Khái quát về megastory

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 26 - 29)

1.1.2.1 Khái niệm

Khái niệm “megastory” (thường được dịch là siêu tác phẩm báo chí) xuất hiện trong những năm gần đây cùng với một số tên gọi khác như “Digital mega – stories”, “long

form” hay “e-magazine”. Về khái niệm này, tác giả Lê Đình Hải cho rằng “Đó là các bài báo đa phương tiện được thiết kế theo phong cách tạp chí, có sự kết hợp của kiểu chữ, hình ảnh, video, thông tin đồ họa… và trình bày theo một bố cục khá phá cách, độc đáo và mới mẻ.”10 Cũng trong bài viết “Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và

những vấn đề đặt ra đối với đào tạo báo chí tại trường đại học khoa học – đại học Thái Nguyên”, tác giả Lê Đình Hải cũng đề cập đến các megastory kỹ thuật như sau

9 Trần Thị Ngọc (2017). Nhu cầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng văn bản đa phương thức. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 12/2017, tr 15-18.

10 Lê Đình Hải (2019), “Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo báo chí tại trường

“Các“Mega Story” kỹ thuật số hiện nay được trình bày có thể bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông có liên quan khác để nhấn mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập.” Và điều đó mang đến cho người đọc cảm giác

tương tác với câu chuyện sâu hơn, thực hơn.

Qua việc tìm hiểu một số định nghĩa về megastory, người viết đưa ra một định nghĩa thống nhất như sau:

Megastory là một hình thức trình bày tích hợp đa phương tiện: chữ, hình ảnh, đoạn phim, ảnh động, đồ họa tương tác,.. theo phong cách mới, sinh động có thể xuất bản trên nền web (digi megastory) hoặc văn bản giấy (paper).

1.1.2.2 Đặc trưng của megastory Đặc trưng về hình thức

Một trong những đặc điểm cơ bản của “megastory” là hình thức thể hiện theo phong cách văn bản phi truyền thống. Nghĩa là chúng được trình bày một cách sáng tạo, không chỉ có chữ mà có sự kết hợp các yếu tố khác. Cụ thể, các “Digital mega-stories” (megastory kỹ thuật số) hiện nay được trình bày có thể bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông có liên quan khác để nhấn mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập. Chẳng hạn, tác phẩm megastory “Những chú sư tử vùng

Serengeti” của tờ National Geographic (Serengeti Lions)11 - một trong những tác phẩm theo phong cách megastory hay nhất của báo chí thế giới. Tác phẩm thể hiện sự kết hợp một cách bài bản giữa các thiết kế, văn bản, hình ảnh và các yếu tố âm thanh, sự kết hợp này cho phép người đọc hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện cũng như có cảm giác thực khi “tương tác” với câu chuyện.

Đặc trưng về nội dung

Về mặt nội dung, một đặc điểm riêng biệt thường thấy để phân biệt là những tác phẩm báo chí megastory có những cốt truyện phi tuyến tính. Để cho ra tác phẩm Digital mega-stories đòi hỏi cần một ekip với đội ngũ những phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa và lập trình viên,.. do vậy rất tốn kém. Nhưng để tạo ra tác phẩm megastory hay, ngoài sáng tạo về hình thức trình bày, còn đòi hỏi người thực hiện phải sáng tác ra các megastory có những cốt truyện phi tuyến tính khác biệt.

Không giống như các thể loại báo chí truyền thống khác, megastory có thể được sáng tác ra từ những câu chuyện ở bất cứ đâu và chúng vẫn tiếp tục khiến công chúng hiểu bản chất về những gì đã và đang được chuyển tải giống thể loại báo chí truyền thống nhưng theo một phong cách hành văn mới và kỹ thuật trình bày mới. Megastory không nhất thiết phải là những câu chuyện về một sự kiện hay vấn đề nào đó “nóng hổi”, mà có thể chỉ là một câu chuyện nào đó thường thấy trên Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác. Nhưng megastory khác biệt với những câu chuyện truyền thông bình thường về mặt định hướng tư duy và suy nghĩ của độc giả. Và đây chính là yếu tố có thể khiến người đọc kết nối với câu chuyện ở mức độ sâu hơn, tác động đến hành vi tò mò muốn đọc của độc giả và quan trọng hơn là người đọc có thể đem nó thành câu chuyện bàn luận với người khác, tạo ra tính lan truyền.

Như vậy, megastory thường bị hiểu nhầm với những tin tức báo chí có tính chất thời sự mang tính giật gân và bùng nổ, nhưng thực chất megastory chỉ là những tác phẩm báo chí được thể hiện cả về nội dung và hình thức trình bày theo một phong cách mới để đạt được sự quan tâm trên diện rộng và có khả năng lan truyền nhanh chóng. Độc giả có thể tiếp cận theo cách riêng của họ và cho phép người đọc có thể có những suy nghĩ riêng thể hiện rõ chính kiến của mình hơn với chủ đề.

Căn cứ vào những đặc điểm đó của megastory, chúng tôi nhận thấy megastory mang những đặc điểm điển hình của một văn bản đa phương thức, vừa là một kiểu loại VB có tính ứng dụng cao, liên quan mật thiết với nhiều lĩnh vực mà các em lựa chọn sau khi đã hoàn thành bậc trung học phổ thông. Do đó, việc ứng dụng megastory vào việc thực hiện dạy học tạo lập văn bản đa phương thức ở trường phổ thông là hoàn toàn xác đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)