3.2.1 Đối tượng
Để đánh giá chính xác, khoa học về tính khả thi và hiệu quả một cách bao quát và đa dạng của quy trình đề xuất ở chương 2, chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc việc thực nghiệm ở những HS có trình độ khác nhau cũng như những đặc điểm, điều kiện học tập là khác nhau.Trong điều kiện cho phép, chúng tôi lựa chọn HS lớp 10 làm đối tượng thực nghiệm sư phạm và khảo sát ý kiến về các biện pháp đã đề xuất. Việc lựa chọn đối tượng này xuất phát từ những lí do sau:
Thứ nhất, đối tượng HS lớp 10 là đối tượng ở giai đoạn đầu trong CT Giáo dục phổ thông. Các em cũng chưa tiếp cận với quá trình tạo lập VBĐPT trước đó. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực nghiệm dạy tạo lập VBĐPT bằng megastory một cách khách quan hơn.
Thứ hai, HS lớp 10 chưa phải tập trung vào những kì thi quan trọng như các em HS lớp 11, lớp 12 nên việc áp dụng những phương pháp mới không gây ra trở ngại nào liên quan đến thi cử cho HS. Hơn nữa, khi đã hình thành được những kỹ năng tạo lập VBĐPT bằng megastory cho HS lớp 10, các em có thể tiếp tục vận dụng và phát triển những kỹ
năng tạo lập VBĐPT vào việc học các VB khoa học thuộc các bộ môn khác ở nhà trường PT để đạt được hiệu quả học tập cao hơn hoặc quá trình tự học ngoài nhà trường. Trên các cơ sở nêu trên cùng với trong điều kiện cho phép chúng tôi tiến hành thực nghiệm và khảo sát ý kiến ở 2 trường.
Một là, lớp 10.2, trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Đây là lớp thuộc ban Khoa học Tự nhiên của trường. Lớp có 36 HS. Về trình độ học tập, đây là lớp được GV phụ trách bộ môn Ngữ văn và GV chủ nhiệm đánh giá thuộc loại khá giỏi của khối 10.
Hai là, lớp 10A1, trường Tư thục Thái Bình, TP.Hồ Chí Minh. Đây cũng là lớp thuộc ban Khoa học Tự nhiên của trường. Lớp có 25 HS. Về trình độ học tập, đây là lớp được GV phụ trách bộ môn Ngữ văn cũng là GV chủ nhiệm lớp đánh giá thuộc loại trung bình khá của khối 10 của trường.
3.2.2 Thời gian
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động thực nghiệm ở 2 lớp phải chia làm 2 đợt tiến hành. Ở mỗi lớp, chúng tôi tiến hành dạy học và cho HS thực hiện sản phẩm trong 1 tuần.
Với lớp 10.2, trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành triển khai thực nghiệm sau kì thi học kì I, cụ thể vào tháng 12 năm 2020. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh kéo dài, chúng tôi thu lại sản phẩm của các em cũng như thực hiện khảo sát vào ngày 12/5/2020 – sau khi các trường trở lại học bình thường.
Với lớp 10A1, trường tư thục Thái Bình, TP.Hồ Chí Minh, nhằm không ảnh hưởng đến việc ôn thi và thi học kì I của các em, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm sau khi các em thi học kì I năm học 2019-2020. Cụ thể chúng tôi tiến hành dạy học và lấy khảo sát thực nghiệm từ ngày 20/12/2020 đến ngày 16/1/2020.
Đây cũng là khoảng thời gian các em vừa hoàn tất bài kiểm tra học kì I nên tinh thần các em khá thoải mái khi tham gia vào tiết học thực nghiệm.
3.3 Quy trình tổ chức thực nghiệm
Để thực nghiệm quy trình dạy tạo lập VBĐPT bằng megastory cho HS THPT đã đề xuất ở chương 2, chúng tôi tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thiết kế KHBH thực nghiệm có vận dụng quy trình tổ chức hoạt động dạy
học tạo lập VBĐPT bằng megastory dựa trên tiến trình và quy trình tổ chức hoạt động dạy học tạo lập VBĐPT bằng megastory dựa trên Mô hình trường học mới tại Việt Nam
đã đề xuất ở chương 2;
Bước 2: Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm được tiến hành một cách hiệu quả, trước thực nghiệm khoảng 1 tháng, chúng tôi đã gặp gỡ, phổ biến chung, hướng dẫn và trao đổi trực tiếp một số vấn đề liên quan đến nội dung thực nghiệm với các GV. Đồng thời, xin ý kiến của GV về KHBH thực nghiệm;
Bước 3: Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với HS của lớp thực nghiệm. Giới thiệu với HS về mục đích của hoạt động thực nghiệm;
Bước 4: Các GV tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp; dự giờ tiết dạy của các GV và ghi chú lại quá trình dạy của GV và quá trình học của HS để có những điều chỉnh quy trình đề xuất một cách phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường PT.
