Ngược chiều kim đồng hồ nếu B tăng D có hai câu đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương cảm ứng điện từ và chương trường điện từ trong chương trình vật lý đại cương​ (Trang 147 - 151)

Lua chon A* B C D Missing

Tan so : 20 1 5 10 0 Ti le % : 55.6 2.8 13.9 27.8 Pt-biserial : 0.24 -0.01 -0.07 -0.21 Muc xacsuat : NS NS NS NS PTSKS: Lần 2 Độ phân cách Tạm được Độ khó Câu này vừa với trình độ SV

- Sau khi thay đổi C ta thấy tỉ lệ SV chọn vào C tăng lên. Tỉ lệ SV chọn vào D vẫn chiếm ưu thế và D chỉ thu hút các SV thuộc nhóm thấp (độ phân cách âm)

- Do D thu hút nên B không được chú ý nhiều. Đa số SV chọn đúng A là SV nhóm cao. - Đây là câu hỏi không khó, là phần kiến thức trọng tâm của chương tuy nhiên có khoảng 45% SV trong lần KS 2 không làm được. Theo chúng tôi, câu sửa này có thể sử dụng trong những lần KS tiếp theo.

50/ Chọn phát biểu đúng.

A. Mật độ sóng điện từ tỉ lệ với bình phương của tần số sóng điện từ.

B. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường E vuông pha với dao động của từtrường B. trường B.

C. Tại mỗi điểm trên phương truyền sóng của sóng điện từ, dao động của điện trường E

cùng pha với dao động của từ trường B.

D. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

PTTKS: Câu này khảo sát đặc điểm của sóng điện từở mức độ hiểu: trong sóng điện từ, điện trường E và từ trường Bluôn dao động cùng pha.

- Mồi nhử chủ yếu trong câu trên là B. Nếu SV nhớ nhầm sang đặc điểm: điện trường E

- D là kết luận sai vì khi điện tích dao động thì điện trường tại một điểm do nó tạo ra sẽ biến thiên. Theo luận điểm thứ hai của Maxwell thì có xuất hiện một từ trường biến thiên… Do đó điện tích dao động bức xạ sóng điện từ.

Lua chon A B C* D Missing

Tan so : 7 40 46 4 1 Ti le % : 7.2 41.2 47.4 4.1

Pt-biserial : -0.20 -0.19 0.26 0.05 Muc xacsuat : NS NS <.01 NS

Lua chon A B C* D Missing

Tan so : 4 23 6 3 0 Ti le % : 11.1 63.9 16.7 8.3 Pt-biserial : 0.11 0.32 -0.28 -0.31 Muc xacsuat : NS NS NS NS PTSKS: Lần 1 Lần 2 Độ phân cách Tạm được Kém Độ khó Câu này khó với trình độ SV

- Nhìn vào bảng lựa chọn ta thấy ngay mồi nhử B thu hút đa số SV chọn vào (40% - 60%). Nó có độ phân cách âm trong lần KS 1 chứng tỏ phần lớn là các SV thuộc nhóm thấp. Do không hiểu rỏ các đặc điểm của sóng điện từ nên đã nhầm lẫn trong khi lựa chọn. Tuy nhiên trong lần KS 2, độ phân cách của B dương khá cao cho thấy SV nhóm cao chọn vào chiếm ưu thế.

- Vì B hấp dẫn nên A và C không được chọn nhiều. Các SV chọn A là do suy luận mật độ sóng điện từ tỉ lệ với bình phương của cường độ điện trường và cường độ từ trường nên cũng tỉ lệ với bình phương tần số sóng.

- Có gần 50% SV trong lần KS 1 chọn đúng đáp án C và đây đa số là SV thuộc nhóm cao. Họ hiểu thấu đáo vấn đề và phân tích tốt các mồi nhử. Trong khi đó, những SV chọn vào C trong lần KS 2 đa số là thuộc nhóm thấp.

- Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi SV phải hiểu bản chất kiến thức, nếu chỉ dừng lại ở học thuộc mà không phân tích kĩ thì chắc chắn sẽ không chọn đúng. Các đặc điểm của sóng điện từ khá dễ thuộc, vì vậy mà phần lớn SV kể cả SV khá cũng chủ quan, chỉ biết đến mà ít tìm hiểu sâu. Kết quả KS cho thấy có khá nhiều SV vẫn còn mơ hồ trong mảng kiến thức này. Câu này có thể dùng trong những lần khảo sát tiếp theo.

PHN KT LUN

Thông qua việc nghiên cứu kĩ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, đồng thời soạn thảo và khảo sát 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Em đã rút ra một số kết luận như sau:

1. Đối với hệ thống 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Hệ thống 50 câu trắc nghiệm này qua 2 lần khảo sát được đánh giá là khó đối với SV. Do đó trong lần KS 2 kết quả KS không được như mong muốn.

- Vẫn còn một vài câu chưa tốt, nội dung chưa rõ ràng gây nhầm lẫn cho SV. Trong lần khảo sát thứ hai đã có sự gia công sửa chữa, đa số đã tỏ ra hiệu quả hơn. Từ việc phân tích kết quả thống kê của hai đợt khảo sát có:

+ 45 câu có thể sử dụng trong những lần khảo sát tiếp theo. + 5 câu bị loại bỏ.

- Bên cạnh những câu đi vào nội dung trọng tâm còn có những câu thuộc phần mở rộng đòi hỏi SV phải chịu khó đọc tài liệu mới trả lời được.

- Nội dung của hai chương khá quen thuộc (được làm quen ở lớp 11, 12) nên làm cho nhiều SV chủ quan khi học và kiểm tra.

