Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 52 - 57)

2.1.2.1. Địa hình và đất đai

a. Địa hình

Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiểu núi đá, địa hình khá phức tạp.

Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2-1,2m cùng với chế độ thủy triều biển tay chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống người dân.

b. Đất đai

Năm 2015, tổng diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh Kiên Giang là 634.878ha, chiếm 15,63% DTTN toàn vùng ĐBSCL, bao gồm các nhóm đất chính:

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 8.099 ha, chiếm 1,28% tổng DTTN toàn tỉnh. Phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và số ít ở Hà Tiên, Kiên Lương. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thô, đất chua, độ phì thấp không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Nhóm đất mặn: Diện tích 54.227 ha, chiếm 8,54% tổng DTTN toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở ven biển An Biên, An Minh.

Nhóm đất phèn: Diện tích 344.760ha, chiếm tới 54,31% tổng DTTN toàn tỉnh; phân bố nhiều nhất ở tiểu vùng TGLX (54,1%), kế đến là UMT (30,1%), TSH (15,8%).

Nhóm đất phù sa: Diện tích 79.404 ha, chiếm 12,51% tổng DTTN, bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa glây và đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng. Đây là nhóm đất tốt nhất ở Kiên Giang, thích hợp với nhiều loại cây trồng và thủy sản nước ngọt. Nhóm đất này phân bố tập trung ở khu vực phía Nam vùng TGLX (chiếm 28,8%) và phía Tây Nam vùng TSH (chiếm 70%), thuộc các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và Tp. Rạch Giá.

Nhóm đất lầy và than bùn: Diện tích 14.888 ha, chiếm 2,35% tổng DTTN toàn tỉnh. Phân bố ở các huyện An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên.

Các nhóm đất khác: Đất xám, đất cát dòng, đất đỏ vàng,…chiếm diện tích rất nhỏ.

Hiện trạng sử dụng đất ở Kiên Giang năm 2015.

Bảng 2.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của tỉnh năm 2015

Loại đất Diện tích (Nghìn ha) Cơ cấu (%)

Đất tự nhiên 634.878,3 100

Đất nông nghiệp 570.946 89,93

Đất phi nông nghiệp 61.557 9,7

Đất chưa sử dụng 2.375,3 0,37

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang 2015

Bảng số liệu ở trên cho thấy, trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh thì đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất lớn (570.946,00 ha chiếm 89,93%).

89,93%

9,7% 0,37%

Đất nông nghiệp Đất đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang năm 2015

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2015.

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang năm 2015

Loại đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số đất tự nhiên 634.878,30 100,00

Đất nông nghiệp 570.964,00 89,93

- Đất sản xuất nông nghiệp 462.967,00 72,92

+ Đất trồng cây hàng năm 400.790,00 63,13

Đất trồng lúa 395.460,00 62,29

Đất trồng cây hàng năm khác 5.330,00 0,84

+ Đất trồng cây lâu năm 62.177,00 9,79

- Đất lâm nghiệp 71.350,00 11,24 + Rừng sản xuất 6.311,00 0,99 + Rừng phòng hộ 26.653,00 4,20 + Rừng đặc dụng 38.386,00 6,05 - Đất nuôi trồng thủy sản 36.470,00 5,74 - Đất nông nghiệp khác 159,00 0,03

Bảng số liệu 2.3 cho thấy, năm 2015 đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ áp đảo trong nông nghiệp (81%). Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm đến 87% và đất trồng lúa chiếm 99% của đất trồng cây hàng năm. Và tính ra, đất trồng lúa chiếm đến hơn 85% đất sản xuất nông nghiệp (bảng 2.3 và bảng 2.4).

Bảng 2.4. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005- 2015 Loại đất 2005 2010 2015 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp 436.873 100 456.713 100 462.967 100 Đất trồng cây hàng năm 360.467 82,5 386.545 84,6 400.790 86,6 Đất trồng cây lâu năm 76.406 17,5 70.168 15,4 62.170 13,4

