Cơ sở để xây dựng định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 110)

3.1.1. Quan điểm phát triển

3.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, của cả nước, Kiên Giang sẽ triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả trong chiến lược đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế- xã hội nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bền vững, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tập trung xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia và vùng đồng bằng Sông Cửu Long tạo điều kiện phát triển mạnh các vùng Tây Sông Hậu và U Minh Thượng, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị sản xuất chế biến và phân phối, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn mới.

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, ưu tiên các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng (nhất là các xã đảo, khu vực biên giới) giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh biên giới với

Campuchia.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, có giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tầm nhìn dài hạn, trong đó tập trung phát triển các nguồn lực, bố trí dân cư đô thị và nông thôn phù hợp với quy hoạch chung, phân bố không gian phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng.

3.1.1.2. Quan điểm phát triển cây lương thực tỉnh Kiên Giang

Điều chỉnh chuyển đổi sản xuất cây lương thực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là một hợp phần quan trọng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển cây lương thực của vùng ĐBSCL và cả nước. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng sinh thái (các huyện) cho phát triển sản xuất cây lương thực hàng hóa theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao với sản phẩm chủ lực là lúa gạo. Đồng thời chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, chất lượng cao với các mô hình sản xuất luân canh lúa –ngô, lúa – cây lương thực khác. Xây dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.

Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đến người sản xuất. Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các mặt hàng nông nghiệp nói chung và cây lương thực nói riêng, tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết với các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Tranh thủ tối đa những hỗ trợ từ cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để hỗ trợ người sản xuất kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm để phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm bảo sản xuất có

hiệu quả cao và bền vững.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2030, có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội đạt mức khá trong vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá – Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển nông nghiệp, công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng công tác an ninh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Về phát triển kinh tế - Đến năm 2020:

+ Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7 – 8%/năm; trong đó: Khu vực nông lâm thủy sản 3 – 3,5 %/ năm, công nghiệp – xây dựng 10,5 – 11,5 %/năm và dịch vụ 10,5 – 11%/ năm; GRDP bình quân đầu người đạt 2.855 – 2.930 USD (theo giá hiện hành).

+ Cơ cấu kinh tế: Nông lâm thủy sản đạt 35 – 36%; công nghiệp – xây dựng 23 – 24 %; dịch vụ 40 - 41%. Sản lượng lương thực đạt 4,5 triệu tấn.

+ Gía trị xuất khẩu đạt 780 – 1000 triệu USD. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 215.000 tỷ đồng.

- Đến năm 2030

+ Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8 – 9 %/năm; trong đó: Khu vực nông lâm thủy sản tăng 3-3,5%/năm, công nghiệp – xây dựng 11-12%/năm, dịch vụ 9,5 – 11%/năm; GRDP/ người đạt 8.100 – 9.300 USD (theo giá hiện hành).

+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông lâm thủy sản 23-24%, công nghiệp – xây dựng 32-32% và dịch vụ 44 – 45% (phi nông nghiệp chiếm 75% trong cơ cấu kinh

tế của tỉnh).

+Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2030 ước tính 960 – 1.090 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành). Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm.

b. Về phát triển xã hội - Đến năm 2020:

+ Dân số 1,8 triệu người, giải quyết việc làm từ 35-40 nghìn lượt lao động/ năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67% trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%; cơ cấu lao động: Nông lâm thủy sản 50% - công nghiệp xây dựng 13% - dịch vụ 37%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1 – 1,5%/ năm. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85% trở lên. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 90%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%. Tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 50% và xây dựng thêm 02 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.

- Đến năm 2030:

Chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, còn khoảng 2%; mức sống dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo được cải thiện rỏ rệt. Bộ mặt nông thôn được đổi mới.

c. Về bảo vệ môi trường

Năm 2020 các khu cụm công nghiệp, khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; xử lý chất thải nguy hại đạt 75%, chất thải y tế đạt 95 – 100%.Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 14%.

