2.1. Cơ sở đề xuất
2.1.2. Quy trình tạo lập văn bản và phương pháp dạy học tạo lập VB dựa trên
trên tiến trình
2.1.2.1 Quy trình tạo lập văn bản dựa trên tiến trình
Bắt kịp với xu thế quốc tế về lí thuyết dạy viết dựa trên tiến trình, việc dạy học viết trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn sau năm 2018 đã thay đổi cách tiếp cận từ dạy viết như một sản phẩm sang dạy tiến trình. Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn năm 2018 cũng nêu rõ về Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết bao gồm “Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ
năng trình bày bài viết,.. và “Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản”15 Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn năm 2018, việc xây dựng quy trình ứng dụng megastory vào việc hình thành kỹ năng tạo lập VBĐPT càng cần phải được dựa trên nền tảng quy trình tạo lập VB theo lí thuyết dạy viết dựa trên tiến trình.
Theo Don Murray, dạy học viết là một tiến trình, chứ khơng phải là sản phẩm trong bài viết kinh điển Teach writing as a process not product (1972). Cùng với đó, ơng cho rằng việc tạo lập VB “không phải là vấn đề của việc đúng hay không đúng, không phải
là vấn đề có tính quy ước. Đây là vấn đề quan trọng hơn rất nhiều. Người viết, trong
lúc viết, đã thực hiện những quyết định dựa trên các nguyên tắc ứng xử trong xã hội. Người viết sử dụng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ chân thực của bản thân mình với mọi người; khơng kiểm tra từ ngữ của mình bằng một quy tắc nào đó mà bằng chính cuộc sống. Đó là một q trình của sự hứng thú, của sự kết nối các sự kiện, của những suy luận.”16 Vì vậy, theo Murray (1972), trong dạy học tạo lập VB, “thay vì dạy HS tạo ra
sản phẩm cuối cùng, chúng ta nên dạy cho HS hiểu tạo lập VB là một tiến trình khơng có điểm dừng”17 (Dẫn theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam và Trần Nguyên Hương Thảo, 2017, tr.118-119).
Sau Don Murray, các nhà nghiên cứu khác như Nunan (1991), Stanley (1993), Hyland (2003) cũng đề cập đến lí thuyết dạy học dựa trên tiến trình trong các nghiên cứu của mình. Hay tài liệu Guidance on the teaching of writing skills (2010) cũng khẳng định: “GV cần thiết phải dạy HS viết thơng qua tồn bộ tiến trình viết để tiến trình này
trở nên quen thuộc với HS và được HS hiểu một cách thấu đáo”18
Ở Việt Nam, đến năm 2016, lí thuyết dạy viết dựa trên tiến trình mới lần đầu được tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam giới thiệu vắn tắt trong bài báo Tác động của hoạt động
chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của người học. Sau đó, Nguyễn Thị Hồng
Nam và Trần Nguyên Hương Thảo (2017) đã tiếp tục nghiên cứu về lí thuyết dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình ở bài viết Dạy học tạo lập văn bản dựa trên tiến trình -
những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam. Trong các nghiên cứu
của mình, trên cơ sở tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu về dạy học tạo lập VB dựa trên tiến trình, hai tác giả đã nêu cách hiểu về phương pháp dạy học tạo lập VB dựa trên tiến trình như sau: “Các định nghĩa về phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình đều nhấn
mạnh việc tổ chức hoạt động dạy viết dựa trên các bước của quá trình tạo lập VB và
16 Murray, D. (1972). Teach Writing as a Process not Product. tr.4. Truy xuất từ
http://www.csun.edu/~krowlands/Content/Academic_Resources/Composition/Processes/Mur ray-process.pdf 17 Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo. (2017). Dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình- những bài học kinh
nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Số
4b (2017), tr.118-119
18 Guidance on the teaching of writing skills, (2010). Truy xuất từ https://dera.ioe.ac.uk/11324/7/100524writingen_Redacted.pdf
các hoạt động tư duy xảy ra trong tiến trình đó, vai trị của sự tương tác giữa GV và HS - người viết, giữa những HS - người viết trong lớp học đối với hoạt động tạo lập VB”19
Đến năm 2019, TS. Lê Thị Minh Nguyệt với bài viết Vận dụng lí thuyết dạy viết dựa
trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở, đã giới thiệu bao quát về lí thuyết dạy học viết dựa trên tiến trình và vận dụng lí
thuyết này vào tổ chức dạy học tạo lập VB tự sự cho HS THCS.