Nguồn: Xử lý từ Niên giám Thống kê Kiên Giang năm 2005 - 2015

Số liệu thống kê trong bảng 2.4 cho thấy, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng dần từ năm 2005 có 436.873 ha đến năm 2015 là 462.967ha, tăng 26.094 ha. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm đa số và tăng nhanh cả số lượng và tỷ lệ, năm 2005 chỉ có khoảng 360.267ha chiếm 82,5% đất sản xuất nông nghiệp, nhưng đến năm 2015 tăng lên 400.790 ha, tăng 40.323ha và chiếm khoảng 86,6 % đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do tỉnh đã thành công trong khai thác đất chưa sử dụng ở vùng TGLX vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sản xuất sau khi hết chu kỳ khai thác sang trồng cây hàng năm có giá trị kinh tế cao, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lương thực, với cây chủ lực là cây lúa. Còn đối với đất trồng cây lâu năm lại có xu hướng ngày càng giảm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2005 diện tích 76.406 ha đến năm 2015 giảm còn 62.177 ha, giảm 14.329 ha. Nguyên nhân do một phần diện tích bị chuyển sang trồng cây hàng năm, thành đất phi nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Đất ở Kiên Giang đa phần là đất bị nhiễm phèn và mặn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực. Chính vì thế cần phải tăng cường chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế các phương thức canh tác lạc hậu và đầu tư phân bón hợp lý. Tuy nhiên các loại đất của tỉnh Kiên Giang cũng rất thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực, đặc biệt là đất phù sa có thể gieo trồng được 3 vụ/ năm và cho năng suất rất cao.

2.1.2.2. Khí hậu

Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên về cận xích đạo, với những đặc trưng chính như: Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình từ 27,5 - 27,7oC), năng lượng bức xạ dồi dào (khoảng 154 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình 6,4 giờ/ngày, tháng nắng nhiều nhất là tháng 4 với 7-8 giờ/ngày, tháng nắng ít là tháng 9 và tháng 11 với 4,6-5,3 giờ/ngày).

Tổng lượng mưa trung bình 1600 – 2000mm Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến tháng 1: Lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm, với lượng mưa trung bình từ 88,1 - 544,5 mm/tháng; số ngày có mưa bình quân từ 135 – 162 ngày/năm. Trong mùa mưa, tuy có lượng mưa lớn nhưng cũng có thời kỳ mưa ít hoặc không mưa kéo dài từ 7-15 ngày (hạn Bà Chằng). Nửa cuối mùa mưa trùng với mùa lũ nên sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng rất khó khăn.

Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa năm; các tháng 1, 2 và 3 lượng mưa rất ít, bình quân từ 11 - 50 mm.

Kiên Giang là tỉnh không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa.

Về độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân trong năm thường đạt 80-83%, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào tháng 7-8 (mùa mưa) với độ ẩm cao nhất là 86%, thời kỳ ẩm thấp nhất là tháng 2-3 là 76%.

Khí hậu của Kiên Giang ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào quanh năm nên rất thích hợp cho các cây lương thực miền

nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt, dễ dàng xác định cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh những thuận lợi thì còn có những khó khăn cụ thể như: Vào vụ Đông Xuân ứng với mùa khô của tỉnh thường xuất hiện hạn hán, thiếu nước cho đồng ruộng, còn vụ Hè Thu ứng với mùa mưa thì bị ngập úng do chế độ thủy văn cộng với nước mưa vì vậy cần phải lựa chọn cây trồng hợp lý nói chung và cây lương thực nói phù hợp với quy luật biến động của thời tiết để đem lại hiệu quả sản xuất góp phần tạo tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của tỉnh với tốc độ cao.

2.1.2.3. Nguồn nước

Kiên Giang có nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá.

Dưới tác động của BĐKH, những thay đổi về lượng mưa sẽ dẫn đến những thay đổi về dòng chảy của các con sông, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới lòng đất.

Hiện tượng mưa đến sớm hay quá muộn đều gây ra hậu quả khôn lường đối với việc trồng cây lương thực, mưa lớn và hạn hán kéo dài làm cho mùa màng thất thu, năng suất giảm, hoặc có thể mất trắng hoàn toàn.

Năm 2015 toàn tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại khoảng 34.000 ha lúa do hạn hán kéo dài, ngân sách nhà nước phải hỗ trợ khoảng 150 tỷ đồng cho toàn tỉnh.

Tóm lại tài nguyên nước của Kiên Giang phong phú và dồi dào, nhờ đó mà cây lương thực có điều kiện phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên để khai thác tốt các mặt tích cực, hạn chế tiêu cực cần xây dựng hệ thống công trình kiểm soát mặn một cách chủ động, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây lương thực phù hợp với điều kiện nước mặn ngọt của từng vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 52 - 57)