1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Thực tiễn việc dạy học tạo lập văn bản đa phương thứ cở trường phổ
thơng trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, học kì I năm học 2019-2020, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn việc dạy tạo lập VBĐPT trong dạy học Ngữ văn ở một số trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể là các trường: THPT Ngơ Gia Tự; Trường Tư thục Thái Bình; THPT Nguyễn Thái Bình,THPT Lương Văn Can,…
Chúng tơi khảo sát ở các trường thuộc các loại hình trường phổ thông khác nhau: công lập, tư thục. Ở mỗi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát các giáo viên dạy bộ môn Văn và 3 lớp học sinh thuộc 3 khối 10, 11, 12 bao gồm 15 giáo viên và 418 học sinh thông qua phiếu hỏi xoay quanh một số nội dung: liên quan đến quá trình dạy và học VBĐPT của giáo viên và học sinh ở trường THPT.
Với 15 phiếu khảo sát đối với giáo viên, chúng tôi nhận thấy:
- 100% giáo viên được khảo sát đã biết đến khái niệm VBĐPT và 95% giáo viên biết đến khái niệm megastory hoặc các dạng ứng dụng megastory trong đời sống. 70% giáo viên chia sẻ đã từng xác lập định hướng dạy học cho HS tạo lập VBĐPT. Tuy nhiên, 33% giáo viên cho biết mức độ tiếp cận việc dạy học tạo lập VBĐPT trong công việc giảng dạy chỉ ở mức “đã tìm hiểu nhưng chưa vận dụng”; 67% giáo viên cho biết “đã
tìm hiểu và vận dụng giảng dạy” VBĐPT. Cụ thể, đa số giáo viên cho biết vận dụng
giảng dạy tạo lập VBĐPT qua các hoạt động như: giờ luyện tập viết văn; các tiết thao giảng quan trọng; bài giảng về các văn bản như Tấm Cám, Sóng;…
- Khi được khảo sát về mức độ cần thiết của việc dạy tạo lập văn bản đa phương thức cho học sinh THPT, 75% giáo viên cho rằng cần thiết; 25% cho rằng rất cần thiết và 0% cho rằng chưa cần thiết hoặc hồn tồn khơng cần thiết. Như vậy có thể thấy giáo viên đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của loại VB này trong đời sống cũng như trong giáo dục để từ đó vận dụng hợp lí trong cơng tác giảng dạy.
- Về việc dự đốn một số khó khăn trong việc dạy tạo lập văn bản đa phương thức, 40% giáo viên cho rằng đến từ kế hoạch nhà trường; 30% cho rằng từ chương trình Ngữ văn hiện nay (dung lượng kiến thức nhiều, thời gian giảng dạy rất hạn hẹp); 30% cho rằng từ giáo viên (vì tốn nhiều thời gian và cơng sức) và 0% giáo viên cho rằng khó khăn đến từ phía HS.
- Theo đó, trong phiếu khảo sát, các thầy cơ đã đề xuất một số lưu ý cho việc dạy HS cấp THPT tạo lập VBĐPT một cách hiệu quả như: nắm rõ mục tiêu của việc dạy học tạo lập văn bản về một đơn vị bài học cụ thể; nội dung, hình ảnh, âm thanh phải phù hợp với nhau; làm mẫu cho học sinh về một sản phẩm đa phương thức đẹp, rõ ràng, phù hợp với chủ đề,… Đây là những gợi ý q báu để chúng tơi đề xuất quy trình dạy học tạo lập VBĐPT cho HS THPT.
Với 418 phiếu khảo sát đối với học sinh, chúng tôi đã tiến hành thống kê và xử lí số liệu, kết quả như sau:
- Đa số học sinh (53%) đã từng biết đến khái niệm hoặc biết đến các dạng thức ứng dụng của megastory trong đời sống và (67,5%) đã từng biết đến khái niệm hoặc biết đến các VBĐPT. Tuy nhiên, số học sinh chưa nghe qua megastory cũng chiếm tỉ lệ khá cao (42%), 5% học sinh không quan tâm. Đồng thời, 27% học sinh chưa biết đến VBĐPT, 5,5% học sinh được khảo sát không quan tâm. Với những HS chưa nghe qua về VBĐPT, 37,8% trong số đó có nhận xét đúng về hình thức trình bày của các VBĐPT (Poster phim, tài liệu quảng cáo, bài thuyết trình có trình chiếu,..)
- Các loại VB phần lớn trình bày bằng chữ viết chưa thực sự tạo được hứng thú với người học, chỉ có 5% học sinh thích loại VB này. Trong khi đó, 95% học sinh được hỏi
hứng thú đọc loại văn bản kết hợp chữ viết và âm thanh, hình ảnh minh họa (quảng cáo, phim, sách giáo khoa điện tử,...). Như vậy, HS đã có những hứng thú ban đầu về loại văn bản này. Điều đó sẽ tạo tiền đề để HS hiểu rõ tâm thế của người đọc và là động lực để HS tạo lập VBĐPT trong đời sống.
