Nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 57 - 70)

2.1.3.1. Tình hình kinh tế

Kiên Giang là tỉnh có vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh đã tiến triển rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, cơ cấu

kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Bảng 2.5. Tổng sản phẩm của các ngành kinh tế tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015

Hạng mục Đơn vị 2005 2010 2015

1. GRDP giá thực tế Tỷ đồng 16.238 44.086 94.065

Nông lâm thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ và thuế Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng 7.578 4.118 4.542 18.768 10.752 14.566 35.987 24.670 33.407 2. Cơ cấu GRDP %

Nông lâm thủy sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ và thuế % % % 46,7 25,4 28,0 42,6 24,4 33,0 38,3 26,2 35,5 3. GRDP bình quân/người Triệu đồng 9,8 25,8 53,4

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang qua các năm

Thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,6%; Trong đó nông lâm thủy sản tăng 7,2%, công nghiệp – xây dựng tăng 13,1% và dịch vụ tăng 17,4%.

Thời kỳ 2011-2015, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,4%; Trong đó nông lâm thủy sản tăng 7,0%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,8% và dịch vụ tăng 13,8%.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 9,62% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng GRDP năm này cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu kinh tế thì khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh từ 46,7% năm 2005 xuống còn 42,6% năm 2010 và còn 38,3% GRDP toàn tỉnh năm 2015. Ngược lại khu vực dịch vụ tăng từ 28% năm 2005 lên 33% năm 2010 và đạt 35,5% năm 2015. Khu vực công nghiệp – xây dựng vẫn tỷ trọng khoảng 25-26% và cơ cấu kinh tế năm 2015 là nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp.

Trong lĩnh vực nông nghiệp thì trồng trọt vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 5,9%/năm trong giai đoạn 2011-2015, gấp hơn 02 lần so với tăng trưởng bình quân của vùng ĐBSCL và cả nước. Đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt trong những năm qua là nhờ chủ trương cho phép phát triển lúa Thu Đông ở tiểu vùng Tây sông Hậu và một phần nhỏ ở tiểu vùng TGLX thuộc địa bàn huyện Tân Hiệp, Hòn Đất.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2005 2010 2015 7578 18768 35987 4118 10752 24670 4542 14566 33407 Đ ơn v nh : N g h ìn t đồ

ng Nông lâm thủy sản

Công nghiệp xây dựng Dịch vụ và thuế

Biểu đồ 2.2. Tổng sản phẩm các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015

Biểu đồ 2.3. GTSX NN tỉnh Kiên Giang năm 2015

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2015

Năm 2015 GTSX nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đạt 30.430 tỷ đồng. Trong đó GTSX trồng trọt 24.420 tỷ đồng chiếm hơn 80% GTSX, chăn nuôi có 2.967 tỷ đồng chiếm 9,7% trong tổng GTSX của toàn ngành. Nguyên nhân GTSX của trồng trọt luôn cao là nhờ vào chủ trưởng cho phép phát triển lúa Thu Đông ở tiểu vùng TSH và một phần nhỏ ở tiểu vùng TGLX thuộc địa bàn huyện Tân Hiệp, Hòn Đất.

2.1.3.2. Dân cư và nguồn lao động

Kiên Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 2 trong vùng ĐBSCL, sau An Giang 2,2 triệu người, năm 2015 dân số trung bình Kiên Giang khoảng 1,76 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số toàn vùng ĐBSCL. Dân số của Kiên Giang phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Hai vùng TGLX và TSH là nơi có diện tích rộng, đất đai màu mỡ nên dân số hai vùng này chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh. Ngược lại, vùng UMT là vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, đất đai phèn mặn, nên dân số chiếm hơn 23%.

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa đã thu hút dân cư tập trung về các đô thị nên mật độ dân số ở Rạch Giá cao gấp 8,3 lần mật độ bình quân toàn tỉnh, gấp 32,9 lần mật độ dân số ở huyện Giang Thành. Tỷ lệ dân số đô thị cũng tăng từ 21,9% năm 2005 lên 27,1% năm 2010 và 27,4% năm 2015. Lao động từ 15 tuổi trở lên tính đến năm 2015 là 1.074,485 nghìn người, trong đó lĩnh vực nông- lâm – thủy sản chiếm 551,999 nghìn người.

Bảng 2.6. Dân số, lao động, cơ cấu lao động của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015

Hạng mục Đơn vị 2005 2010 2015

Tổng dân số 1000 Ng 1.655 1.707 1.762

Dân số thành thị 1000 Ng 430 462 484

Dân số nông thôn 1000 Ng 1.225 1245 1271

Lao động đang làm việc 1000 Ng 858 944 1.074

Lao động nông nghiệp 1000 Ng 586 595 552

Lao động công nghiệp 1000 Ng 81 99 142

Lao động dịch vụ 1000 Ng 192 250 381

Cơ cấu lao động % 100 100 100

Lao động nông nghiệp % 68,2 63,0 51,4

Lao động công nghiệp % 9,4 10,5 13,2

Lao động dịch vụ % 22,4 26,5 35,4

GRDP/ lao động Tr Đ/Ng 18,9 46,7 84,4

Lao động nông nghiệp Tr Đ/Ng 12,9 31,6 61,6 Lao động công nghiệp Tr Đ/Ng 51,1 108,5 164,8

Lao động dịch vụ Tr Đ/Ng 23,6 58,2 92,3

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng tăng lên từ 2005 – 2010 tăng (9 nghìn người), nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống 43 nghìn người, đều này chứng tỏ trong quá trình phát triển kinh tế chung của tỉnh đã có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên liên tục 9,2% năm 2005 tăng lên 23,0%năm 2010 và năm 2015 tăng lên khoảng 43,0 % so với tổng số dân toàn tỉnh.