- 45 câu TN còn lại nên dùng để KS SV có trình độ khá.

2. Đối với SV

- Nhiều SV cho rằng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã có sẵn đáp án và họ chỉ việc lựa chọn nên không cần học kĩ. Tuy nhiên giữa đáp án và mồi nhử trong câu TN thường kha khá giống nhau làm cho họ không phân biệt được, dẫn đến kết quả không cao.

- Kết quả cho thấy SV còn yếu về kĩ năng làm bài trắc nghiệm. Cách phân bố thời gian làm bài của SV chưa hợp lí, vì vậy nhiều SV không kịp giờ làm bài nên đã chọn may rủi hoặc bỏ lỡ nhiều câu.

- Do SV chưa có thói quen đọc thêm các giáo trình khác nhau nên gặp những câu có dạng hơi lạ, kiến thức mở rộng thì rất ít SV làm được.

- Do còn ảnh hưởng bởi hình thức kiểm tra tự luận nên thói quen của nhiều SV là thường chú trọng, học sâu những phần kiến thức trọng tâm, trong khi đó đề trắc nghiệm có nội

dung bao quát. Chính vì vậy những câu trắc nghiệm hỏi về thứ nguyên, ứng dụng… rất ít SV làm được.

- Trắc nghiệm khách quan dần được sử dụng rất rộng rãi bên cạnh các hình thức kiểm tra đánh giá đang áp dụng hiện nay, tuy nhiên kết quả KS trên cho thấy cách học của SV vẫn chưa phù hợp với hình thức kiểm tra này, vì vậy SV (đặc biệt là SV sư phạm) cần phải rèn luyện thêm rất nhiều.

3. Đối với giảng viên

- Kết quả của hai đợt khảo sát đã phản ánh phần nào những lỗ hỗng kiến thức của SV. Đồng thời từ việc phân tích các mồi nhử có thể biết được SV thường mắc phải những sai lầm gì. Trên cơ sở đó, giảng viên có thể nhanh chóng điều chỉnh và đổi mới phương pháp dạy học tốt hơn, hạn chếđi những sai lầm của SV.

4. Đối với phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: do phải có kiến thức rộng bao quát nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh nên khuyến khích SV luôn nghiên cứu, không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn; kết quả phản hồi nhanh giúp SV nhanh chóng tìm ra lỗ hỗng kiến thức đểđiều chỉnh cách học; với số lượng lớn câu hỏi gồm nhiều kiến thức cùng với việc hạn chế thời gian đòi hỏi SV phải tập tư duy, phán đoán, phản xạ nhanh và chính xác. - Chương trình vật lí đại cương là nền tảng để SV khoa Lí học tiếp các môn chuyên ngành đồng thời là nội dung quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy ở phổ thông. Mỗi SV khoa Lí cần phải có kiến thức vững vàng, bao quát về phần này. Cho nên phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là khá thích hợp. - Tuy nhiên hình thức này không rèn luyện được kĩ năng trình bày, diễn đạt của SV. Vì vậy tùy theo mục đích và yêu cầu khác nhau mà nên chọn phương pháp đánh giá cho phù hơp.

Tài liu tham kho 1. Khoa Tâm lí giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 1. Khoa Tâm lí giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Đo lường và đánh giá kết quả học tập

Ban ấn bản phát hành nội bộ Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - 2004

2. David Halliday – RobertResnick- Jearl Walker. Cơ sở vật lí – Tập 4 - Điện học I Cơ sở vật lí – Tập 4 - Điện học I

Nhà xuất bản Giáo dục - 20036

3. David Halliday – RobertResnick- Jearl Walker.

Cơ sở vật lí – Tập 5 - Điện học II Nhà xuất bản Giáo dục – 1998

4. Vũ Thanh Khiết – Nguyễn Thế Khôi- Vũ Ngọc Hồng

Giáo trình điện đại cương – Tập 3 Nhà xuất bản Giáo dục – 1977

5. Lương Duyên Bình- Nguyễn Hữu Hồ- Lê Văn Nghĩa – Nguyễn Quang Sính . Bài tập Vật lí đại cương -Tập 2 Bài tập Vật lí đại cương -Tập 2

Nhà xuất bản Giáo dục – 2003

6. Lương Duyên Bình- Dư Trí Công – Nguyễn Hữu Hồ . Vật lí đại cương -Tập 2 Vật lí đại cương -Tập 2

Nhà xuất bản Giáo dục – 2004

7. Nguyễn Thế Khôi- Nguyễn Phúc Thuần- Nguyễn Ngọc Hưng- Vũ Thanh Khiết- Phạm Xuân Quế- Phạm Đình Thiết- Nguyễn Trần Trác Phạm Xuân Quế- Phạm Đình Thiết- Nguyễn Trần Trác

Sách giáo khoa Vật lí 11 Nâng cao Nhà xuất bản Giáo dục – 2007

8. Lương Duyên Bình- Vũ Quang- Nguyễn Thượng Chung- Tô Giang- Trần Chí Minh- Ngô Quốc Quýnh. Minh- Ngô Quốc Quýnh.

Sách giáo khoa Vật lí 12 Cơ bản Nhà xuất bản Giáo dục – 2007 9. Nguyễn Công nghênh

Bài tập Vật lí đại cương- Tập 2 10. Phan Thanh Vân

Giáo trình vô tuyến điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương cảm ứng điện từ và chương trường điện từ trong chương trình vật lý đại cương​ (Trang 147 - 151)