Bước 5: Cho HS trả lời bảng hỏi để lấy ý kiến khảo về tiết thực nghiệm.
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn GV bằng bảng phỏng vấn đã xây dựng để xin ý kiến đánh giá về tiết dạy thực nghiệm;
Bước 7: Thống kê và tổng hợp kết quả.
Bước 8: Rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm và đưa ra những khuyến nghị cần thiết.
3.4 Thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm
Kế hoạch bài học thực nghiệm được soạn bằng cách nhóm các tiết dạy cùng chủ đề về một phương thức biểu đạt chính như Tự sự và Nghị luận; thiết kế KHBH như tiết học thông thường trong CT Ngữ văn hiện hành tuy nhiên điểm khác biệt là quy trình hướng dẫn HS trong các KHBH này cần được biên soạn theo tinh thần và yêu cầu mà khóa luận đề xuất. Với 2 KHBH thực nghiệm, chúng tôi thiếp lập một số yêu cầu cần đạt dự kiến như sau:
- Nhận biết được khái niệm văn bản đa phương thức và vai trò, tác dụng của văn bản đa phương thức;
- Tạo lập được văn bản đa phương thức theo đề tài gắn với đời sống đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật;
- Viết được văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn;
- Bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính cá nhân.
Do khuôn khổ của khóa luận, kế hoạch bài học thực nghiệm sẽ được đính kèm trong phần Phụ lục.
3.4.1 Kế hoạch dạy học cụm bài tự sự (đính kèm Phụ lục) 3.4.2 Kế hoạch dạy học cụm bài nghị luận (đính kèm Phụ lục) 3.4.2 Kế hoạch dạy học cụm bài nghị luận (đính kèm Phụ lục) 3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.1 Tiêu chuẩn đánh giá
Thực nghiệm nhằm kiểm chứng kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của quy trình
tổ chức hoạt động dạy học tạo lập VBĐPT bằng megastory đã đề xuất. Sau thời gian
thực nghiệm, chúng tôi căn cứ vào các giờ dạy và học, các giờ luyện tập, việc thực hiện và hoàn thành sản phẩm mà GV đã giao, phiếu khảo sát HS các lớp sau thực nghiệm, kết quả phỏng vấn GV sau thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của quy trình đề xuất.
3.5.2 Kết quả thực nghiệm
3.5.2.1 Kết quả từ phiếu khảo sát của HS
Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phản hồi của HS bằng bảng hỏi đã xây dựng. Cụ thể như sau:
- Số phiếu phát ra: 61 phiếu (lớp 10A1, trường Tư thục Thái Bình: 25 phiếu; lớp 10A2, trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh: 36 phiếu)
- Số phiếu thu về: 61 phiếu (100%) - Số phiếu hợp lệ: 61 phiếu (100%)
(1) Dưới đây là kết quả từ 25 phiếu khảo sát của HS ở lớp 10A1, trường Tư thục Thái Bình.
Kết quả tính theo tỉ lệ phần trăm đối với những câu hỏi được thiết kế theo dạng lựa chọn đáp án có sẵn như sau:
Câu 1
Trước đây em có cảm thấy hứng thú khi tạo lập văn bản hay không?
