Phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 67 - 72)

ĐNB hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển… Đây là vùng du lịch có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

■ Những thành tựu đạt được:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định ĐNB là 1 trong 7 vùng du lịch trọng điểm, giữ vị trí quan trọng hàng đầu và là cửa ngõ đón khách quốc tế lớn nhất của cả nước [85]. Những năm qua cùng với xu thế hội nhập của cả nước, du lịch vùng ĐNB đã đạt được những kết quả tăng trưởng vượt bậc cả về lượng khách, sự đa dạng về loại hình du lịch, dẫn đầu về các chỉ tiêu quy mô, chất lượng dịch vụ, thu nhập và tạo việc làm.

Năm 2010, toàn vùng đón tiếp và phục vụ trên 3,6 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 25% trong cơ cấu ngày khách quốc tế đến Việt Nam và 18 triệu lượt khách nội địa, chiếm 27% trong cơ cấu ngày khách nội địa [120]; Năm 2015, toàn vùng đón tiếp

khoảng 25 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế [118]. Tổng thu từ du lịch toàn vùng năm 2010 đạt trên 31.500 tỉ đồng (tương đương 1,54 tỉ USD), chiếm 28% tổng thu nhập du lịch cả nước [120]. Năm 2015 tổng thu của vùng đạt trên 68.000 tỉ đồng (khoảng 3,2 tỷ USD), chiếm tỉ trọng 22% tổng thu nhập du lịch cả nước [118]. Tổng thu từ du lịch tuy có tăng mạnh nhưng tỉ trọng giảm vì trong thời gian này ngành du lịch nước ta cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, tổng thu từ khách du lịch tăng lên khá nhanh. ĐNB cũng là vùng có sự đa dạng về các loại hình du lịch và chất lượng dịch vụ khá cao, giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân. Đến năm 2015 giải quyết được 278.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 88.000 lao động [118].

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng ĐNB có chất lượng cao nhất cả nước, đặc biệt là số lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhiều cơ sở vui chơi giải trí hiện đại. Sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Đội ngũ lao động trong vùng du lịch ĐNB nhiều về số lượng, có trình độ, kĩ năng tay nghề cao, có tố chất năng động, thông minh, cần cù, chịu khó và có tinh thần phục vụ cởi mở, mến khách, là nguồn nhân lực quan trọng góp phần tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập.

■ Những khó khăn, hạn chế:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường khách du lịch của vùng không ổn định, số lượng khách du lịch, nhất là khách quốc tế, chủ yếu tập trung ở địa bàn TPHCM; các tỉnh khác chưa có thị trường tiềm năng về khách du lịch quốc tế.

Sản phẩm du lịch trên địa bàn còn trùng lặp, đơn điệu; chất lượng sản phẩm du lịch không cao, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm du lịch trong khu vực và quốc tế.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế; Công tác đầu tư vẫn còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên chưa định hình được các điểm du lịch có đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng trong bối cảnh nước ta đã tham gia AEC và thực thi MRA-TP.

Hội nhập gắn liền với liên kết, vấn đề liên kết vùng và kể cả liên kết quốc tế hiện nay rất hạn chế, khả năng liên kết của các doanh nghiệp du lịch còn chưa cao.

■ Một số mô hình phát triển du lịch trong vùng ĐNB:

Vấn đề hội nhập du lịch của vùng ĐNB tuy còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng cũng đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên những thành tựu đó hầu như tập trung trên địa bàn TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây cũng là những địa phương có nhiều mô hình phát triển du lịch khá thành công trong những năm qua, đặc biệt trong thời kì hội nhập hiện nay, hai địa phương này cũng khá nhạy bén với cơ chế thị trường.

- TPHCM: Là trung tâm du lịch lớn bậc nhất của cả nước, TPHCM có hệ thống

cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng... Người dân thân thiện, năng động, mến khách, có kinh nghiệm làm du lịch. TPHCM luôn là địa điểm lý tưởng thu hút lượng lớn du khách hàng năm. Trong những năm qua đô thị này nổi tiếng với các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch MICE…, trong thời gian gần đây nổi lên mô hình du lịch trang trại ven sông. Để phát triển mô hình mới này, TPHCM đã đầu tư các bến thủy du lịch nội địa nhằm đưa khách du lịch trong và ngoài nước tiếp cận với mô hình du lịch sinh thái tại các huyện ngoại thành, tiêu biểu là huyện Củ Chi. Khi đến các vùng ngoại thành này, du khách sẽ được tham quan trang trại sản xuất của người dân, tham gia các hoạt động như: bơi thuyền trên sông, lội nước bắt cá, câu cá… Hiện địa phương này cũng đang khuyến khích cá nhân làm kinh tế trang trại, cổ vũ việc nuôi, trồng thực phẩm sạch kết hợp với việc phát triển du lịch. Mô hình này tuy khá mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ tạo được nét mới, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch.

- Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhắc đến địa phương này, du lịch biển là loại hình chủ lực

và đã được đầu tư, phát triển rất mạnh trong thời gian qua. Ngoài du lịch biển, MICE, văn hóa tâm linh, mua sắm, giải trí… đã định hình từ nhiều năm qua, địa phương này còn có tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nhờ địa hình đa dạng, kết hợp hài hòa giữa biển, rừng, núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và giá trị nhân văn sâu sắc. Trong những những năm qua, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện một số điểm làm du lịch theo kiểu dựa vào tự nhiên, lấy tự nhiên làm nền tạo

không gian thư giãn, thoải mái cho du khách. Trong thời gian gần đây, địa phương này đang hướng đến phát triển thêm các tuyến du lịch đường sông nhằm tạo thêm sản phẩm mới lạ thu hút du khách, góp phần bảo tồn bền vững cảnh quan tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngoài các địa phương trên có ngành du lịch khá phát triển, các địa bàn còn lại trong vùng như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh hầu như sự phát triển còn tự phát, bị động về thị trường, sản phẩm du lịch còn đơn sơ, chậm thích ứng và gần như chưa đáp ứng yêu cầu PTDL trong thời kì hội nhập hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng cho sự phát triển của du lịch nước ta trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trên cả bình diện quốc gia và từng vùng, từng địa phương. Hội nhập là một vấn đề được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO và tham gia TPP (hiện nay là CPTPP).

Việc nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến khái niệm hội nhập giúp làm sáng tỏ vấn đề hội nhập trong phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. Việc nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ tạo nền tảng vững chắc để vận dụng vào nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn Tây Ninh trong thời kì hội nhập.

Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận PTDL, đề tài vận dụng vào nghiên cứu PTDL trong thời kì hội nhập quốc tế. PTDL thời kì hội nhập được hiểu là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, theo đó việc phát triển phải mang tính bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, nhằm phát triển cân đối hài hoà giữa kinh tế - xã hội - môi trường.

PTDL trong thời kì hội nhập cần phải hướng đến nhu cầu và xu hướng mới của du khách, đáp ứng các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế. Để đánh giá sự PTDL trong thời kì hội nhập, đề tài đã kế thừa và xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá PTDL với 10 tiêu chí, có liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Các tiêu chí được đưa ra trên cơ sở kế thừa một số tiêu chí đánh giá PTDL theo hướng bền vững, đồng thời đề tài cũng đề xuất xây dựng một số các tiêu chí đánh giá hướng đến hội nhập trong PTDL.

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)