Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 112 - 114)

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2030, có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội đạt mức khá trong vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá – Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển nông nghiệp, công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng công tác an ninh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Về phát triển kinh tế - Đến năm 2020:

+ Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7 – 8%/năm; trong đó: Khu vực nông lâm thủy sản 3 – 3,5 %/ năm, công nghiệp – xây dựng 10,5 – 11,5 %/năm và dịch vụ 10,5 – 11%/ năm; GRDP bình quân đầu người đạt 2.855 – 2.930 USD (theo giá hiện hành).

+ Cơ cấu kinh tế: Nông lâm thủy sản đạt 35 – 36%; công nghiệp – xây dựng 23 – 24 %; dịch vụ 40 - 41%. Sản lượng lương thực đạt 4,5 triệu tấn.

+ Gía trị xuất khẩu đạt 780 – 1000 triệu USD. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 215.000 tỷ đồng.

- Đến năm 2030

+ Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8 – 9 %/năm; trong đó: Khu vực nông lâm thủy sản tăng 3-3,5%/năm, công nghiệp – xây dựng 11-12%/năm, dịch vụ 9,5 – 11%/năm; GRDP/ người đạt 8.100 – 9.300 USD (theo giá hiện hành).

+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông lâm thủy sản 23-24%, công nghiệp – xây dựng 32-32% và dịch vụ 44 – 45% (phi nông nghiệp chiếm 75% trong cơ cấu kinh

tế của tỉnh).

+Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2030 ước tính 960 – 1.090 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành). Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm.

b. Về phát triển xã hội - Đến năm 2020:

+ Dân số 1,8 triệu người, giải quyết việc làm từ 35-40 nghìn lượt lao động/ năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67% trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%; cơ cấu lao động: Nông lâm thủy sản 50% - công nghiệp xây dựng 13% - dịch vụ 37%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1 – 1,5%/ năm. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 85% trở lên. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 90%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%. Tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 50% và xây dựng thêm 02 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.

- Đến năm 2030:

Chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, còn khoảng 2%; mức sống dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo được cải thiện rỏ rệt. Bộ mặt nông thôn được đổi mới.

c. Về bảo vệ môi trường

Năm 2020 các khu cụm công nghiệp, khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; xử lý chất thải nguy hại đạt 75%, chất thải y tế đạt 95 – 100%.Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 14%.

Năm 2030 bộ mặt đô thị có sự thay đổi đáng kể, mọi xây dựng mới đều tuân thủ theo quy hoạch, hiện đại và khang trang.

d. Về phát triển cây lương thực

Xây dựng ngành trồng cây lương thực hiện đại theo hướng tạo giá trị tăng cao và phát triển bền vững, dực trên cơ sở phát triển các lợi thế so sánh gắn với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Áp dụng khoa học công nghệ, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng

trong nước và khả năng cạnh tranh thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, tăng nhanh thu nhập và đời sống của nông dân.

Năm 2020:

- Sản lượng lương thực phải đạt 5,1 triệu tấn; trong đó: Sản lượng lúa đạt khoảng 5 triệu tấn.

- Gía trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 130 triệu đồng; trong đó: Gía trị sản lượng bình quân trồng cây lương thực đạt 100 triệu đồng.

Năm 2030

- Sản lượng lương thực đạt 5,0 triệu tấn, trong đó: Sản lượng lúa đạt khoảng 4,96 triệu tấn.

- Giá trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất khoảng 170-200 triệu đồng, trong đó: Giá trị sản lượng bình quân trồng cây lương thực đạt 140-150 triệu đồng trên 01 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 112 - 114)