Năm 2030 bộ mặt đô thị có sự thay đổi đáng kể, mọi xây dựng mới đều tuân thủ theo quy hoạch, hiện đại và khang trang.

d. Về phát triển cây lương thực

Xây dựng ngành trồng cây lương thực hiện đại theo hướng tạo giá trị tăng cao và phát triển bền vững, dực trên cơ sở phát triển các lợi thế so sánh gắn với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng

trong nước và khả năng cạnh tranh thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân.

Năm 2020:

- Sản lượng lương thực phải đạt 5,1 triệu tấn; trong đó: Sản lượng lúa đạt khoảng 5 triệu tấn.

- Gía trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 130 triệu đồng; trong đó: Gía trị sản lượng bình quân trồng cây lương thực đạt 100 triệu đồng.

Năm 2030

- Sản lượng lương thực đạt 5,0 triệu tấn, trong đó: Sản lượng lúa đạt khoảng 4,96 triệu tấn.

- Giá trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất khoảng 170-200 triệu đồng, trong đó: Giá trị sản lượng bình quân trồng cây lương thực đạt 140-150 triệu đồng trên 01 ha.

3.1.3. Thực trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang

Sản xuất cây lương thực phát triển ổn định và có tốc độ phát triển khá cao (GTSX, diện tích, năng suất, sản lượng). Cơ cấu cây lương thực đang có những thay đổi phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Giá trị sản xuất: Năm 2005 GTSX chỉ đạt 5.916.227 triệu đồng đến năm 2015 tăng lên 21.359. 767 triệu đồng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu ngành trồng trọt. Mặc dù là tiềm lực của Tỉnh còn nhiều hạn chế với cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất còn yếu nhưng GTSX cây lương thực của tỉnh có tốc độ phát triển khá cao trong 10 năm qua đạt 26%/năm.

Diện tích gieo trồng cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng lên rất nhanh, năm 2005 chỉ có 597.255 ha đến năm 2015 tăng lên 772.020 ha, tăng 174.765 ha, và chiếm 17,6% diện tích gieo trồng toàn vùng ĐBSCL. Để đạt thành tựu này Tỉnh đã triển khai kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng, chuyển đổi từ đất trồng tràm sang trồng lúa, và phát triển lúa Thu Đông, luân canh (cây lương thực khác trên đất lúa), tăng vụ trong những năm gần đây.

Năng suất cây lương thực: Năng suất của các cây lương thực không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt là cây lúa. Năng suất lúa năm 2005 chỉ đạt 4,9 tấn/ha đến năm 2015 năng suất đạt 6,0 tấn/ha.

Sản lượng cây lương thực: Sản lượng cây lương thực tăng nhanh. Trong đó đi đầu là cây lúa năm 2005 sản lượng là 2.944.429 tấn đến năm 2015 tăng lên 4.642.946 tấn. Năm 2015 sản lượng tăng lên 2,39% so với cùng kỳ (năm 2014), tức là tăng lên 108.225 tấn, là do thứ nhất diện tích gieo trồng năm 2015 tăng lên 2,02% (tăng nhiều ở vụ Thu Đông và Đông Xuân) làm cho tổng sản lượng lúa tăng lên 91.297 tấn, thứ hai là do năng suất lúa bình quân trên mỗi hecta tăng 0,31 tạ/ha làm cho tổng sản lượng lúa tăng lên 16.928 tấn.

Cơ cấu cây trồng và mùa vụ có sự thay đổi hợp lý: Đứng trước những áp lực về nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa để đạt giá trị cao, mang lại thu nhập ổn định cho người trồng ngày càng lớn. Do đó yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trên đất lúa một cách phù hợp.

Đã thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lương thực khác như: Ngô, khoai lang, sắn.

Trong cơ cấu mùa vụ trên đất lúa đã chuyển đổi từ cơ cấu 2 vụ lúa Đông Xuân – Hè Thu sang cơ cấu 3 vụ lúa Đông Xuân - Hè Thu - Thu Đông ở các huyện thuộc vùng TSH (Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao), một số diện tích có đê bao kiểm soát lũ đảm bảo ở vùng TGLX ( Kiên Lương, Hòn Đất) và mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ ngô hoặc cây lương thực khác. Riêng vùng U Minh Thượng (An Biên, Vĩnh Thuận) thực hiện phát triển mô hình 02 vụ lúa + 1 vụ Tôm.

