Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây lương thực của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 49 - 52)

2.1.1. Vị trí địa lý

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam, trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Gía, cách thành phố Hồ Chí Minh 250km về phía tây, trong lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo.

- Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9023’30 B (Điểm cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành) đến 10032’30 B (Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận). Cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên (104026’40 Đ). Cực Đông nằm ở xã Hòa Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng (105032’40 Đ). Với tọa độ địa lí trên Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới thiên về cận xích đạo nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8km + Phía Nam giáp với tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

+ Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200km

+ Phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

- Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu.

Với vị trí tiếp giáp như trên có thể thấy, Kiên Giang nằm trên hành lang kinh tế phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng chạy qua các quốc gia như Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, chạy từ biên giới phía Nam Campuchia qua tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Với vị trí địa lý hết sức đặc biệt đó, một khi hạ tầng giao thông kết nối được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ, Kiên Giang có điều kiện rất thuận lợi, một lợi thế gần như tuyệt đối so với nhiều tỉnh, thành phố

trong vùng để thúc đẩy phát triển toàn diện các mặt KT – XH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là: - Trong cộng đồng kinh tế ASEAN, tỉnh có lợi thế rất lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đến các nước khu vực, cơ hội tốt để thúc đẩy tăng trưởng thông qua đẩy mạnh hoạt động thương mại, đầu tư, giao lưu văn hóa với các nước, nhất là các ngành dịch vụ trung gian hướng ra khu vực như dịch vụ vận tải đường bộ (gắn với hành lang ven biển phía Nam), vận tải hàng hải, dịch vụ logistics...Hơn nữa, Kiên Giang có thể là cầu nối, nơi trung chuyển hàng hóa của các tỉnh Tây Nam Bộ với các nước trong khu vực ASEAN bằng đường bộ và đường thủy. Với Quốc lộ 80 nối các tỉnh ĐBSCL đến cửa khẩu quốc tế Hà Tiên sang Campuchia, Quốc lộ 61 nối tỉnh Hậu Giang, Quốc lộ 63 nối tỉnh Cà Mau, nhờ đó tỉnh Kiên Giang có thể mở rộng liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng các các nước trong khu vực. Đặc biệt, tỉnh có đến 2 cảng hàng không: Cảng hàng không Rạch Giá với các đường bay nội địa và Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. – Có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia khá dài, có các cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, cửa khẩu chính Giang Thành và nhiều cửa phụ là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế, đầu tư cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu (biên mậu) với Campuchia – một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương – Có cửa ngõ hướng ra biển Tây của vùng ĐBSCL; có thềm lục địa và lãnh hải lớn, với ngư trường lớn nên có tiềm năng và lợi thế để phát triển toàn diện về kinh tế biển – đảo trên các lĩnh vực như: Khai thác và chế biến khí gắn với thực hiện chuỗi dự án Khí Lô B-Ô Môn; kinh tế hàng hải; nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản; du lịch biển (điểm nhấn là Phú Quốc); khu kinh tế và khu đô thị ven biển – Kiên Giang nằm ở vị trí quan trọng và rất nhạy cảm trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn biên giới – vùng trời – vùng biển của Tổ Quốc. Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng cho tỉnh để phát triển KT – XH đi đôi với bảo vệ QPAN. Tuy nhiên, với vị trí địa lý đó, tỉnh đối diện với những khó khăn, thách thức sau: - Nằm ở cực Tây Nam vùng ĐBSCL, cách xa Tp. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học – kỹ thuật lớn bậc nhất cả nước, trong điều kiện hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh, liên vùng còn yếu kém, chưa đồng bộ; hệ thống kết cấu

hạ tầng của tỉnh cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nên có phần hạn chế về khả năng tiếp nhận sự lan tỏa từ trung tâm, cũng như hạn chế k 21 – Nằm tiếp giáp biển, với địa hình thấp nên bị tác động nặng nề của BĐKHNBD. Hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến SXNN, NTTS, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thủy sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là thành phố Rạch Gía là thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang năm 2015 Hạng mục Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (Người/ km2) Tổng số 6.348,783 1.762,281 278 Thành phố Rạch Giá 103,615 239,057 2.307 Thị xã Hà Tiên 100,488 48,610 484

Huyện Kiên Lương 473,291 83,056 175

Huyện Hòn Đất 1.039,568 174,818 168

Huyện Tân Hiệp 422,880 146,269 346

Huyện Châu Thành 285,442 154,328 541

Huyện Giồng Riềng 639,363 216,948 339

Huyện Gò Quao 439,507 139,749 318

Huyện An Biên 400,290 125,674 314

Huyện An Minh 590,483 118,568 201

Huyện Vĩnh Thuận 394,439 92,620 235

Huyện Phú Quốc 589,275 101,832 173

Huyện Kiên Hải 24,701 20,255 823

Huyện U Minh Thuận 432,701 71,549 165

Huyện Giang Thành 412,844 28,948 70

Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò là cầu nối của các tỉnh Tây Nam Bộ với bên ngoài. Tuy nhiên tỉnh cũng gặp không ít những khó khăn từ vị trí địa lí đem lại, trước hết là khó khăn về giao thông vân tải, Kiên Giang nằm ở vị trí xa các trung tâm, khu công nghiệp hay các đô thị lớn, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc,... Nên chi phí vận chuyển lớn gây cản trở quá trình thúc đẩy phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 49 - 52)