Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 122 - 127)

Ngoài một số biện pháp nêu trên, còn một số biện pháp khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất lương thực của tỉnh như:

- Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ: Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học cho sản xuất, đẩy mạnh việc liên kết đầu tư theo chuỗi sản xuất nhu kho chứa, tham gia vào xây dựng thương hiệu, nghiên cứu sản xuất, nhân giống để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt chăm sóc cây trồng bằng phân bón hợp lí và phù hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nên sử dụng nhiều phân hữu cơ phân vi sinh để cải tạo đất…

- Giải pháp từ chính quyền địa phương: Các cấp chính quyền nên khuyến khích người dân kết hợp giữa trồng cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò…). Vừa tận dụng được nguồn rơm rạ, lá bắp

- Các ngành chức năng phát hiện sớm các bất hợp lý trong điều hành xuất nhập khẩu và thu mua nông sản để kịp thời đề xuất lên UBND tỉnh kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương để sớm tháo gỡ.

Tiểu kết chương 3

Để cây lương thực tỉnh Kiên Giang phát triển nhanh và bền vững, cần phải có mục tiêu và định hướng phát triển phù hợp, giải pháp đồng bộ, cụ thể đến từng lĩnh vực của cây lương thực trên cơ sở xác định cơ cấu cây lương thực hợp lí.

Định hướng phát triển cây lương thực gồm có lúa, ngô, khoai lang và sắn. Bên cạnh đó, định hướng phát triển cây lương thực theo lãnh thổ gồm định hướng phát triển các huyện. Mỗi huyện có lợi thế riêng nên phát triển cây lương thực đặc trưng góp phần nâng cao khả năng đóng góp vào GRDP của huyện.

Trong các giải pháp trên, giải pháp về cơ sở vật chất, khoa học kỹ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển cây lương thực của tỉnh. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cũng không kém phần quan trọng và giải pháp về vốn. Tuy nhiên, muốn sản xuất cây lương thực đạt hiệu quả cao thì cần phải phối hợp đồng bộ các giải pháp nói trên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đề tài đã đúc kết được những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn về cây lương thực và phát triển cây lương thực để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp cho sự phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang.

Đề tài cũng đã phân tích, đánh giá tương đối đầy đủ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cây lương thực. Có thể thấy, Kiên Giang có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên đất, nước, khí hậu, … làm tiền đề cho sự phát triển sản xuất cây lương thực theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, ngành sản xuất lương thực Kiên Giang còn manh mún, thiếu sự liên kết chặt chẽ người nông dân, THT, HTX với các doanh nghiệp trong tỉnh Kiên Giang.

Những thành tựu và hạn chế về hiện trạng phát triển phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang đã được phân tích, đánh giá chi tiết. Trong giai đoạn 2005 – 2015, qui mô diện tích gieo trồng có xu hướng tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng về diện tích đất trồng có xu hướng chậm lại. Lương thực bình quân theo đầu người tăng. Cơ cấu cây lương thực chuyển biến theo hướng tích cực nhưng còn chậm, cây lúa vẫn là cây trồng nhiều nhất ở tỉnh. Luận văn cũng nêu lên sự phân hóa lãnh thổ sản xuất cây lương thực ở các tiểu vùng, lợi thế phát triển của từng cây lương thực ở các huyện trong tiểu vùng. Các mục tiêu, định hướng được xây dựng khá chi tiết cho từng cây lương thực; đồng thời một số giải pháp phát triển cụ thể cũng được đưa ra để hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững cho phát triển cây lương thực nói riêng, góp phần vào sự phát triển của kinh tế tỉnh Kiên Giang nói chung.

Quan điểm phát triển cây lương thực của tỉnh là tận dụng những lợi thế, khắc phục hạn chế để phát huy tối đa thế mạnh, đồng thời tranh thủ các ứng dụng khoa học vào trong sản xuất để tăng tốc độ phát triển cây lương thực.

Định hướng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020 đẩy mạnh khai hoang, luân canh để nâng cao hiệu quả sản xuất cây lương thực. Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cần nắm được những thời cơ, linh hoạt trong các chính sách phát triển kinh tế, khai thác các lợi thế về lao động, KH – CN, phát

huy sự tham gia của các tổ chức sản xuất với sự năng động, linh hoạt của các cơ sở sản xuất, yếu tố thị trường, công nghệ, cơ chế quản lí và khả năng đầu tư vốn để tương xứng với tiềm năng phát triển cây lương thực của tỉnh. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ cần có cơ chế, chính sách cụ thể như giao đất, thuê đất, vay vốn, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trên, sản xuất cây lương thực của tỉnh Kiên Giang sẽ có những thay đổi, tạo diện mạo mới cho ngành sản xuất cây lương thực của tỉnh.

