Hiện trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 75 - 110)

2.2.3.1. Tăng diện tích gieo trồng

Cây lương thực là nhóm cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Kiên Giang, thể hiện trước hết là diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ đa số trong tổng diện tích cây trồng của Tỉnh.

Trong giai đoạn 2005-2015 diện tích cây lương thực tăng lên khá cao. Cụ thể, năm 2005 toàn tỉnh chỉ có khoảng 597,2 nghìn ha đến năm 2015 diện tích này tiếp tục tăng lên 772 nghìn ha, tăng lên 1,3 lần. Trong 10 năm qua diện tích trồng cây lương thực của Tỉnh trung bình tăng 17,48 nghìn ha. Nguyên nhân là nhờ Tỉnh có những chủ trương chính sách hợp lí trong phát triển nông nghiệp, cụ thể đó là đẩy mạnh khai hoang những vùng đất trống, mở rộng diện tích trồng lúa, luân canh các cây lương thực khác trên đất lúa, chuyển đổi diện tích trồng tràm hết thời kỳ khai thác sang trồng lúa hoặc các cây lương thực khác và đồng thời tích cực đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

Bảng 2.9. Diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015 Loại cây 2005 2010 2015 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 597.239 100 644.994 100 772.013 100 Lúa 595.797 99,8 642.625 99,63 769.464 99,67 Ngô 0 0 48 0,07 234 0,03 Cây lương thực khác 1442 0,2 2.321 0,3 2.315 0,3

Nguồn: Xử lý và tổng hợp từ Niên giám Thống kê Kiên Giang, 2005-2015

Biểu đồ 2.7. Diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015

Nguồn: Xử lý từ Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang 2007,2011,2015

Mặc dù trong khoảng thời gian từ năm 2005-2015 diện tích trồng cây lương thực của Tỉnh tăng đều, song nhanh nhất là giai đoạn từ năm 2010-2015 bởi vì trong giai đoạn này tỉnh Kiên Giang đặc biệt chú trọng vào sản xuất lương thực đặc biệt là cây lúa, tăng cường mở rộng diện tích trồng, thâm canh tăng vụ, không chuyển dịch nhiều trong việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Còn trong những giai đoạn đầu có mức tăng chậm là do những phần diện tích đất trống, đất hoang trồng cây chàm hoặc những nơi đất nhiễm mặn người dân không trồng cây lương thực thường là nuôi thủy sản.

Trong bốn loại cây lương thực: Lúa, ngô, khoai lang, sắn, thì diện tích cây lúa chiếm phần lớn trong cơ cấu diện tích cây lương thực và có xu hướng ngày càng tăng nhanh nhất. Năm 2015 (bảng 2.9) có sự chênh lệch về diện tích giữa các cây như sau:

Cây lúa so với cây ngô thì mức chênh lệch là rất lớn hơn 2000 lần. Cây lúa so với cây lương thực khác (khoai lang, sắn) là hơn 300 lần.

Với mức chênh lệch lớn như vậy chứng tỏ rằng tỉnh Kiên Giang đang khai thác đúng hướng và có hiệu quả các nguồn lực trong phát triển cây lương thực, đặc biệt là tập trung vào sản xuất các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Tùy theo mức độ thuận lợi khác nhau diện tích cây lương thực ở các huyện (thị) cung sẽ khác nhau. Cây lương thực được trồng nhiều nhất ở huyện: Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, một số huyện không trồng là huyện Phú Quốc và Kiên Hải (bảng 2.9).

