Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 168 - 169)

■ Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch

Cần mở rộng và đa dạng hóa loại hình hợp tác, lĩnh vực hợp tác. Đây là giải pháp giúp tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn khách, tìm kiếm vốn đầu tư. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, Tây Ninh cần phải mở rộng hợp tác với các vùng lãnh thổ, các quốc gia khác nhau bằng các hình thức khác nhau để xây dựng cơ sở tốt nhất cho PTDL.

Trước mắt cần đẩy mạnh hợp tác về công tác lữ hành, phát triển thị trường du lịch quốc tế (đặc biệt thị trường Cam-pu-chia) thông qua hình thức hợp tác liên kết, xúc tiến quảng bá trao đổi thông tin giữa 2 bên, phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện của Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng trên nước bạn; hợp tác đưa đón khách du lịch bằng các hợp đồng kinh doanh du lịch. Hợp tác thông qua đổi mới các thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư dịch vụ…

Bên cạnh hợp tác trong công tác lữ hành, phát triển thị trường, cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào SPDL chất lượng cao và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác quốc tế, từ các tổ chức quốc tế.

Hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước, giúp đỡ đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm PTDL, có thể áp dụng hình thức thuê chuyên gia đối với nghiên cứu thị trường và thu hút khách du lịch quốc tế.

■ Liên kết trong vùng du lịch Đông Nam Bộ

Tây Ninh có điều kiện thuận lợi cho liên kết PTDL. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ giao lưu quốc tế đường bộ của vùng, liền kề với TPHCM là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm PTDL cả nước và chi phối nguồn khách du lịch đến nhiều tỉnh, thành. Tây Ninh cần có chính sách hợp lý nhằm liên kết với cơ quan quản lý du lịch các các tỉnh, thành trong khu vực, khuyến khích

các nhà đầu tư liên kết xây dựng các khu du lịch, SPDL chất lượng cao, chú trọng đầu tư vào cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí dưới hình thức chậm thu lợi ích cho tỉnh.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, thực hiện liên kết giữa các công ty gửi khách từ các tỉnh, thành với công ty lữ hành và các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, các khu du lịch tại Tây Ninh.

■ Liên kết với các trung tâm du lịch của cả nước

Hiện nay hình thức liên kết chủ yếu là đầu tư du lịch; liên kết công tác xúc tiến, quảng bá thông tin về tiềm năng và điều kiện đáp ứng của du lịch Tây Ninh; liên kết giữa các bên gửi khách và Tây Ninh là bên đón khách du lịch, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.

Thị trường liên kết nhằm vào các trung tâm du lịch có nhiều nhà đầu tư có năng lực, nhiều công ty lữ hành quốc tế có thị trường khách tiềm năng, trong đó quan trọng nhất là trung tâm du lịch TPHCM.

■ Liên kết quốc tế

Tây Ninh là tỉnh liền kề với Cam-pu-chia, có điều kiện thuận lợi để liên kết các doanh nghiệp du lịch với các tỉnh bạn. Các nội dung liên kết: liên kết đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch; liên kết đón khách du lịch thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ đơn lẻ hoặc du lịch trọn gói cho các đoàn khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 168 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)