Trong cơ cấu lao động của tỉnh thì lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm liên tục sang lao động công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp năm 2005: 68,2 % giảm 63,0% năm 2010 còn khoảng 51,4% vào năm 2015. Đặc biệt trong cơ cấu lao động nông nghiệp thì hiện nay cũng theo xu hướng phát triển chung của tỉnh là giảm lao động trong trồng trọt tăng lao động trong chăn nuôi. Nguyên nhân là do:

- Xã hội càng phát triển, vấn đền về lương thực đảm bảo, mức tiêu dùng của người dân về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm. Do đó mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngày càng có xu hướng tăng nhanh, sự chuyển đổi có tính quy luật trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp dần dần sẽ từ trồng trọt sang chăn nuôi. Cho nên lao động cũng theo đó mà có sự chuyển dịch từ lao động trong trồng trọt sang lao động trong chăn nuôi.

- Do đặc điểm quan trọng của lao động trong nông nghiệp nói chung và lao động trong trồng trọt nói riêng, có quá nhiều thời gian rãnh rỗi (do được cơ giới hóa trong sản xuất) nên chưa sử dụng hết quỹ thời gian làm việc của lao động và không có cơ hội để làm việc gì khác kiếm thêm thu nhập vì đa số nông dân không được đào tạo nghề (ví dụ trung bình 1 một lao động chỉ mất khoảng dưới 100 ngày/ năm cho trồng lúa. Chăn nuôi thì lao động sẽ diễn ra suốt năm). Điều đáng chú ý là năng suất lao động của trồng trọt ngày càng thấp hơn so với chăn nuôi. Điển hình giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2015 của tỉnh Kiên Giang chỉ khoảng 78,22 triệu đồng, còn giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 92,28 triệu đồng. Chính vì thế hoạt động chăn nuôi ngày càng được đầu tư phát triển và lao động từ đó cũng được tăng lên.

68,2% 9,4%

22,4%

Lao động nông nghiệp Lao động công nghiệp Lao động dịch vụ

Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, cùng với không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên giá trị gia tăng bình quân trên lao động không ngừng tăng lên, từ 18,9 triệu đồng năm 2005, lên 46,7 triệu đồng năm 2010, đạt 84,4 triệu đồng/lao động/năm vào năm 2015. Trong đó, chỉ số GRDP/lao động nông nghiệp tăng rất nhanh từ 12,9 triệu đồng năm 2005, khoảng 31,6 triệu đồng năm 2010 và đạt 61,6 triệu đồng/lao động/năm vào năm 2015; từng bước thu hẹp dần khoảng cách về năng suất, thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp.

2.1.3.3. Khoa học – công nghệ

Hiện ở tỉnh có 02 đơn vị tổ chức sản xuất giống xác nhận để cung ứng cho nhu cầu nội tỉnh là Trung tâm giống và Trung tâm Khuyến nông.

Trước yêu cầu của thị trường và trong điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước và môi trường của tỉnh có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi hơn, nhất là sự thay đổi bất thường của xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt, đòi hỏi cần đáp ứng kịp thời các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chịu mặn, hạn và ngập úng cao hơn, có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ thay đổi của từng tiểu vùng; hiện có nhiều loại giống lúa trên thị trường nhưng lại thiếu các giống đặc trưng có thể xây dựng thành thương hiệu cho từng tiểu vùng; các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng.

2.1.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật

a. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của Kiên Giang đang được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại cả về giao thông vận tải, hệ thống thủy lợi,...

 Giao thông

- Giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển. Giao thông đô thị của thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên được đầu tư nâng cấp tạo bộ mặt mới cho các đô thị. Các tuyến giao thông liên huyện, liên xã và trục thôn-ấp trên đất liền được tỉnh quan tâm đầu tư trong thời gian vừa qua, dần đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Đường ô tô đã nối liền từ trung

tâm huyện đến 100% các phường, thị trấn, 98,06% các xã trên đất liền.

Hệ thống Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm: Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Quốc lộ N1. Đây là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh tế.