Bảng 2.10. Diện tích trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2005-2015 Hạng mục 2005 2010 2015 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Toàn tỉnh 597.255 100 650.950 100 772.020 100 Tp.Rạch Giá 12.782 2,1 11.896 1,8 13.052 1,7 Tx. Hà Tiên 507 0,1 473 0,1 598 0,1

Huyện Kiên Lương 37.475 6,3 24.411 3,8 41.189 5,3 Huyện Hòn Đất 106.451 17,8 149.167 22,9 169.468 22,0 Huyện Tân Hiệp 79.878 13,4 72.831 11,2 105.503 13,7 Huyện Châu Thành 43.496 7,3 42.601 6,5 49.807 6,5 Huyện Giồng Riềng 118.641 19,9 99.954 15,4 126.539 16,4

Huyện Gò Quao 54.919 9,2 51.822 8,0 57.667 7,5

Huyện An Biên 57.514 9,6 45.162 6,9 43.630 5,7

Huyện An Minh 34.952 5,9 35.476 5,4 30.754 4,0

Huyện Vĩnh Thuận 50.640 8,5 32.012 4,9 32.531 4,2

Huyện Phú Quốc 0 0 0 0 0 0

Huyện Kiên Hải 0 0 0 0 0 0

Huyện U Minh Thượng 0 0 35.895 5,5 34.228 4,4

Huyện Giang Thành 0 0 49.250 7,6 67.054 8,7

Nguồn: Xử lý và Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Kiên Giang 2007,2011, 2015

Số liệu bảng 2.9 cũng cho thấy, diện tích trồng cây lương thực ở một số huyện có nhiều biến động qua các năm là do tách, nhập các huyện, từ năm 2005-

thêm huyện, tiểu vùng TGLX thêm huyện Giang Thành, tiểu vùng UMT thêm huyện U Minh Thượng, chính vì thế diện tích của các huyện này có sự thay đổi khá lớn, huyện An Biên năm 2005 diện tích 57.514 ha đến năm 2010 giảm còn 45.167 ha, Vĩnh Thuận năm 2005 diện tích 50.640 ha, đến năm 2010 giảm còn 32.012 ha.

Nhìn chung sau khi thành lập các huyện mới (giai đoạn 2010- 2015) diện tích trồng cây lương thực của các huyện hầu như đều tăng, tăng nhiều nhất là huyện Hòn Đất năm 2010 diện tích có khoảng 149.167ha đến năm 2015 tăng lên 169.468 ha trung bình tăng 4060 ha, Tân Hiệp năm 2010 diện tích 72.831ha đến năm 2015 tăng lên 105.503 ha trung bình tăng 6534 ha. Nguyên nhân là do Tỉnh đã có những chỉ thị áp dụng cho sản xuất nông nghiệp như tăng diện tích trồng cây lương thực bằng cách khai thác diện tích đất trồng cây đã hết hạn sử dụng, thay đất trồng cây tràm để trồng cây lương thực, luân canh cây trồng trên đất lúa,...

2.2.3.2. Tăng năng suất

Với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, trình độ sản xuất của người dân càng cao (thay đổi tập quán sản xuất), thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng của Kiên Giang càng cao (đặc biệt là thay đổi các loại giống trong sản xuất, chủ động được trong việc tưới tiêu). Do đó năng suất của cây lương thực ngày tăng lên.

Bảng 2.11. Năng suất cây lương thực của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015

Đơn vị tính: Tấn/ha

Hạng mục 2005 2010 2015

Lúa 4,9 5,4 6,0

Ngô 0 5,0 5,7

Cây lương thực khác 12,7 19,1 24,7

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Kiên Giang 2007,2011,2015

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2005-2015 năng suất cây lương thực của tỉnh Kiên Giang có xu hướng tăng, theo xu hướng chung của vùng và của cả nước.

Năm 2005 năng suất cây lúa chỉ có 4,9 tấn /ha, nhưng đến năm 2015 năng suất đã tăng lên 6,0 tấn/ha, tăng 1,1 tấn/ha. Cây ngô năm 2005 không được gieo trồng

nhưng đến năm 2015 năng suất đạt 5,7 tấn/ha. Cây lương thực khác năm 2005 năng suất đạt 12,7 tấn/ha tăng lên 24,7 tấn/ ha, tăng 12 tấn/ha. Đặc biệt là giai đoạn từ năm 2010-2015 năng suất của cây lương thực tăng khá nhanh, nguyên nhân của sự gia tăng là do tỉnh đã những chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn, thay đổi giống và áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lương thực, cho nên năng suất cây lương thực của tỉnh tăng nhanh, đi đầu là cây lúa đạt được 6,0 tấn/ha vào năm 2015.

Tuy nhiên năng suất cây lương thực không phải huyện nào cũng có năng suất cao, mà có sự khác biệt khá lớn giữa các huyện trong tỉnh cụ thể như sau:

Các huyện có năng suất cao và tăng nhanh là các huyện thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu (Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng), bởi vì tiểu vùng này có nguồn nước ngọt chiếm khá lớn hơn 50% của toàn tỉnh và quanh năm, hệ thống thủy lợi đảm bảo và phát triển, rất thích hợp cho cây lương thực sinh trưởng và phát triển đồng thời cho năng suất cao. Đặc biệt đây cũng là vùng chuyên canh cây lúa của tỉnh. Đứng thứ hai thuộc tiểu vùng Tứ Giác Long Xuyên (Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành, Hà Tiên), tiểu vùng này có điều kiện tự nhiên không thuận lợi bằng tiểu vùng TSH, nhưng do chủ động được nguồn nước tưới tiêu, mặc dù nơi đây đa phần là đất bị nhiễm phèn, có khi bị nhiễm mặn, bị lũ hàng năm, đồng thời trình độ sản xuất của người dân ngày càng tiến bộ,...Vì vậy năng suất khá cao. Tiểu vùng U Minh Thượng (An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng), đây là tiểu vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất trong Tỉnh, địa hình thấp, trũng và thường bị ngập mặn, mùa khô thiếu nước trầm trọng, canh tác chủ yếu nhờ trời mưa, cho nên sản xuất lương thực bị ảnh hưởng nặng nề, năng suất lương thực rất thấp so với hai tiểu vùng còn lại.

2.2.3.3. Tăng sản lượng

Do diện tích cây lương thực ngày càng được mở rộng, kết hợp với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ đầu tư cho thủy lợi, cơ giới hóa vào sản xuất làm cho năng suất ngày càng cao nên sản lượng lương thực của tỉnh đã có bước tiến đáng kể.

Bảng 2.12. Sản lượng lương thực tỉnh Kiên Giang và ĐBSCL giai đoạn 2005-2015 Đơn vị tính: Tấn Hạng mục 2005 2010 2015 ĐBSCL KG ĐBSCL KG ĐBSCL KG Lúa 19.298.500 2.944.429 21.595.166 3.497.166 25.699.700 4.642.946 Ngô 189.700 0 200.400 239 225.200 1.345 Cây lương thực khác 286.800 18.313 335.900 28.516 555.600 43.867

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang 2007,2011,2015

Sản lượng cây lương thực của Kiên Giang tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng so với vùng ĐBSCL, tuy nhiên tùy vào từng loại cây có sự gia tăng khác nhau, cụ thể như sau:

Lúa là cây lương thực chủ yếu và được chú trọng phát triển vì thế sản lượng tăng nhanh nhất. Giai đoạn 2005 - 2010 sản lượng lúa đạt 552.737 tấn và bình quân 3,8%/năm (năm 2005 sản lượng lúa đạt 2.944.429 tấn đến năm 2010 tăng lên 3.497.166 tấn).

Giai đoạn 2010 – 2015, tăng 1.145.780 tấn, bình quân tăng 6,6%/năm (tăng từ 3.497.166 năm 2010 lên 4.642.946 tấn năm 2015). Tính ra năm 2006 sản lượng lúa Kiên Giang chỉ chiếm 15% sản lượng lúa của vùng ĐBSCL, năm 2010 chiếm 16% và năm 2015 chiếm đến 18% (bảng 2.12).

Sản lượng ngô năm 2005 không có đến năm 2010 đạt 239 tấn và tăng lên 1.345 tấn năm 2015, tăng 1.106 tấn.

