Hoạt động tìm tòi, mở rộng khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. GV cần hướng dẫn HS tìm những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo về VBĐPT và megastory cũng như những nguồn tài liệu trên mạng để HS tìm đọc thêm. Đồng thời, GV nên giao cho HS những nhiệm vụ nhằm giúp các em tiếp tục rèn luyện kỹ năng tạo lập VBĐPT bằng megastory. Tuy nhiên, việc giao nhiệm
vụ cho các em, GV cũng cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học sinh tại lớp để giao việc về nhà cho các em một cách thích hợp.
Tiểu kết chương 2
Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trình bày ở chương 1, chúng tôi đề xuất quy trình hình thành kỹ năng tạo lập VBĐPT bằng megastory cho HS THPT dựa trên cơ sở Yêu
cầu cần đạt về năng lực viết trong Chương trình Ngữ văn năm 2018 nhằm đáp ứng được
yêu cầu phát triển năng lực của HS trong CT mới. Đồng thời chúng tôi cũng dựa trên cơ sở quy trình tạo lập văn bản và phương pháp dạy học tạo lập VB dựa trên tiến trình;
Mô hình tổ chức hoạt động dạy học theo VNEN và đặc trưng và cách thức thực hiện một sản phẩm megastory để đề xuất các quy trình phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất trong
phát huy năng lực phẩm chất, phù hợp với mô hình dạy học phát triển năng lực hiện nay. Đầu tiên, chúng tôi đề xuất quy trình hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT bằng megastory
chung gồm 4 bước: giới thiệu về VBĐPT và megastory; thống nhất một số yêu cầu khi
tạo lập VBĐPT bằng megastory; định hướng tiến trình tạo lập và đánh giá sản phẩm. Với quy trình 4 bước cơ bản hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT bằng megastory này, chúng tôi đã đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động dạy học tạo lập VBĐPT bằng megastory cho HS THPT ở nhà trường PT.
Dựa trên mô hình mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN), chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học tạo lập VBĐPT bằng megastory với 5 hoạt động: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập viết theo quy trình; Hoạt động vận dụng và Hoạt động tìm tòi, mở rộng.. Trong
hoạt động luyện tập viết theo quy trình, chúng tôi vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình để tổ chức các hoạt động học tập cho HS gồm hướng dẫn HS hình thành
ý tưởng; hướng dẫn HS sắp xếp ý tưởng, lập dàn ý; hướng dẫn HS diễn đạt ý tưởng; hướng dẫn HS xem lại, tự điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm 3.1.1 Mục đích thực nghiệm