Xuất biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 86 - 163)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết luận hoạt động thực nghiệm sư phạm

3.6.3. xuất biện pháp khắc phục

Thứ nhất, để xử lí vấn đề thời gian, GV cần chú trọng thời lượng phân tích bài mẫu,

hướng dẫn kĩ thuật nhiều hơn trong các tiết dạy thay vì dành nhiều thời gian cho việc dạy khái niệm, vì thực tế thời gian ở THPT chưa cho phép những tiết dạy mở rộng như thế này. Về vấn đề phân phối thời gian, CT phổ thơng hiện hành chưa có sự phân chia thời gian cho VBĐPT, GV cần linh hoạt trong việc phân bố thời gian cho kế hoạch dạy học của mình.

Thứ hai, để nâng cao hiệu quả hoạt động học tập, GV cần có định hướng sử dụng

quy trình đa dạng, phù hợp với nhiều kiểu bài, kiểu văn bản hơn. Điều đó sẽ giúp HS có cơ hội rèn luyện kỹ năng tạo lập VBĐPT nhiều hơn, từng bước hình thành và củng cố kỹ năng tạo lập VBĐPT cho HS.

Thứ ba, GV nên thường xuyên lắng nghe ý kiến phản hồi của HS về việc tiếp thu

bài học và quá trình tạo lập VBĐPT để có những hướng điều chỉnh phù hợp trong phương pháp dạy.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT bằng megastory được đề xuất trong khóa luận, bước đầu hình thành cho HS THPT kỹ năng tạo lập VBĐPT bằng megastory. Việc thực nghiệm được tiến hành ở khối lớp 10 của bậc THPT, ở 2 lớp 10A1, trường tư thục Thái Bình và lớp 10.2 trường Trung học Thực hành Đại học Sư Phạm. Sau thời gian dạy thực nghiệm gồm 2 tuần, HS các lớp thực nghiệm trình bày sản phẩm theo hai dạng: lớp 10A1 trình bày sản phẩm trực tuyến; lớp 10.2 trình bày sản phẩm giấy. Trên cơ sở phân tích các kết quả đã thu được qua đợt thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số ưu điểm và hạn chế của quy trình đã đề xuất, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu và triển khai đề tài BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH KỸ NĂNG

TẠO LẬP VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC BẰNG MEGASTORY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG, chúng tơi xin đưa ra một số kết luận khái quát

như sau:

1. Qua quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về loại VBĐPT, chúng tơi nhận thấy VBĐPT là loại VB có tính ứng dụng cao, liên quan mật thiết với nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà các em lựa chọn sau khi đã hoàn thành bậc trung học PT. Hơn nữa, nhằm để học sinh có thể hình thành những năng lực phù hợp để học tập các môn học khác nhau ở trường phổ thơng cũng như trong đời sống hàng ngày thì việc dạy tạo lập văn bản và khái niệm văn bản một cách đa dạng và mở rộng là một nhu cầu tất yếu trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, VBĐPT cần được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm đưa vào giảng dạy, giúp HS bước đầu làm quen với loại VB này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy điểm bất cập lớn của thực tiễn việc dạy tạo lập VBĐPT ở các trường THPT hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đó là vai trị, vị trí của VBĐPT chưa được quan tâm đúng mực.

2. Tuy nhiên, trong CT Ngữ văn mới 2018 (29/12/2018) đã có định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các năng lực đặc thù đòi hỏi GV cần trau dồi cho HS những kỹ năng tạo lập VBĐPT cơ bản và cần thiết mà chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện hành chưa làm được. Do vậy, việc dạy tạo lập loại văn bản này rất xứng đáng có được một sự đầu tư, tìm hiểu kĩ lưỡng hơn. Những tìm tịi, nghiên cứu về phương pháp dạy tạo lập văn bản đa phương thức nếu thành cơng, sẽ đóng góp thiết thực vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học văn trong nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay.