Như vậy, qua việc điểm qua một số tài liệu nghiên cứu về tiến trình tạo lập VB, chúng tơi nhận thấy có nhiều cách gọi tên các giai đoạn trong tiến trình. Cụ thể, đó là các giai đoạn: (Dẫn theo tác giả Lê Thị Ngọc Chi (2018), “Tổ chức hoạt động dạy học
tạo lập văn bản nghị luận dựa trên tiến trình”)
+ Trước khi viết – viết – sau khi viết (Murray, 1972);
+ Kích hoạt kiến thức nền – lập kế hoạch – chuyển dịch ý tưởng thành VB – chỉnh sửa (Hayes và Flower, 1981)
(Dẫn theo Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo, 2017, tr.117);
+ Hình thành ý tưởng – viết nháp – điều chỉnh ý tưởng – sửa lỗi (Theo The Writing Process)
+ Lập kế hoạch – viết nháp – điều chỉnh ý tưởng – sửa lỗi - xuất bản (Theo Guidance on the teaching of writing skills, 2010; Strategies for teaching wrting, 2004);
+ Hình thành ý tưởng – viết nháp – điều chỉnh ý tưởng – sửa lỗi (Theo The Writing Process)
Từ đó, có thể thấy những cách diễn đạt khác nhau của các tác giả đều gặp gỡ ở sự thống nhất về các hoạt động tư duy diễn ra trong quá trình viết của HS:
19 Nguyễn Thị Hồng Nam và Trần Nguyên Hương Thảo (2017), Dạy học tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học
kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 14, Số 4b (2017): 116-
Hình thành ý tưởng sắp xếp ý tưởng trình bày điều chỉnh ý tưởng để tạo
thành một VB hoàn chỉnh xuất bản.
Đồng thời, hoạt động viết cịn được nhìn nhận là một tiến trình “đan xen của các
hoạt động: viết, xem lại, chỉnh sửa, viết”20 (Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo, 2017, tr.118). Vậy, chúng ta cần phải chú trọng dạy HS hiểu được bản chất của hoạt động viết và hỗ trợ HS từng bước cải thiện kĩ năng viết thay vì chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng. Nếu không như thế “việc dạy viết có nguy cơ trở thành việc
dạy bằng cách sửa lỗi – dạy sau khi hoạt động viết đã hồn thành – thay vì dạy ở từng thời điểm mà người viết tập trung thể hiện và khám phá những cách giải quyết vấn đề trong tiến trình viết”21 (Guidance on the teaching of writing skills, 2010, tr.21). Có thể nói, phương pháp dạy học tạo lập VB dựa trên tiến trình vừa phù hợp với việc dạy học nhằm phát triển năng lực người học, như: lấy hoạt động của HS làm trung tâm, giúp HS tự kiến tạo kinh nghiệm tạo lập VB, phát huy vai trò tổ chức và định hướng của GV; vừa phù hợp với bản chất của hoạt động viết.
2.1.2.2 Phương pháp dạy học tạo lập VB dựa trên tiến trình
Từ quy trình tạo lập VB dựa theo tiến trình đã nêu trên, chúng tơi khái qt quy trình hướng dẫn HS tạo lập VB như sau:
- Hướng dẫn HS hình thành ý tưởng - Hướng dẫn HS sắp xếp ý tưởng - Hướng dẫn HS diễn đạt ý tưởng
- Hướng dẫn HS tự điều chỉnh và xuất bản
20 Nguyễn Thị Hồng Nam và Trần Nguyên Hương Thảo (2017), Dạy học tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 14, Số 4b (2017): 116- 126, tr.118
21 Guidance on the teaching of writing skills, (2010), tr. 21. Truy xuất từ https://dera.ioe.ac.uk/11324/7/100524writingen_Redacted.pdf
Trong toàn bộ quy trình này, GV có vai trị hỗ trợ, tư vấn, tạo môi trường để giúp người học cảm thấy tự tin nảy sinh ý tưởng và phát triển các năng lực tư duy như: phân tích, đánh giá, tái đánh giá, khái quát, suy ngẫm, tự điều chỉnh; đồng thời học cách nắm bắt, định hình và diễn đạt ý tưởng. Hơn hết, GV cần khuyến khích HS suốt tiến trình viết để các em hiểu được viết là hoạt động tiếp diễn, các em có thể thay đổi và phát triển ý tưởng cho đến khi có sản phẩm cuối cùng.
Để thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên, GV cần nhận thức tiến trình dạy tạo lập VB phải dựa trên đặc điểm của tiến trình tạo lập VB của người viết. Đồng thời, GV cần có những biện pháp cụ thể để tích hợp hoạt động dạy tạo lập VB với hoạt động dạy đọc VB; hướng dẫn HS viết nháp và chỉnh sửa nhiều lần trong suốt tiến trình tạo lập VB qua các cơng đoạn khác nhau từ đơn giản đến nâng cao. Trong suốt tiến trình này, GV cần thường xuyên thực hiện đánh giá từ bản nháp đến bản viết của HS để kịp thời hỗ trợ HS. Từ đó phát triển được năng lực tạo lập VB cho HS ở trường phổ thông.