- Tuy nhiên, gần 73% học sinh cho biết chưa bao giờ tạo lập VBĐPT; 21,5% học sinh chia sẻ rất ít khi tạo lập loại VB này; gần 12% học sinh thỉnh thoảng tạo lập và chỉ 3,5% học sinh thường xuyên tạo lập VBĐPT. Điều đó cho thấy HS tuy hứng thú với VBĐPT nhưng trên thực tế, chưa có trải nghiệm cũng như kỹ năng tạo lập loại VB này.
- Đồng thời, qua kết quả khảo sát, có thể thấy được, HS đã có thể dự đốn hoặc qua trải nghiệm cá nhân nhận xét về những khó khăn HS gặp phải khi tạo lập văn bản này như: mất nhiều thời gian, chưa được hướng dẫn về các thao tác, kĩ năng về công nghệ thông tin, thiếu ý tưởng, thiếu sự chú ý vào nội dung,… Những khó khăn đó cũng tạo khơng ít rào cản về mặt tâm lí cho HS trong q trình tạo lập VBĐPT. Chỉ 3,5% số HS được hỏi rất hứng thú với việc tạo lập văn bản này; 23,5% học sinh khá hứng thú; 54,5% học sinh có mức độ hứng thú ở mức bình thường; 17,7% học sinh không hứng thú với việc tạo lập văn bản đa phương thức. Từ kết quả này, những nhà giáo dục càng cần phải lưu ý đến việc tạo hứng thú học tập cho HS trong việc tạo lập VBĐPT nhằm tạo thuận lợi trong việc dạy học tạo lập VB nói chung và VBĐPT nói riêng.
Qua quá trình khảo sát thực tiễn việc dạy học tạo lập VBĐPT ở trường phổ thông trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng tơi nhận thấy để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và hội nhập với xu thế giáo dục của quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa VBĐPT vào chương trình giảng dạy mơn Ngữ văn, nhưng chưa có những gợi ý cụ thể để dạy học tạo lập loại VB này.
Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy việc đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển kỹ năng tạo lập VBĐPT của HS yêu cầu người GV cần có những kỹ năng định hướng, thiết kế, biết cách giải thích, phân tích các VB từ đơn giản đến phức tạp hơn. HS thông qua việc tiếp nhận và tạo lập những VBĐPT cụ thể trong quá trình dạy học sẽ tiếp thu kiến thức mới. Đồng thời, thông qua những trải nghiệm mới so với việc tiếp nhận và tạo lập
những VB theo hình thức truyền thống như trước, HS cũng được rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả và đa dạng. Theo đó, việc dạy học VBĐPT yêu cầu phát huy khả năng sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu ở cấp độ cao của HS. Đây là những yêu cầu thay đổi tất yếu đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên và học sinh để thích ứng trong tình hình mới. Vì vậy, việc đưa ra những đề xuất về quy trình hướng dẫn tạo lập VBĐPT cho HS THPT là điều rất cần thiết.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, trong chương 1, chúng tơi đã trình bày khái qt cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tạo lập VBĐPT và megastory.
Về cơ sở lí luận, khóa luận đã giới thuyết về VBĐPT và megastory - đối tượng
nghiên cứu của đề tài. Song song đó, khóa luận cũng minh định về đặc trưng của VBĐPT và megastory - những vấn đề quan trọng, cốt lõi trong việc hướng dẫn HS tạo lập VBĐPT tuy nhiên chưa được đề cập trong các nghiên cứu đi trước. Bởi chúng tơi nhận thấy rằng muốn hình thành kỹ năng tạo lập VBĐPT cho HS, GV cần phải hình thành cho HS những kỹ năng tạo lập cơ bản bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ sở và khơi gợi hứng thú học tập của các em.
Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi nhận thấy VBĐPT là loại VB có tính ứng dụng cao,
liên quan mật thiết với thực tiễn đời sống. Vì vậy, VBĐPT cần được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm đưa vào giảng dạy, giúp HS bước đầu làm quen với loại VB này. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy điểm bất cập lớn của thực tiễn việc dạy tạo lập VBĐPT ở các trường THPT hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đó là vai trị, vị trí của VBĐPT chưa được quan tâm đúng mực. Điều này dẫn đến tình trạng đa số HS khơng có khái niệm về VBĐPT cũng như nhận định sai về việc tạo lập VBĐPT, gây nên tâm lí khơng muốn tạo lập kiểu VB này, cản trở việc dạy tạo lập cho HS một cách hiệu quả. Điều đó cũng đồng nghĩa, việc dạy tạo lập VBĐPT cần có sự đầu tư chỉn chu, bài bản từ phía CT cũng như GV nhằm hướng dẫn HS hình thành các kỹ năng tạo lập kiểu VB này một cách hiệu quả hơn để các em chủ động, tự lĩnh hội được tri thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành đề xuất quy trình hình thành kỹ năng tạo lập VBĐPT bằng megastory cho HS THPT ở chương 2.
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC BẰNG MEGASTORY CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG