng khách du lịch
Định hướng này được xây dựng theo quan điểm: kết hợp nội lực với các điều kiện quốc tế, trong đó coi nội lực là nguồn lực phát triển chủ yếu của du lịch Tây Ninh. Phương án này được đưa ra có tính đến tác động của các dự án du lịch, dịch vụ đã và sẽ được triển khai tại các khu vực tiềm năng. Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như mục tiêu trong quy hoạch đặt ra. Theo Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
Đến năm 2020: Tây Ninh đón 6,187 triệu lượt khách, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 10,82%, trong đó có 15,8 ngàn lượt khách quốc tế; Tổng số khách có lưu trú là 2,121 triệu lượt khách với mức tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 là 10,06%, trong đó khách quốc tế đạt xấp xỉ là 16 ngàn lượt khách, mức tăng trưởng là 6,37%, khách du lịch nội địa là 2,105 triệu lượt khách, mức tăng trưởng 10,01%. Khách tham quan đạt xấp xỉ là 4,066 triệu lượt khách, mức tăng trưởng 11,2% [66]. Tuy nhiên, với số lượt khách quốc tế năm 2016 đã vượt dự báo trong quy hoạch (năm
2016 đạt 18,2 ngàn lượt và tốc độ TTBQ giai đoạn 2000 - 2016 là 18,74%), theo tính toán của tác giả ước tính đến năm 2020, số lượt khách quốc tế đến Tây Ninh khoảng 19,6 ngàn lượt và đến năm 2030 con số này cũng sẽ vượt số dự báo trong quy hoạch khá nhiều.
Đến năm 2030: Tây Ninh đón 10,040 triệu lượt khách, trong đó có 34,2 ngàn lượt khách quốc tế; Tổng số khách có lưu trú là 3,959 triệu lượt khách với mức tăng trưởng 12,4%, trong đó khách quốc tế hơn 34 ngàn lượt khách, mức tăng trưởng là 12,6%, khách du lịch nội địa là 3,925 triệu lượt khách với mức tăng trưởng 12,4%. Khách tham quan đạt xấp xỉ là 6,081 triệu lượt khách, mức tăng trưởng 15,5% [66].
Phương án này đảm bảo tăng trưởng cao vừa phải, phù hợp với khả năng huy động các điều kiện, tiềm năng và nguồn lực trong thời gian từ nay cho đến năm 2020, đồng thời phù hợp với quy hoạch vùng về kết cấu hạ tầng và mục tiêu phục vụ PTDL.
3.2.2.2. Tăng nguồn thu du lịch
Cùng với mức tăng lượng khách dự báo như phương án nêu trên, mức chi tiêu bình quân hàng ngày của khách du lịch đến Tây Ninh được dự báo cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Mức chi tiêu bình quân/ngày của khách du lịch quốc tế: Theo dự báo trong quy hoạch, với mức chi tiêu tăng từ 60 USD (năm 2015), đến năm 2020 sẽ ước đạt 65 USD [66]; Tuy nhiên, trên thực tế năm 2016 mức chi tiêu khách quốc tế trên địa bàn đã đạt khoảng 70 USD, cao hơn dự báo trong quy hoạch. Theo tính toán của tác giả, giai đoạn 2016 - 2020, sản phẩm du lịch trên địa bàn từng bước được đầu tư xây dựng nên chi tiêu của khách cũng sẽ tiếp tục tăng lên, dự báo đối với khách quốc tế ước đạt 75 USD (năm 2020). Giai đoạn từ năm 2020 trở đi khi các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa, các dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng với chất lượng cao, sản phẩm du lịch mới hình thành đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu của khách làm cho độ dài lưu trú của khách tăng lên, khi đó mức chi tiêu trung bình của khách cũng sẽ tăng theo, theo quy hoạch ước tính đến năm 2030 sẽ đạt mức chi tiêu của mỗi khách là 90 USD [66] và thậm chí có thể còn cao hơn nữa.
Chi tiêu bình quân/ngày của khách du lịch nội địa: Mức độ chi tiêu của khách du lịch nội địa trong giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 5 - 10 USD, chi tiêu này chủ yếu dành
cho lưu trú, ăn uống, vé tham quan, còn các dịch vụ khác không đáng kể. Giai đoạn 2015- 2020, mức chi tiêu khách du lịch nội địa tại Tây Ninh sẽ tăng lên đáng kể, tuy nhiên vì chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn nên mức chi tiêu cũng chỉ tập trung cho lưu trú, ăn uống, tham quan tại các điểm, khu du lịch nên mức chi tiêu ước đạt 15 - 20 USD [66]. Giai đoạn từ năm 2020 trở đi, mức chi tiêu sẽ ngày càng tăng khi có nhiều dịch vụ mới, sản phẩm du lịch đa dạng hơn, ước tính đến năm 2030 là từ 30 USD trở lên [66].
Trên cơ sở mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Tây Ninh, doanh thu từ hoạt động du lịch của Tây Ninh cũng tăng lên: doanh thu từ khách du lịch quốc tế tăng từ 1,26 triệu USD (2016) và đến năm 2020 ước đạt 2,05 triệu USD [66]. Doanh thu khách nội địa tăng từ hơn 440 tỉ đồng (21,02 triệu USD, năm 2010) lên 742 tỉ đồng (khoảng 32,9 triệu USD, năm 2016) [64] và tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 106,68 triệu USD (năm 2020) và dự báo đến năm 2030, doanh thu du lịch trên địa bàn là 347,25 triệu USD; trong đó khách du lịch có lưu trú đạt 230,82 triệu USD [66].
Nguồn doanh thu chủ yếu của du lịch Tây Ninh hiện nay từ: lưu trú, ăn uống, vé tham quan. Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu là một yếu tố rất quan trọng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Do vậy, cần đầu tư cho sản xuất các mặt hàng lưu niệm, các dịch vụ phụ trợ khác và đầu tư cải tạo, xây mới các khu vui chơi giải trí để hướng du khách chi tiêu nhiều hơn vào mua sắm hàng hóa và sử dụng các dịch vụ.
3.2.2.3. Định hướng thị trường khách du lịch
■ Thị trường khách du lịch quốc tế
Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng du lịch ĐNB, là cửa ngõ phía tây của các tỉnh trong vùng với Vương quốc Cam-pu-chia qua 2 cửa khẩu quốc tế, phía đông nối liền với trung tâm du lịch TPHCM, gần đô thị Vũng Tàu và các khu kinh tế phía Nam nên thị trường khách quốc tế của Tây Ninh chịu ảnh hưởng bởi sự tác động và chi phối của thị trường khách quốc tế từ các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước. Vì vậy, du lịch Tây Ninh sẽ có thị trường khách rất đa dạng, phong phú và tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch quốc tế cũng khá đặc biệt hơn các tỉnh khác trong vùng. Sau đây là định hướng và thứ tự ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch cho Tây Ninh.
- Thị trường khách du lịch từ các trung tâm du lịch Cam-pu-chia thông qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Mộc Bài và Xa Mát. Đây là thị trường đầy tiềm năng của du
lịch Tây Ninh, vì Tây Ninh nằm giáp với Cam-pu-chia, là cầu nối giữa 2 thành phố lớn của 2 nước Việt Nam và Cam-pu-chia nên Tây Ninh sẽ được hưởng lợi từ nguồn khách Cam-pu-chia. Ngoài khách Cam-pu-chia, còn có khách du lịch của các nước khác đi đến Cam-pu-chia tham quan du lịch có nhu cầu chuyển tiếp đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế trên địa bàn; khách du lịch Caravan theo đường Xuyên Á; khách du lịch công vụ, nghỉ dưỡng, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch thăm thân...
- Thị trường khách du lịch quốc tế từ các trung tâm du lịch TPHCM, Thành phố Cần Thơ. Tây Ninh cách TPHCM - trung tâm du lịch lớn bậc nhất của cả nước - 99 km
và Cần Thơ - trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn nhất vùng ĐBSCL - khoảng 260 km - so về khoảng cách địa lý trong kinh doanh du lịch như vậy là rất gần, có ảnh hưởng nhất định đối với du lịch Tây Ninh. Về hệ thống giao thông đường bộ, đường sông từ các trung tâm du lịch này đến tỉnh Tây Ninh cũng rất thuận lợi, an toàn và dễ dàng đi lại, góp phần quan trọng đối với thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan du lịch Tây Ninh. Vì vậy, du lịch Tây Ninh xác định đây là 2 thị trường tiềm năng cho phát triển du lịch trên địa bàn.
Một số thị trường khách du lịch quốc tế cụ thể có ý nghĩa đối với PTDL tỉnh Tây Ninh:
- Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương: Đây là thị trường chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam, riêng ở Tây Ninh năm 2016 chiếm 52% thị phần khách quốc tế (phụ lục 10) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Các thị trường chính bao gồm: ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Cụ thể:
+ Thị trường các nước ASEAN: gồm các thị trường như Cam-pu-chia, Thái Lan,
Myanma, Lào, Singapore...; trong đó tập trung vào thị trường trọng điểm là Cam-pu- chia với các loại hình du lịch: Caravan, du lịch thăm thân, du lịch kết hợp chữa bệnh...
+ Thị trường khách Trung Quốc: Đây là thị trường có xu hướng tăng mạnh trong
của khách Trung Quốc thấp nên dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình, phù hợp với địa phương đang có. Thị trường khách du lịch Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao là thị trường mà người dân có xu hướng đi du lịch ngày càng tăng; cho đến nay nguồn khách này đến tham quan du lịch Tây Ninh còn khiêm tốn; trong tương lai gần ngành du lịch Tây Ninh cần thông qua các đầu mối du lịch hoặc qua thị trường Cam- pu-chia, Trung Quốc, Lào và Thái Lan để thu hút nguồn khách này.
+ Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Đây là thị trường châu Á có khả năng chi
trả cao nhất, chiếm khoảng 10 - 12% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam [66]. Tuy nhiên, khách du lịch Nhật Bản trực tiếp đến Tây Ninh còn hạn chế nhưng đến các các trung tâm du lịch của Việt Nam tương đối nhiều.
+ Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: Hiện nay khách du lịch Hàn Quốc đến các trung tâm du lịch Việt Nam như Hà Nội, Huế, TPHCM ngày càng tăng; nguồn khách đến Việt Nam thông qua thị trường du lịch Thái Lan, Singapore, Cam-pu-chia cũng có xu hướng tăng lên, đây là nguồn khách tiềm năng đối với du lịch Tây Ninh. Vì vậy, cần có chiến lược thị trường hợp lý để thu hút nguồn khách này qua các trung tâm du lịch trong và ngoài nước.
- Thị trường Tây Âu: Là thị trường quan trọng, đang có xu hướng tăng lên, khách
thuộc các thị trường này có khả năng chi trả rất cao. Bên cạnh đó, khách du lịch Tây Âu đến thị trường Cam-pu-chia, Thái Lan, Singapore cũng có xu hướng tăng lên. Vì vậy, ngành du lịch Tây Ninh cần đầu tư xúc tiến, liên kết khai thác thị trường khách này thông qua các trung tâm du lịch của các nước lân cận.
- Thị trường du lịch Đông Âu: Trong mấy năm gần đây, thị trường khách du lịch
Đông Âu có xu hướng đến Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường khách du lịch Nga. Vì vậy, ngành du lịch Tây Ninh cần có giải pháp quảng bá, xúc tiến liên kết khai thác thị trường tiềm năng này.
- Thị trường Châu Mĩ: Trong thời gian gần đây, thị trường khách du lịch từ châu
Mĩ đến tham quan du lịch các nước ASEAN có xu hướng tăng, đặc biệt là khách từ các nước Mĩ, Canađa,...; bên cạnh đó, hơn nửa triệu bà con Việt kiều đang sống và làm việc trên lục địa này cũng có nguyện vọng về thăm quê hương và thực tế hàng năm vào dịp Tết, hàng ngàn bà con Việt kiều đã về thăm quê hương, kết hợp đi du lịch. Đây
là thị trường tiềm năng, ngành du lịch Tây Ninh cần có giải pháp để xúc tiến và quảng bá thu hút khách du lịch từ các thị trường này.
■ Thị trường khách du lịch nội địa
Thời gian qua, khách du lịch nội địa từ các tỉnh vùng ĐNB, ĐBSCL và Tây Nguyên, đặc biệt là khách du lịch nội địa từ các thị trường trọng điểm TPHCM, Bình Dương, Long An, Cần Thơ… đến tham quan du lịch Tây Ninh ngày càng tăng về số lượng và số ngày lưu trú. Mục đích khách nội địa đi du lịch cũng rất đa dạng, trong đó xu hướng du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái ngày càng chiếm thị phần lớn trong dòng khách du lịch nội địa đến Tây Ninh. Thứ tự ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch nội địa được xác định như sau:
- Thị trường khách du lịch tại TPHCM: Tây Ninh là cầu nối giữa 2 trung tâm TPHCM và Phnôm Pênh, là cửa ngõ đi quốc tế của các tỉnh ĐNB và TPHCM. Đây còn là thành phố công nghiệp có đội ngũ công nhân đông đảo và cường độ lao động rất cao nên nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi là không thể thiếu. Đồng thời TPHCM còn là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục… nên hàng năm diễn ra nhiều cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, trao đổi mua bán,... của các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nhân và hàng ngàn học sinh, sinh viên đến nhập học... Đây là nguồn khách có thể khai thác, thu hút với số lượng lớn đến tham quan du lịch trên địa bàn Tây Ninh. Loại hình tham quan chủ yếu là tín ngưỡng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu, du lịch cuối tuần...
- Thị trường khách du lịch từ các tỉnh lân cận và các vùng khác. Tây Ninh liền kề
các tỉnh như Bình Dương, Long An và khá gần các tỉnh ĐBSCL khác..., đây là các tỉnh có dân số đông trong vùng, lại có các trung tâm kinh tế, có nhiều khu công nghiệp, khu đô thị,... nên có số lượng lao động làm việc, sinh sống rất đông và đa dạng, dẫn đến tất yếu có nhu cầu đi du lịch trong vùng và các tỉnh xung quanh, trong đó có Tây Ninh.
- Thị trường dân cư nội tỉnh. Đây là thị trường cũng có đóng góp quan trọng vào
hiệu quả kinh doanh du lịch. Trong mấy năm gần đây, đời sống của cộng đồng dân cư trong tỉnh không ngừng được cải thiện và nâng lên, số lượng khách đi du lịch trong tỉnh ngày càng tăng, thời gian tham quan của các đoàn này thường trong ngày, đi du lịch chủ yếu là tham quan kết hợp với các hoạt động tâm linh tại các đền thờ, chùa, di
tích..., Vì vậy, các công ty lữ hành cần có kế hoạch, định hướng công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm để thu hút nguồn khách này.
3.2.2.4. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Trước yêu cầu của sự phát triển và hội nhập, ngành du lịch đã xác định lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển. Trên thế giới nhu cầu du lịch cũng đã có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội. Vì vậy ngành du lịch Tây Ninh khi xây dựng sản phẩm du lịch cũng cần gắn với xu thế phát triển của du lịch quốc tế. Căn cứ vào xu hướng “cầu”của du lịch thế giới cũng như thực tế địa phương, Tây Ninh cần định hướng phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù sau đây:
- Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng: Nhu cầu tín ngưỡng và
tâm linh là một hoạt động tinh thần không thể thiếu. Tây Ninh có nhiều khu vực gắn liền với tự do tín ngưỡng của cộng đồng dân cư, với các lễ hội rất phong phú, đặc biệt là lễ hội của cộng đồng dân cư theo đạo Cao Đài tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, lễ