Sóng đ iện từ lan truyền trong không gian không có điện tích gọi là sóng điện từ tự do D Tất cả các câu trên đều sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương cảm ứng điện từ và chương trường điện từ trong chương trình vật lý đại cương​ (Trang 135 - 138)

PTTKS:

- Nhưđã nói ở phần trên, bản chất của từ trường là có tính chất xoáy do đó nó không thể là trường thếđược.

- Ta xác định được chiều dòng điện cảm ứng nhờ định luật Lenxo. Trong trường hợp cắt vật dẫn thành các lá mỏng rồi ghép cách điện sao cho mặt cắt của các lá đó vuông góc với các đường cảm ứng từ thì dòng điện Phuco xuất hiện và chạy trong từng lá kim loại mỏng. Ngược lại nếu ghép sao cho mặt cắt của các lá đó song song với các đường cảm ứng từ thì các đường dòng của dòng điện Phuco đã bị căt đứt. Do đó B sai.

- C là định nghĩa sóng điện từ tự do: sóng điện từ chạy trong chân không, tức không có điện tích, không có dòng điện.

- Nếu không hiểu rõ các nhận xét trên hoặc không nắm vững kiến thức sẽ chọn một trong các mồi nhử. Tâm lí các SV chọn may rủi thường chọn câu nhử “ Tất cảđều đúng” chứ không tự tin chọn câu nhử “Tất cảđều sai”.

Lua chon A B C D* Missing

Tan so : 5 43 19 31 0 Ti le % : 5.1 43.9 19.4 31.6 Pt-biserial : -0.00 -0.22 0.23 0.04 Muc xacsuat : NS <.05 <.05 NS PTSKS: Lần 1 Độ phân cách Kém Độ khó Câu này khó với trình độ SV

- Mồi nhử B thu hút nhiều SV với 43 lượt lựa chọn. Nó có độ phân cách âm chứng tỏđa số là SV thuộc nhóm thấp => Đây là mồi nhử tốt.

Đáp án D chỉ có khoảng 30% SV chọn vào, nó có độ phân cách dương ít nên các SV nhóm cao và nhóm thấp chọn là tương đương nhau.

- Mồi nhử C cũng thu hút không kém, tuy nhiên nó có độ phân cách dương (0,23) nên nhiều SV nhóm cao bị C lừa. Qua trao đổi họ cho biết họ chọn vì nghĩ rằng không có điện tích tương ứng như không có dòng điện, bởi dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Phải thừa nhận C chưa rỏ ràng.

- Đây là một câu hỏi cần phải có suy luận mới làm được. Có thể các SV ngại hoặc không biết hướng suy luận nên đã chọn nhờ may rủi. Một phần có thể do C chưa rỏ ràng. Điều này làm cho câu trắc nghiệm có độ phân cách kém. Vì vậy câu này sửa lại như sau:

43/ Chọn phát biểu đúng.

A. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện một điện trường xoáy. Điện trường và từtrường đó đều là trường thế. trường đó đều là trường thế.

B. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện một điện trường xoáy. Điện trường đó không phải là trường thế, còn từ trường là trường thế. phải là trường thế, còn từ trường là trường thế.

C. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện một điện trường xoáy mà tần số của điện trường phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của từ trường.

D. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện một điện trường xoáy có các đường sức là những đường cong.

PTTKS: Câu này khảo sát luận điểm thứ nhất của Maxwell ở mức độ hiểu. Ta biết trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. Do đó, khi từ trường biến thiên làm xuất hiện một điện trường xoáy thì tần số của điện trường xoáy phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của từ trường.

- Nếu SV không nắm rõ thì sẽ chọn sai.

Lua chon A B C* D Missing

Tan so : 6 9 5 16 0 Ti le % : 16.7 25.0 13.9 44.4 Pt-biserial : -0.23 0.03 0.37 -0.11 Muc xacsuat : NS NS <.05 NS PTSKS: Lần 2 Độ phân cách Khá tốt Độ khó Câu này khó với trình độ SV

- Ta thấy mồi nhử D phát huy tốt nhất với 16/36 SV. Đây đa số là SV thuộc nhóm thấp vì độ phân cách của D âm. Họ chọn D vì không đọc kĩ kết luận này nên không chú ý điện trường xoáy có các đường sức phải là những đường “cong kín”.

- B cũng phát huy không kém. Độ phân cách của B dương ít chứng tỏ số SV nhóm cao và nhóm thấp chọn vào B là tương đương nhau. SV nhóm cao chọn B là do thường gặp cụm từ “điện trường xoáy” trong khi người ta hiếm khi gọi “từ trường xoáy” vì bản chất của từ trường là tính chất xoáy. Đó cũng chính là lí do tại sao A cũng thu hút nhưng số lượng không nhiều. Chỉ có một vài SV nhóm thấp mới không nhận ra.

- SV chọ vào C rất ít (5/36 SV) và đây là những SV thuộc nhóm cao do độ phân cách của C dương nhiều (0,37). Chứng tỏ hầu hết SV nhớ nhưng chưa hiểu sâu luận điểm thứ nhất của Maxwell. Câu sửa này có thể dùng cho những lần KS sau.

44/ Chọn phát biểu đúng.

A. Vecto mật độ dòng năng lượng là vecto có độ lớn bằng năng lượng sóng điện từ, có phương chiều trùng với phương chiều của vận tốc truyền sóng của sóng điện từ.

B. Vecto mật độ dòng năng lượng là vecto có độ lớn bằng năng lượng sóng điện từ, có phương chiều trùng với phương chiều của vecto cường độđiện trường E của sóng điện từ. phương chiều trùng với phương chiều của vecto cường độđiện trường E của sóng điện từ.

C. Vecto mật độ dòng năng lượng là vecto có độ lớn bằng năng thông sóng điện từ, có phương chiều trùng với phương chiều của vận tốc truyền sóng của sóng điện từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương cảm ứng điện từ và chương trường điện từ trong chương trình vật lý đại cương​ (Trang 135 - 138)