Cây lương thực khác năm 2005 sản lượng đạt 18.313 tấn tăng lên 28.516 tấn năm 2010, tăng 10.203 tấn, đến năm 2015 sản lượng tăng lên 43.867 tấn, tăng 15.351 tấn.

Nhìn chung sản lượng cây lương thực tăng nhanh nhất từ năm 2010-2015. Lí do khiến cho sản lượng cây lương thực của tỉnh tăng nhanh trong giai đoạn này là vì: Tỉnh đã đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ

thuật vào trong sản xuất, nhất là việc đưa các loại giống mới thay thế hoàn toàn các giống cây kém hiệu quả trước đây, phân bón mới vào quá trình trồng và chăm sóc cây.

Bảng 2.13. Lương thực bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang và ĐBSCL, giai đoạn 2005-2015

Đơn vị tính: kg/người

Năm 2005 2010 2015

Đồng bằng sông Cửu Long 1.156 1.269 1.468

Kiên Giang 1.779 2.059 2.660

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang và của Tổng cục Thống kê Việt Nam các năm

Với năng suất, sản lượng và diện tích gieo trồng tăng nên trong giai đoạn 2005-2015 lương thực bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang liên tục tăng, năm 2005 đạt 1.779 kg/người (so với 1.156 kg/người của ĐBSCL), đến năm 2015 tăng lên 2.611 kg/người cao nhất từ trước đến nay (so với 1.468 kg/người của ĐBSCL). Như vậy trong vòng 10 năm lương thực bình quân đầu người của tỉnh đã tăng lên trung bình 83,2 kg/người/năm.

Với 2.660 kg/người (năm 2015) Kiên Giang cao gấp 3,9 lần lương thực bình quân đầu người của cả nước (681,1 kg/người), so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 1468kg/người (bảng 2.13) thì bình quân lương thực đầu người của Kiên Giang cao hơn gấp 1,8 lần.

Chính do sự khác nhau về sản lượng lương thực ở các huyện nên lương thực bình theo đầu người ở các huyện cũng rất khác nhau. Năm 2015 đứng đầu là huyện Hòn Đất với 6127 kg/người, vị trí thứ hai là Tân Hiệp 4.518 kg/người. Ngược lại có những địa phương lại có lương thực bình quân đầu người rất thấp như thị xã Hà Tiên chỉ đạt 76,6 kg/người. Như vậy mức chênh lệch giữa địa phương có lương thực bình đầu người cao nhất và thấp nhất là 79 lần.

2.2.3.4. Phát triển một số cây lương thực chính của tỉnh Kiên Giang

Về cơ cấu cây lương thực của Kiên Giang được chia ra thành 3 loại cây chính là Lúa, Ngô, cây lương thực khác (khoai lang, sắn), mỗi loại cây lại có sự

khác nhau về diện tích, năng suất cũng như sản lượng.

Do sự phân hóa tương đối về điều kiện tự nhiên mà các địa phương trong tỉnh có sự khác biệt về diện tích, sản lượng, năng suất cây lương thực cụ thể như sau:

a. Cây lúa

Bảng 2.14. Diện tích gieo trồng cây lúa phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015

Hạng mục 2005 2010 2015 Diện tích (Ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (Ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (Ha) Tỉ lệ (%) Toàn tỉnh 595.797 100 642.625 100 769.464 100 Tp.Rạch Giá 12.782 2,1 11.890 0,2 13.052 1,7 Tx. Hà Tiên 507 0,1 473 0,1 508 0,1 H. Kiên Lương 37.425 6,3 24.054 3,7 40.969 5,3 H.Hòn Đất 105.791 17,8 148.188 23,1 168.951 22,0 H. Tân Hiệp 79.708 13,4 72.831 11,3 104.503 13,6 H.Châu Thành 43.296 7,3 42.583 6,6 49.787 6,5 H. Giồng Riềng 118.491 19,9 99.424 15,5 126.015 16,4 H. Gò Quao 54.869 9,2 51.431 8,0 57.344 7,5 H. An Biên 57.424 9,6 45.152 7,0 43.630 0,6 H.An Minh 34.914 5,9 35.476 5,5 30.754 4,0 H.Vĩnh Thuận 50.590 0,8 31.973 5,0 32.531 4,2 H.Phú Quốc 0 0 0 0 0 0 H.Kiên Hải 0 0 0 0 0 0 H. U Minh Thượng 0 0 35.895 5,6 34.226 4,4 H. Giang Thành 0 0 49.250 7,6 66.894 8,7