3.2. Định hướng phát triển cây lương thực tỉnh Kiên Giang 3.2.1. Định hướng chung 3.2.1. Định hướng chung

Hiện nay, hầu hết các nhà khoa học và quản lý nông nghiệp đều thống nhất quan điểm rằng phát triển cây trồng cạn luân canh trên đất lúa thành công sẽ đảm bảo sản xuất bền vững về mặt sinh thái. Tuy nhiên, từ nhiều thập niên qua, phát triển cây trồng cạn luân canh với lúa chỉ mới chiếm chưa đầy 5% tổng diện tích đất lúa ở ĐBSCL, ngay cả ở các tỉnh có điều kiện đất tốt, rút nước nhanh như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long thì người dân cũng hưởng ứng ít tích cực vì

hiệu quả kinh tế không vượt trội so với sản xuất lúa, lại khó làm, một số sản phẩm như ngô hiện phải nhập khẩu với khối lượng lớn, nhưng các nhà máy sử dụng nguyên liệu này vẫn không thích thu mua sản phẩm của nông dân. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả khá cao, nhưng nhu cầu trong nước lại có hạn như khoai lang, sắn… Một số địa phương (Tp. Cần Thơ, tỉnh An Giang) đã luân canh loại cây này nhiều năm, nhưng đến nay diện tích vẫn còn tăng chậm. Vì vậy, để đưa các loại cây này vào đồng ruộng phải chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt tìm được giải pháp tiêu thụ sản phẩm và phương thức canh tác phù hợp, hiệu quả,nếu không chỉ một vài vụ làm ra mà không tiêu thụ được thì khó có thể vận động người dân trồng trở lại.

Trước mắt, sẽ phát triển cây lương thực theo mô hình 2 lúa + 1 màu với cây màu chính là ngô, sắn, khoai lang vào vụ Xuân Hè ở các huyện thuộc vùng TGLX (Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất). Khi mô hình này thành công sẽ nhân ra diện rộng vào những năm 2020 và nhân nhanh từ sau 2020. Trong quá trình nhân rộng, không nên trồng phân tán mà nên làm gọn trong từng khu vực để tiện lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung cho thử nghiệm các giống ngắn ngày, ít bị sâu bệnh, hoàn thiện quy trình canh tác phù hợp, xử lý phụ phẩm mà tốt nhất là theo hướng chế biến làm thức ăn gia súc.

3.2.2. Định hướng cụ thể

Trong những năm gần đây mặc dù diện tích trồng cây lượng thực có tăng, song tốc độ tăng còn chậm nên việc đẩy mạnh khai hoang, luân canh để nâng cao diện tích trồng cây lương thực là rất quan trọng.

Lúa: Sử dụng linh hoạt, hiệu quả quỹ đất lúa; tăng diện tích luân canh lúa - màu (ở vụ Xuân Hè) và lúa - thủy sản (ở vụ Hè Thu); thực hiện xả lũ luân phiên trên diện tích lúa vụ thu đông có hệ thống đê bao an toàn trong vùng ngập lũ. Giảm diện tích gieo trồng lúa đến năm 2020 còn khoảng 4 triệu ha, sản lượng lúa đạt khoảng 24-24,5 triệu tấn. Đến năm 2030, diện tích gieo trồng lúa còn khoảng 3,8- 3,9 triệu ha, sản lượng lúa đạt khoảng 23-24 triệu tấn.

Ngô: Mở rộng diện tích gieo trồng ngô trên những vùng có điều kiện thuận lợi, trước hết là trên những chân đất vàn, vàn cao, trên đất lúa vụ xuân hè và vụ hè thu. Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng ngô đạt 100 nghìn ha, sản lượng đạt 700 nghìn tấn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thức ăn thủy sản.

Cây lương thực khác (sắn và khoai lang): Đây là hai loại cây cũng đang được mở rộng diện tích trong tỉnh đặc biệt là cây khoai lang có giá trị xuất khẩu, cho nên vẫn tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng trên đất lúa vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 110)