Khái quát về sự phát triển của cây lương thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 70 - 72)

Từ giữa những năm 70, trên toàn tỉnh Kiên Giang bắt đầu trồng các loại cây lương thực có thời gian sinh trưởng lâu và có năng suất không cao, chất lượng sản phẩm thấp. Trước yêu cầu của thị trường cùng với sự thay đổi của thời tiết, đất đai và môi trường của tỉnh có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi, nhất là sự thay

đổi bất thường của xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt, đòi hỏi cần đáp ứng kịp thời các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ thay đổi của từng huyện trong tỉnh.

Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Kiên Giang, trong đó cây trồng quan trọng nhất là cây lúa. Ở Kiên Giang trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai và sự biến động của giá cả thị trường. Song ngành sản xuất lương thực của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển đạt mức tăng trưởng khá cao, khẳng định được vai trò của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang.

Diện tích cây lương thực không ngừng tăng lên năm 2005 chỉ có khoảng 597.239 ha chiếm khoảng 15,4% cùa vùng ĐBSCL đến năm 2015 tăng lên 772.013 ha tăng 29% so với năm 2005, chiếm khoảng 17,5% diện tích trồng cây lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015.

Năng suất của cây lương thực tăng nhanh trong thời gian qua. Cây lúa năm 2005 năng suất đạt 4,9 tấn/ha đến năm 2015 tăng lên 6,0 tấn/ha. Cây ngô do 2005 toàn tỉnh không gieo trồng nên năng suất không có nhưng đến năm 2015 năng suất của cây ngô đạt 5,7 tấn/ha. Đối với cây lương thực khác năm 2005 năng suất đạt 12,6 tấn/ha tăng lên 24,7 tấn/ha năm 2015.

Sản lượng cây lương thực luôn tăng nhanh. Đi đầu là cây lúa năm 2005 đạt 2.944.315 tấn đến năm 2015 tăng lên 4.642.896 tấn, trung bình tăng 169.858 tấn và tăng 57% so với năm 2005. Cây ngô năm 2005 không có sản lượng đến năm 2015 sản lượng đạt 1.345 tấn. Cây lương thực khác năm 2005 sản lượng đạt 18.398 tấn tăng lên 57.242 tấn năm 2015, trung bình tăng 3.884 tấn.

Giá trị sản xuất cây lương thực theo đó cũng tăng lên khá nhanh năm 2005 GTSX chỉ có khoảng 5.916.227 triệu đồng đến năm 2015 con số này lên đến khoảng 21.359.767 triệu đồng (theo giá cố định) tăng gấp 3,6 lần so với năm 2005, chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đạt thành tựu này là do tỉnh đã khai thác có hiệu quả các tiềm năng cho phát triển sản xuất lương thực, đồng thời có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, tập trung vào sản xuất các cây trồng hàng

hóa có lợi thế so sánh cho giá trị kinh tế cao như: Lúa, khoai lang. Việc hình thành các vùng chuyên canh lúa, khoai lang, sắn. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm lương thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 70 - 72)