Nguồn: Xử lý và tổng hợp từ Niên giám Thống kê Kiên Giang 2007,2011,2015

Bảng số liệu cho thấy, diện tích gieo trồng của cây lúa qua các năm đều tăng liên tục, và chiếm phần lớn diện tích cây lương thực của tỉnh (chiếm trên 90%) cụ thể như sau:

Năm 2005 trong tổng số diện tích gieo trồng 595.797 ha, năm 2010 tăng lên 642.625 ha và năm 2015 là 769.464 ha, tính ra trong 10 năm diện tích trồng lúa tăng

lên 173.667 ha. Tuy nhiên do điều kiện thuận lợi khác nhau nên lúa được trồng không đều giữa các huyện: Huyện có diện tích lớn nhất là Giồng Riềng 118.481ha (năm 2005), chiếm gần 20%, năm 2015 tăng lên 126.015 ha chiếm 16,4%, tiếp đến là Hòn Đất chỉ khoảng 105.791 ha chiếm hơn 17% nhưng đến năm 2015 tăng lên 168.951 ha chiếm 22%, đây là huyện có diện tích gieo trồng tăng nhanh nhất của Tỉnh. Bên cạnh đó có những huyện không trồng lúa như Phú Quốc và Kiên Hải (bảng 2.14). Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tự nhiên quyết định đến cơ cấu cây trồng nói chung và cây lương thực nói riêng ở thời điểm hiện tại của tỉnh, và từng huyện, trong thời gian này việc trồng lúa mang lại hiệu cao hơn so với việc gieo trồng các loại cây khác. Số lượng và tỉ lệ đất gieo trồng các huyện có nhiều biến động là do tách huyện và do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do thâm canh và do thay đổi giống.

Bảng 2.15. Diện tích gieo trồng lúa của Kiên Giang và các tỉnh vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005 – 2015 Tỉnh 2005 2010 2015 Diện tích (Nghìn ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (Nghìn ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (Nghìn ha) Tỉ lệ (%) Toàn vùng 3.826,3 100 3.945,9 100 4.304,6 100 Long An 429,3 11,2 471,1 11,9 522,9 12,1 Tiền Giang 251,9 6,6 244,0 6,2 224,7 5,2 Bến Tre 83,5 2,2 80,2 2,0 63,0 1,5 Trà Vinh 232,4 6,1 232,7 5,9 237,3 5,5 Vĩnh Long 203,1 5,3 170,0 4,3 180,5 4,2 Đồng Tháp 467,7 12,2 465,1 11,8 546,0 12,7 An Giang 529,7 13,8 586,6 14,9 644,2 15,0 Kiên Giang 595,8 15,6 642,7 16,3 769,5 17,9 Cần Thơ 232,0 6,1 209,4 5,3 237,9 5,5 Hậu Giang 228,4 6,0 210,7 5,3 207,1 4,8 Sóc Trăng 321,6 8,4 349,6 8,9 367,0 8,5 Bạc Liêu 141,3 3,7 158,3 4,0 177,7 4,1 Cà Mau 109,6 2,8 125,5 3,2 126,6 3,0

Bảng 2.15 cho thấy diện tích gieo trồng lúa của các tỉnh vùng ĐBSCL có nhiều biến động trong giai đoạn 2005 – 2015. Trong một số tỉnh có diện tích gieo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cây lương thực của tỉnh kiên giang giai đoạn 2005 2015 (Trang 75 - 110)