2. Kiến nghị

Ngành sản xuất cây lương thực tỉnh Kiên Giang chỉ có thể chuyển đổi nhanh từ nền sản xuất nhỏ lẻ truyền thống hiện nay sang nền sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại và bền vững một khi liên kết vùng và sự tham gia của cả ”4 Nhà” được quan tâm thực hiện, có sự đồng thuận cao của các cấp chính quyền cũng như toàn xã hội. Vì vậy, kính đề nghị các Bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây lương thực theo hướng hiện đại hóa. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống đê biển, hệ thống cống kiểm soát mặn, các công trình đầu mối... phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phương án kiểm soát lũ, mặn, thoát phèn, tiêu úng và từng bước hạn chế tác hại của tình trạng BĐKH.

Để phát huy tiềm năng và lợi thế về sản xuất lương thực của tỉnh, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở NNPT-NT tiếp tục nghiên cứu và tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với sản xuất cây cây lương thực của tỉnh, đặc biệt là cây lúa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ NN&PTNT. (2012). Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bộ NN&PTNT. (2012). Liên kết sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Nông nghiệp.

Bộ NN&PTNT. (2013). Một số giải pháp phát triển sắn bền vững. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Nông nghiệp.

Đặng Văn Phan. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam. Nxb Giáo dục.

Đào Thế Tuấn. (1997). Cơ sở xác định cơ cấu cây trồng. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.

Đinh Thế Lộc. (1997). Giáo trình cây lương thực (tập 2). Hà Nội: Nxb Nông Nghiệp.

Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ. (2013). Giáo trình địa lý nông – lâm- thủy sản. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Luyện Hữu Chỉ và cộng sự. (1997). Giáo trình cây trồng. Nxb Nông nghiệp. Ngô Hữu Tình. (1997). Giáo trình cây ngô. Nxb Nghệ An.

Nguyễn Đức Lương. (2000). Giáo trình cây ngô. Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Hữu Tình. (1999). Cây ngô, nguồn gốc đa dạng và phát triển. Hà Nội:: Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Minh Tuệ. (2010). Giáo trình Địa lý kinh tế- xã hội đại cương. Nxb ĐHSP. Nguyễn Minh Tuệ. (2013). Địa lí nông-lâm-thủy sản. Nxb Hà Nội.

Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông. (2010). Giáo trình cây khoai lang. Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Ngọc Đệ. (2008). Giáo trình cây lúa. Nxb Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Đệ. (2012). Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Nxb tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân. (1980). Giáo trình địa lí cây trồng. Nxb Giáo dục.

Nguyễn Thế Đặng.(1999). Giáo trình đất. Nxb ĐH NL Thái Nguyên. Nguyễn Thế Đặng. (2008). Giáo trình đất trồng trọt. Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Thị Kim Hiệp. (2003). Giáo trình thủy nông. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp. Nguyễn Thị Lẫm. (1999). Giáo trình cây lúa. ĐH NL Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Lẫm.(2003). Giáo trình cây lương thực (tập 1). Nxb Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Lang. (2000). Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt. Tp. Hồ Chí

Minh: Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức.(2007). Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Nxb Giáo dục.

Niên giám thống kê. (2005, 2007, 2011, 2015). Chi cục thống kê, Tỉnh Kiên Giang.

Phạm Chí Thành.(1996). Hệ thống nông nghiệp. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.

Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang (tháng 11/ 2016). Báo cáo điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp – nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Trần Ngọc Ngoan. (2007). Giáo trình cây lúa. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp. Trần Ngọc Ngoan.(2007). Giáo trình cây sắn. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp. Trần Văn Minh. (2003). Giáo trình cây lương thực. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp. Trần Văn Minh. (2004). Cây ngô nghiên cứu và sản xuất. Hà Nội: Nxb

Nông nghiệp.

Trịnh Xuân Ngọ. (2010). Giáo trình nông học đại cương. Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Võ Tòng Xuân. (1998). Trồng lúa. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 122 - 127)