Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực mô hình hóa trong dạy học bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số ở lớp 12​ (Trang 48 - 50)

Ở chương này chúng tôi đã tìm hiểu cơ sở lý luận về NL và đánh giá NL nói chung, NL MHH và đánh giá NL MHH nói riêng. Kết quả quan trọng nhất là các thang đánh giá mà chúng tôi tìm được.

Thang đánh giá của Ludwig và Xu (2010) là một thang đánh giá dễ sử dụng. Chúng tôi gọi đây là thang đánh giá tổng quát. Dựa trên biểu hiện cụ thể của HS sau khi thực hiện quá trình MHH (một cách trực tiếp hoặc cả gián tiếp qua bài làm hoặc các phiếu khảo sát) có thể đánh giá tổng quát NL MHH của HS đang ở mức nào, có thể so sánh tương đối NL MHH của hai HS bất kì hay cho điểm từng HS. Thang đánh giá này phù hợp với việc đánh giá, kiểm tra tổng kết cho cá nhân, thuận tiện cho GV trong thực hành, vì thường hình thức đánh giá nhiều nhất của GV vẫn là đánh giá qua bài làm của từng HS. Chúng tôi quyết định giữ lại thang đánh giá này để thử nghiệm, ngoài lý do về sự thuận tiện cho GV như vừa nói. Bản thân chúng tôi thấy thang đánh giá này còn khá chung chung, có thể không đánh giá được một “lớp” các HS. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng “thang của Ludwig và Xu chưa hẳn đã cho phép đánh giá NL MHH của HS”. Hơn nữa, với sự gắn kết các

mức NL của thang này với các KN thành phần theo thang đánh giá của tác giả Nguyễn Danh Nam (2015) vẫn chưa rõ ràng. Ở chỗ nó không làm rõ cách để đánh giá việc đạt hay không đạt mỗi một trong các kĩ năng của NL MHH. Điều này là cần thiết vì theo các nhà nghiên cứu (Lingefjrad (2004), Niss, Blum và Galbraith

(2007),…) quan niệm rằng mội loại NL được xác định qua một tập hợp các kĩ năng tương ứng, cho phép thực hiện hay giải quyết một tình huống vạch ra trong một bối cảnh cụ thể. Cũng vì thế mà chúng tôi muốn xây dựng một thang đánh giá chi tiết, thể hiện được từng mức độ đạt được của mỗi KN thành phần đó.

Đối với các thang đánh giá tiếp cận một phần đa chiều, điểm chung là đều dựa trên mức độ biểu hiện của từng KN MHH để đánh giá. Thang đánh giá ở bảng 1.5 khá chi tiết, phù hợp để đánh giá trong tình huống cụ thể, nhưng chỉ xây dựng đánh giá ba KN thành phần. Thang ở bảng 1.6, đánh giá được 7 nhóm KN, khá đầy đủ và chi tiết, có thể sử dụng như thang đánh giá NL MHH chung cho các chủ đề. Tuy nhiên cũng có KN mà chúng tôi không quan tâm để đánh giá như: KN “Tổ chức và cách viết”. Chúng tôi tham khảo cả hai thang đánh giá qua KN này để xây dựng một thang đánh giá chi tiết một số KN thành phần của NL MHH trong chủ đề của mình ở chương tiếp theo.

Chương 2

XÂY DỰNG THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA GẮN VỚI CHỦ ĐỀ TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT - GIÁ TRỊ

NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ Ở LỚP 12

Mục tiêu của chương là xây dựng một thang đánh giá NL MHH áp dụng cho DH bài toán tìm GTLN-GTNN của hàm số ở lớp 12. Trước hết chúng tôi muốn làm rõ phương pháp luận được lựa chọn để thiết kế một thang như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực mô hình hóa trong dạy học bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số ở lớp 12​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)