3. Những kỹ năng tạo lập VBĐPT cần hình thành cho HS vừa phải phù hợp với đặc trưng thể loại VBĐPT vừa phải đáp ứng được những yêu cầu cần đạt về NL Viết trong CT Ngữ văn mới 2018. Xuất phát từ quan điểm này, trước khi tiến hành đề xuất quy trình hướng dẫn HS hình thành kỹ năng tạo lập VBĐPT bằng megastory, đề tài đã

tiến hành giới thuyết về VBĐPT và megastory - đối tượng nghiên cứu của đề tài. Song song đó, khóa luận cũng minh định về đặc trưng của VBĐPT và megastory - những vấn đề quan trọng, cốt lõi trong việc hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT vốn chưa được đề cập trong các nghiên cứu đi trước.

4. Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài tiến hành đề xuất quy trình chung hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT bằng megastory một cách phù hợp, hiệu quả. Cụ thể, đề tài đã đề xuất tổ chức hoạt động dạy học tạo lập VBĐPT bằng megastory dựa trên hai quan niệm: dựa trên tiến trình viết và kết hợp mơ hình tổ chức hoạt động - Mơ hình VNEN nhằm hình thành cho HS những kỹ năng cần thiết khi tạo lập thể loại VB này.

5. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm quy trình đã đề xuất ở HS lớp 10 thông qua KHBH cụ thể. Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi bằng Bảng Khảo sát (đối với HS), Phỏng vấn (đối với GV) và đã thu nhận được những kết quả khả quan. Các GV thực hiện thực nghiệm và HS đều đánh giá quy trình đề xuất mang lại những hiệu quả trong việc dạy và học tạo lập VBĐPT một cách rõ rệt. Đồng thời, GV và HS thực nghiệm đều cho rằng quy trình đề xuất có tính khả thi cao, nhất là trong tình hình giáo dục có những định hướng đổi mới như hiện nay. Từ các kết quả này, có thể nhận thấy đề tài đã cơ bản đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ban đầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, quy trình đề xuất vẫn cịn gặp phải một số hạn chế nhất định cần khắc phục. Chẳng hạn như: chưa đảm bảo thời lượng tiết học, mất

nhiều thời gian trong việc giới thuyết khái niệm, một số biện pháp trong quy trình chưa phát huy tác dụng,…. Đây là những vấn đề mà tác giả sẽ lưu tâm và rút kinh nghiệm.

Đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trên.

6. Tóm lại, đề tài nghiên cứu đã khẳng định vai trò và sự cần thiết của việc dạy và học tạo lập VBĐPT bằng megastory. Đồng thời, đề tài cũng khẳng định tính khả thi và hiệu quả của quy trình hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT bằng megastory theo một quy trình đúng đắn, bài bản trong việc hình thành và phát huy NL của HS. Từ việc nghiên cứu đề tài, chúng tơi cịn nhận thấy rằng việc nghiên cứu sâu hơn về phương pháp dạy tạo lập VBĐPT cho HS cần được xem xét và có những định hướng cụ thể hơn như xây

dựng cơ chế đánh giá việc học VBĐPT của HS THPT, sử dụng các chiến thuật dạy học trong dạy tạo lập VBĐPT, … để góp phần nâng cao hiệu quả học tập ở HS và chất lượng

giảng dạy của GV trong bộ môn Ngữ văn, cũng như đảm bảo những yêu cầu, mục tiêu quan trọng của giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A-Tài liệu sách, tạp chí Nước ngồi

1. Anna-Lena Godhe (2014), Creating and Assessing Multimodal texts, University of Gothenburg, Sweden. Truy xuất từ

https://gupea.ub.gu.se/bitstream/2077/35488/1/gupea_2077_35488_1.pdf

2. Catherine Beavis (2013), Literary English and the Challenge of Multimodality, Deakin University

3. Frank Serafini (2017), Reading the Visual: An Introduction to Teaching Multimodal Literacy (Language and Literacy Series)

4. Guidance on the teaching of writing skills, (2010). Truy xuất từ

https://dera.ioe.ac.uk/11324/7/100524writingen_Redacted.pdf

5. Kathy A. Mills and Len Unsworth (2017), Multimodal Literacy, Oxford Research Encyclopedia of Education. Truy xuất từ

https://www.researchgate.net/publication/322950599_Multimodal_literacy

6. Kay Bentley (2010). The TKT course (CLIL Module). Cambridge University Press, Published in collaboration with Cambridge ESOL