(Nếu chọn “có” trả lời tiếp câu 1a; nếu chọn “không” vui lòng trả lời câu 1b) Có 36% (9 HS) Không 64% (16 HS) Câu 1a Điều em thích nhất khi học tạo lập văn bản trước đây là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
Tiết học tạo lập thú vị, cuốn hút 25,92% (7 HS) Tiết học bổ ích, giúp em biết cách
viết một văn bản trong đời sống
22,23% (6 HS) Tiết học giúp ích cho em trong các
kì kiểm tra 51,85% (14 HS) Khác (HS ghi rõ lí do nếu có) 0% (0 HS) Câu 2b Lí do em cảm thấy không hứng thú khi thọc tạo lập văn bản là gì? (có thể chọn nhiều đáp án) Tiết học nhàm chán, không thú vị 43,76% (14 HS) Tiết học không đề cao tính sáng tạo 34,38% (11 HS) Tiết học không bổ ích, không giúp
em biết cách viết một văn bản trong đời sống
21,86% (7 HS)
Khác: (HS ghi rõ lí do nếu có) 0% (0 HS)
Câu 2
Những khó khăn em thường gặp khi tạo lập một văn bản là gì?
Gặp khó khăn trong quá trình tìm ý tưởng cho bài viết
26,53% (13 HS) Gặp khó khăn trong việc sắp xếp ý
và bố cục bài viết
22,45% (11 HS) Gặp khó khăn trong việc lựa chọn
từ ngữ để biểu đạt và thể hiện đúng quan điểm, cảm xúc của bản thân
51,02% (25 HS) Khác: (HS ghi rõ khó khăn khác nếu
có) 0% (0 HS) Câu 3 Sau tiết học thực nghiệm, em có cảm thấy hứng thú khi tạo lập một văn bản đa phương thức bằng megastory không?
(Nếu chọn “có” trả lời tiếp câu 3a; nếu chọn “không” vui lòng trả lời tiếp câu 3b) Có 80% (20 HS) Không 20% (5 HS) Câu 3a Lí do em cảm thấy hứng thú là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
Môi trường học tập thoải mái, không gây áp lực cho học sinh, khuyến khích trợ giúp học sinh trong suốt tiến trình viết.
15,79% (6 HS)
Bản thân được chủ động nắm bắt được tiến trình tạo lập 1 văn bản đa phương thức bằng Megastory
31,58% (12 HS)
Bản thân được phát triển quan điểm, cách nhìn của em về chủ đề bài viết
52,63% (20 HS) Ý kiến khác 0% (0 HS) Câu 3b Lí do em cảm thấy không hứng thú là gì? (có thể chọn nhiều đáp án) Quy trình đề xuất phức tạp, khó hiểu 37,5% (3 HS) Tiết học nhàm chán, không thú vị 0% (0 HS) Bị áp đặt quan điểm, góc nhìn hoặc
chủ đề tạo lập
12,5% (1 HS)
Mất nhiều thời gian 50%
(4 HS)
Ý kiến khác 0%
(0 HS)
Câu 4
Sau tiết dạy thực nghiệm, em tự đánh giá như thế nào về mức độ tiếp thu bài học của bản thân? Không hiểu 3,84% (1 HS) Hiểu 19,23% (5 HS)
Có thể vận dụng 42,31% (11 HS) Vận dụng sáng tạo 34,62% (9 HS) Câu 6
Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của tiết thực nghiệm này?
Không hiệu quả 0%
(0 HS) Kém hiệu quả 0% (0 HS) Hiệu quả 31,58% (6 HS) Rất hiệu quả 68,42% (13 HS) Câu 7 Hãy chọn những ưu điểm của tiết dạy thực nghiệm.
Không khí lớp học cởi mở, vui tươi 22,1% (17 HS) Các bước trong quy trình đề xuất
thiết thực, bổ ích 10,4% (8 HS) Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh 22,1% (17 HS) Hình thành những kỹ năng tạo lập
văn bản đa phương thức cơ bản cho học sinh
22,1 % (17 HS)
Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh 23,3 % (18 HS) Ý kiến khác 0% (0 HS) Câu 8 Hãy chọn những hạn chế của tiết dạy thực nghiệm (nếu có)
Chưa đảm bảo được thời lượng tiết học
64,3% (9 HS) Chưa tạo được không khí sôi nổi
cho tiết học
0% (0 HS) Chưa phát huy được tính chủ động
của học sinh
7,14% (1 HS) Chưa đảm bảo tính hợp lý, khoa học
trong cách tổ chức, các hoạt động dạy học 28,57% (4 HS) Ý kiến khác 0% (0 HS) Câu 10
Theo em, có nên vận dụng quy trình tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory vào trong thực tế dạy học ở trường phổ thông không? Có 96% (24 HS) Không 4% (1 HS)
Câu 11
Nếu có, theo em nên vận dụng ở mức độ như thế nào cho hợp lý? Luôn luôn 0% (0 HS) Thường xuyên 32,25% (10 HS) Thỉnh thoảng 51,61% (16 HS) Ít khi 16,13% (5 HS)
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát ý kiến HS lớp 10A1, trường Tư thục Thái Bình về tính hiệu quả và tính khả thi của quy trình tạo lập VBĐPT bằng megastory
Để đánh giá cụ thể mức độ hiệu quả của quy trình đề xuất qua từng kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức của HS đạt được sau tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi còn tiến hành thiết kế câu hỏi số 5 trong phiếu khảo sát theo hình thức đánh giá mức độ. Dưới đây là kết quả khảo sát từ HS:
* Câu 5:
- Về yêu cầu:
Sau tiết dạy thực nghiệm, em nhận thấy các kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng dưới đây của bản thân đã phát triển đến mức độ nào?
