Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển cây lương thực vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 31 - 34)

cho tỉnh Kiên Giang

Để đánh giá sự phát triển sản xuất của bất kỳ ngành nào của một tỉnh thì điều cần thiết nhất là phải xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể như: Gia tăng quy mô sản xuất, gia tăng yếu tố nguồn lực, các hình thức tổ chức sản xuất.

1.1.5.1.Tiêu chí đánh giá phát triển cây lương thực

- Diện tích trồng trọt bao gồm diện tích canh tác và diện tích gieo trồng: + Diện tích canh tác là diện tích đất hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều

loại cây trồng qua các vụ trong năm. Việc tăng diện tích đất canh tác là nhờ khai hoang, phục hóa, nhờ chuyển đổi sử dụng đất.

+ Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các vụ trong năm cộng lại. Việc tăng diện tích đất gieo trồng là nhờ vào tăng vụ trong một năm của các loại cây trồng.

Tăng diện tích gieo trồng là sự gia tăng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực trong tổng diện tích cây trồng và diện tích từng loại hay nhóm cây lương thực trong tổng diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh và các đơn vị hành chính thuộc tỉnh.

Diện tích gieo trồng là diện tích thực tế gieo trồng nhưng không tính phần diện tích gieo trồng lại. Diện tích thu hoạch bằng diện tích gieo trồng trừ diện tích bị mất trắng (diện tích bị mất trắng, theo qui định hiện hành; là diện tích không cho thu hoạch hoặc năng suất thu hoạch bị giảm từ 80% trở lên so với năng suất thông thường). Gia tăng diện tích gieo trồng thể hiện khả năng thâm canh, chuyển đổi giống dài ngày thành ngắn ngày.

- Năng suất: Là hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất, làm việc, được đo bằng số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc làm ra được trong một đơn vị thời gian nhất định, là khối lượng thu được trên một đơn vị diện tích.

Năng suất được tính bằng hai cách gồm: Năng suất tính trên diện tích gieo trồng và năng suất tính trên diện tích thu hoạch. Năng suất thu hoạch luôn nhỏ hơn hoặc bằng năng suất gieo trồng. Cần chú ý đơn vị tính của năng cây lương thực là đơn vị kép, ví dụ: kg/ha, tạ/ha, tấn/ha.

Sản lượng thu hoạch Năng suất gieo trồng =

Diện tích gieo trồng Sản lượng thu hoạch Năng suất thu hoạch =

Diện tích thu hoạch

Cách tính tỷ lệ hạt lép: Lúa sau khi phơi khô thường được dùng quạt để tách hạt lép. Muốn tính tỷ lệ hạt lép thông thường người ta phải cân để xác định trọng

lượng lúa khi chưa tách hạt lép và trọng lượng hạt lép sau khi được chia tách. Lấy trọng lượng hạt lép chia cho tổng trọng lượng khi chưa chia tách rồi nhân với 100% ta sẽ được tỷ lệ % hạt lép.

Trọng lượng hạt lép

Tỷ lệ hạt lép = x 100% Tổng trọng lượng chưa tách hạt

- Sản lượng: Là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian nhất định. Tăng sản lượng cây lương thực là sự gia tăng các sản phẩm cây lương thực trong khoản thời gian nhất định (thường được tính một năm). Tăng sản lượng sẽ nhờ vào sự gia tăng không gian sản xuất (diện tích gieo trồng cây lương thực), nguồn lực huy động và năng suất cây lương thực.

- Giá trị sản xuất và sự gia tăng giá trị sản xuất:

+ Giá trị sản xuất: Đây là tiêu chí phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của ngành sản xuất lương thực tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) . Nói cách khác, đây là kết quả hoạt động của ngành sản xuất lương thực trong một thời kỳ nhất định của tỉnh.

+ Gia tăng giá trị sản xuất: Thường dùng tốc độ tăng trưởng GTSX để đo lường và để thể hiện phát triển sản xuất. Chỉ tiêu này được tính chủ yếu theo giá so sánh với một năm cố định gọi là năm mốc (ở nước ta là năm 1994 và năm 2010).

1.1.5.2. Chuyển dịch cơ cấu cây lương thực

Chuyển dịch cơ cấu cây lương thực là quá trình thay đổi số lượng, tỷ trọng về loại giống, diện tích trồng các loại giống cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh tốt, tăng giảm diện tích do chuyển đổi sản xuất giữa các loại cây lương thực.

- Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu cây lương thực + Cơ cấu cây lương thực qua các năm

+ Cơ cấu diện tích đất trồng cây lương thực qua các năm, diện tích phân theo đơn vị hành chính

1.1.5.3. Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang

thức tổ chức lãnh thổ sản xuất tiến bộ. Các hình thức tổ chức sản xuất cây lương thực hiện nay bao gồm: Hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, cánh đồng mẫu lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)