7. Kress, G. (2003). Literacy in the new media age. London: Routledge.

8. Murray, D. (1972). Teach Writing as a Process not Product. tr.4. Truy xuất từ

http://www.csun.edu/~krowlands/Content/Academic_Resources/Composition/P rocesses/Mur ray-process.pdf

9. Scott Eldridge II (2017) Hero or Anti-Hero?, Digital Journalism, 5:2, 141-158 Truy xuất từ: file:///C:/Users/ADMIN/Downloads/Hero-or-Anti-Hero.pdf

10. The New London Group. (2000). A pedagogy of Multiliteracies designing social futures.

11. William C. Sewell and Shawn Denton (2011), Multimodal Literacies in the Secondary English Classroom. Truy xuất từ: http://www.iag-

online.org/resources/2015-Handouts/Corcoran/EJMultimodalLiteracies.pdf

Việt Nam

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDTH- Dự án Mơ hình trường học mới Việt Nam) (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học theo Mơ hình trường học mới Việt Nam lớp 6, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Đỗ Ngọc Thống (2017), Định hướng đổi mới chương trình mơn Ngữ văn, Tạp

chí Khoa học Giáo dục, số 143, tr1-4

15. Lê Đình Hải (2019), Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và những vấn đề

đặt ra đối với đào tạo báo chí tại trường đại học khoa học – đại học Thái Ngun,

Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ Đại học Thái Nguyên, 231 – 235

16. Lê Thị Ngọc Chi (2018), Tổ chức hoạt động dạy học tạo lập văn bản nghị luận

dựa trên tiến trình, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh,

Tập 15, số 1 (2018), tr. 152-161

17. Nguyễn Thế Hưng (2018), Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức ở trường

trung học qua khảo sát sách giáo khoa Literature 6, Hoa Kì, Tạp chí Giáo dục, Số

446 (Kì 2 - 1/2019), tr 62-64

18. Nguyễn Thế Hưng (2018), Văn bản đa phương thức – loại văn bản giàu tiềm năng

trong dạy học Ngữ văn ở nước ta, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên Ngữ văn trước yêu cầu đổi mới giáo dục, Đại học Hải Phòng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018

19. Nguyễn Thế Hưng (2018), Yếu tố hình ảnh trong văn bản đa phương thức, Tạp chí Khoa học (Trường ĐHSP Hà Nội) tr.84-91

20. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Đỗ Thanh An (2019), Phát triển năng lực tạo lập Văn

21. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo (2017), Dạy tạo lập văn bản

dựa trên tiến trình- những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tập

14, Số 4b, tr.118-119

22. Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Văn Nở (2019), Tác động của phương pháp

dạy viết dựa trên tiến trình đối với sự phát triển năng lực viết văn nghị luận xã hội của học sinh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 55, Số chuyên

đề: Khoa học Giáo dục (2019): 15-21

23. Nguyễn Thị Xuân Yến (2018), Về khái niệm ‘Literacy’ và việc dạy học đọc, viết

cho học sinh tiểu học trong mơn tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thơng mới, Tạp chí Giáo dục-Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 433 (kì I – tháng 7)

24. Trần Thị Ngọc (2017), Nhu cầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng

văn bản đa phương thức, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 12/2017, tr 15-

18.

25. Trần Thị Ngọc (2017), Sử dụng văn bản đa phương thức trong dạy học đọc hiểu ở

nhà trường phổ thơng, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tr.133-141

26. Trần Thị Ngọc (2018), Văn bản đa phương thức trong dạy học Ngữ văn ở trường

trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục trường đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên,

Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 33-35; 29

B- Tài liệu internet Nước ngoài 27. https://creatingmultimodaltexts.com/ 28. https://education.nsw.gov.au/teaching-and-learning/professional- learning/scan/past-issues/vol-36,-2017/its-all-lighted-up,-because-this-is-a- happy-ending.-beginning-critical-literacy-young-childrens-responses-when- reading-image-and-text. 29. https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ962603.pdf

30. https://www.education.vic.gov.au/school/teachers/teachingresources/discipline/engl ish/literacy/multimodal/Pages/createmultimodal.aspx 31. https://www.education.vic.gov.au/school/teachers/teachingresources/discipline/engl ish/literacy/multimodal/Pages/multimodaloverview.aspx Việt Nam 32. http://baodansinh.vn/xu-huong-moi-cua-bao-chi-hien-dai-77538.htm 33. http://hoinhabaovietnam.vn/Quy-trinh-sang-tao-tac-pham---dac-trung-va-ung- dung-cho-cac-loai-hinh-san-pham-bao-chi_n15285.html 34. http://hoinhabaovietnam.vn/VietnamPlus-dang-di-dung-huong-voi-Mega- Story_n22647.html 35. http://nguoilambao.vn/mega-story-va-nhung-cau-chuyen-truc-tuyen-n5996.html 36. https://onecms.vn/giai-ma-hien-tuong-megastory-trong-lang-bao-viet-nam- 49636.html

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TIỄN VIỆC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG TRONG ĐỊA BÀN

TP.HỒ CHÍ MINH

--------------------******************--------------------

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Các em học sinh thân mến!

Chúng tôi là Đặng Kim Yến, sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chúng tơi đang tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài

“Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông”. Để phục vụ tốt hơn cho công việc dạy tạo lập văn bản

đa phương thức ở THPT, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các em qua phiếu thăm dị ý kiến. Chúng tơi xin đảm bảo những thông tin, ý kiến mà các em cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài.

Các em vui lòng đánh dấu  vào ô tương ứng với từng ý nếu đồng ý hoặc viết ngắn gọn ý kiến của mình vào phần để trống.

Khái niệm Văn bản đa phương thức: văn bản có sự phối hợp phương tiện ngơn ngữ

và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh.

(Trích Chương trình giáo dục phổ thơng mơn ngữ văn 2018, tr. 88)

1. Em đã từng biết đến khái niệm hoặc biết đến các dạng thức ứng dụng của

Chưa nghe bao giờ Không quan tâm Đã từng nghe/ biết đến

2. Em đã từng biết đến khái niệm hoặc biết đến các văn bản đa phương thức chưa? Chưa nghe bao giờ

Không quan tâm Đã từng nghe/ biết đến

(Nếu chọn “Chưa nghe bao giờ” hoặc “Khơng quan tâm” em vui lịng trả lời tiếp câu 1a, nếu chọn “đã từng nghe đến” em vui lòng trả lời tiếp câu 1b)

1a. Hãy đánh dấu vào ô mà em cho là văn bản đa phương thức. Bài viết kiểm tra văn định kì của em

Bài thuyết trình có trình chiếu (PowerPoint) Poster phim, Tài liệu quảng cáo

Khơng có đáp án nào đúng

1b. Em đã nghe hoặc tiếp xúc với văn bản đa phương từ: Từ thầy cô ở trường học

Từ trải nghiệm của bản thân Từ bạn bè

Ý kiến khác: ………………………………………………………….

Đó là những văn bản nào? ……………………………………………. 3. Cùng 1 nội dung, em sẽ hứng thú đọc loại văn bản nào hơn:

Văn bản chỉ có chữ viết

4. Em đã từng tạo lập văn bản đa phương thức bao giờ chưa? Thường xuyên

Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa bao giờ

Nếu đã từng tạo lập em vui lòng trả lời câu hỏi nhỏ sau: Em đã tạo lập văn bản

đa phương thức với nội dung gì, để làm gì và bằng cơng cụ nào?

…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Em có hứng thú với việc tạo lập văn bản đa phương thức hay không?

Rất hứng thú Khá hứng thú Bình thường Không hứng thú 6. Qua trải nghiệm cá nhân, hoặc em dự đốn, những khó khăn em gặp phải khi tạo

lập một văn bản đa phương thức là:

…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

PHIẾU DÀNH CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Kính thưa q thầy cơ!

Chúng tơi là Đặng Kim Yến, sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chúng tơi đang tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 86 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)