Bảng 2.7. Hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Kiên Giang năm 2015 Loại đường Số

tuyến

Dài (km)

Kết cấu nhựa hóa

(%) Nhựa BT Đất Đường quốc lộ 4 291,8 269,3 20,3 100,0 Đường tỉnh 22 708,0 405,5 9,4 293,1 58,6 Đường huyện 70 636,3 357,8 76,0 202,5 68,2 Đường đô thị 378 638,6 421,9 216,7 66,1 Đường xã 7.084,0 2.723,0 4.361,0 38,4 Tổng 474 9.358,7 1.032,6 3.250,7 5.073,2 45,8

Nguồn: QH tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Ngoài hệ thống đường Quốc lộ, trên địa bàn hiện có 22 tuyến đường tỉnh và 70 tuyến đường huyện tạo ra mạng lưới các tuyến nhánh, kết nối với các tuyến quốc lộ theo dạng xương cá, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn tỉnh.

Vận tải kho bãi: Tính đến năm 2014 toàn tỉnh có 136 doanh nghiệp vận tải kho bãi, trong đó có vận tải đường bộ là 70 doanh nghiệp, vận tải đường thủy là 51 doanh nghiệp, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải 14 doanh nghiệp.

- Giao thông đường thủy

Với hệ thống sông ngòi phát triển và phần lớn tiếp giáp biển (tổng chiều dài các tuyến đường sông trên 7.400 km) nên giao thông thủy đóng góp lớn trong vận tải hàng hóa và hành khách. Hiện tại, giao thông bằng đường thủy tiếp cận dễ dàng và thuận lợi đến 13 huyện, thị, thành phố trong đất liền của tỉnh Kiên Giang. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hệ thống đường thủy trên địa bàn tỉnh có tổng

chiều dài 2.744 km, trong đó: 21 tuyến do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 427,5 km; 53 tuyến do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 914,7 km và các tuyến đường thủy địa phương với tổng chiều dài 1.401,8 km.

Hệ thống giao thông đường biển: Đây là lĩnh vực Kiên Giang có nhiều lợi thế để phát triển và khắc phục được hạn chế về vị trí địa lý để mở ra hướng giao thương bằng đường biển.

Mặc dù với thời gian xây dựng chưa dài, nhưng được sự quan tâm đầu tư đúng hướng nên đến nay đã cơ bản ngọt hoá và kiểm soát xâm nhập mặn cho hai vùng TGLX và TSH.

Đến nay, đã cơ bản hoàn thành hệ thống kênh trục dẫn nước ngọt, thoát lũ và tiêu nước được nối từ sông Hậu với kênh Rạch Giá - Hà Tiên thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên, với sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc vùng Tây Sông Hậu và các tuyến kênh trục vùng U Minh Thượng.

Hệ thống kênh cấp 2 và thủy lợi nội đồng đã được hoàn thành cơ bản, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng cả về mùa mưa và mùa khô.

Bước đầu đã xây dựng tuyến đê biển khá đồng bộ với hệ thống cống thoát lũ. Tuyến đê biển dài 140 km với 30/51 cống trên toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành (vùng TGLX có tuyến đê biển dài 75km và đã đầu tư 24 cống ngăn mặn, thoát lũ; vùng UMT có tuyến đê biển dài 65km, đang xây dựng 6/27 cống). Hiện đang thực hiện các dự án cống ngăn mặn: Cống sông Kiên, kênh Cụt, vàm Bà Lực…khi hoàn thành các công trình này sẽ giúp ngăn mặn cho vùng TGLX và đẩy nước ngọt về vùng Tây Sông Hậu và một phần vùng U Minh Thượng tốt hơn.

 Hệ thống điện

Năm 2015, tỉnh Kiên Giang có mạng lưới điện quốc gia được kéo đến 15 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh. Ở các đảo nhỏ điện được cung cấp bằng máy phát điện chạy bằng dầu diesel hoặc bằng xăng. Cùng với sự chỉ đạo của Chính Phủ, Kiên Giang đã tập trung đầu tư lưới điện quốc gia để cấp cho 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở 2 huyện đảo.

Đường dây cao thế bao gồm đường dây 220kv và 119kv cũng đã được đầu tứ khép kín.

Đường dây trung - hạ thế bao gồm toàn bộ lưới điện 22kv với tổng chiều dài 3.339,8km, đường dây hạ thế 5.032,95km các xã, phường, thị trấn có điện.

 Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc được phát triển theo hướng hiện đại, cung cấp các dịch đa dạng theo chuẩn quốc tế. Phát triển mạng truy nhập bằng thông tin rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ 3G, số thuê bao, cột, tăng nhanh. Mạng viễn thông nông thôn phát triển đến tất cả các xã, mạng di động phủ sống 100% địa bàn tỉnh, dịch vụ cố định, các tuyến cáp quang đã được triển khai và internet tốc độ cao phát triển đến tất cả các xã. Mật độ sử dụng điện thoại đạt 114 máy/ 100 dân, thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 2.057.484 thuê bao, số điện thoại di động trả sau có 48.626 thuên bao, số thuê bao internet 97.018 thuê bao.

Năm 2015, Kiên Giang có tổng bưu cục các cấp là 28. Trong đó, Bưu cục cấp I có 1, Bưu cục cấp II: 13, Bưc cục cấp III: 12, và 2 ki ốt.

Có 140 điểm bưu điện – văn hóa xã (có 21 điểm hoạt động internet) và 40 đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 57 - 70)