(Học sinh vui lòng đánh dấu vào ô mức độ mà em cho là phù hợp ở mỗi kỹ năng, 1 thấp nhất, 5 cao nhất)
- Về kết quả khảo sát:
1 2 3 4 5
1 Kỹ năng quan sát tìm ý và lập dàn ý 0% 4% 44% 48% 4% 2 Kỹ năng diễn đạt trong bài văn 0% 0% 44% 32% 20% 3 Kỹ năng phát hiện và sửa chữa lỗi
trong bài văn
0% 12% 24% 24% 36%
4
Kỹ năng phác thảo bố cục trình bày hình thức cho văn bản đa phương thức
4% 0% 8% 28% 60%
5 Kỹ năng tự đánh giá và chỉnh sửa 0% 4% 12% 32% 60%
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của HS về mức độ kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức HS lớp 10A1, trường Tư thục Thái Bình đạt được sau khi tham
gia tiết học thực nghiệm
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thiết kế 2 câu hỏi tự luận (câu 9 và câu 12) để thu thập một số phản hồi từ HS về tiết học thực nghiệm. Dưới đây là một số ý kiến phản hồi mà chúng tôi thu thập được:
- Qua câu hỏi số 9 (Em có đề xuất gì để khắc phục những hạn chế của tiết học (nếu có)? HS đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học như sau:
+ GV nên giảm bớt các hoạt động học tập để đảm bảo thời lượng tiết học
+ GV nên tìm hiểu trước về kỹ năng mềm của các bạn để chia nhóm đồng đều thay vì chia ngẫu nhiên
- Qua câu hỏi số 12 (Theo em, khi vận dụng quy trình tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory giáo viên cần lưu ý thêm những điều kiện gì?) HS nêu một số lưu ý như:
+ GV nên lưu ý thời gian tiết học
+ GV nên lưu ý trong việc chia nhóm cho HS tránh không đồng đều số lượng
(2) Dưới đây là kết quả từ 36 phiếu khảo sát của HS ở lớp 10.2, trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm, Tp.Hồ Chí Minh
STT Câu hỏi Đáp án Tỉ lệ
Câu 1
Trước đây em có cảm thấy hứng thú khi tạo lập văn bản hay không?
(Nếu chọn “có” trả lời tiếp câu 1a; nếu chọn “không” vui lòng trả lời câu 1b) Có 72,22% (26 HS) Không 27,78% (10 HS) Câu 1a Điều em thích nhất khi học tạo lập văn bản trước đây là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
Tiết học tạo lập thú vị, cuốn hút 44,44% (16 HS) Tiết học bổ ích, giúp em biết cách
viết một văn bản trong đời sống
38,89% (14 HS) Tiết học giúp ích cho em trong các
kì kiểm tra
16,67% (6 HS) Khác (HS ghi rõ lí do nếu có) 0%
Câu 2b Lí do em cảm thấy không hứng thú khi thọc tạo lập văn bản là gì? (có thể chọn nhiều đáp án) Tiết học nhàm chán, không thú vị 80% (8 HS) Tiết học không đề cao tính sáng tạo 0%
(0 HS) Tiết học không bổ ích, không giúp
em biết cách viết một văn bản trong đời sống 20% (2 HS) Khác: (HS ghi rõ lí do nếu có) 0% (0 HS) Câu 2 Những khó khăn em thường gặp khi tạo lập một văn bản là gì?
Gặp khó khăn trong quá trình tìm ý