Trách nhiệm và thiết lập PRO

Một phần của tài liệu 20201228-EPR-Scheme-Assessment-Report-_-VIE (Trang 55 - 58)

4 Cấu trúc hệ thống Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

4.1.3 Trách nhiệm và thiết lập PRO

Trong cơ chế EPR tập thể, các công ty có nghĩa vụ hoàn thành trách nhiệm của mình bằng cách trả một khoản phí (được gọi là các khoản phí EPR) cho PRO – do vậy, PRO sẽđại diện cho những công ty này tổ chức và tài trợ tập thể cho tất cả các hoạt động thu hồi và xử lý chất thải. Vì vậy,

PRO là một yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết lập và vận hành hệ thống EPR. Do vai trò trung tâm để vận hành hệ thống (system operator), PRO cũng được coi là đơn vị vận hành. Xem phụ lục 10.6 để biết thêm chi tiết về việc thiết lập PRO.

Cụ thể, PRO chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ sau trong cơ chế EPR:

Đăng ký của tất cả các công ty có nghĩa vụ(hợp tác với các cơ quan giám sát): Đây là những công ty đưa bao bì và mặt hàng nhựa được bao gồm trong hệ thống ra thị trường

Thu thập và quản lý tất cả các quỹtừ những công ty có nghĩa vụ trong khi vẫn đảm bảo chi phí hợp lý và không làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của mỗi công ty tham gia

Đấu thầu và ký hợp đồng đối với công tác thu gom, phân loạ, và tái chế chất thải bao bì

Ghi nhận lại thông tin trong quá trình thu gom, phân loại và tái chế chất thải bao bì

Thông báo và đào tạo tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc quản lý chất thải an toàn với môi trường, bao gồm khía cạnh như thu gom riêng biệt

Kiểm soát tất cả các dịch vụđã được giao cho bên cung cấp dịch vụ, cụ thể là các dịch vụ liên quan đến việc thực hiện thu gom và tái chế của công ty quản lý chất thải

Cung cấp tài liệu và xác minh đến cơ quan giám sát: PRO phải chứng minh rằng

đã hoàn thành tất cả những nhiệm vụ của mình và sử dụng các khoản phí của các công ty có nghĩa vụ theo thoả thuận

Cũng như việc thiết lập hệ thống EPR cụ thểđều có sự khác nhau giữa các quốc gia, việc thiết lập PRO cũng vậy. Các nhiệm vụ của PRO có thể hoàn thành được thông qua những phương án khác nhau. Sự khác biệt chính liên quan đếnviệc thiết lập dựa trên các yếu tố sau:

› PRO do nhà nước lãnh đạo hay khối doanh nghiệp lãnh đạo, › PRO là phi lợi nhuận hay hoạt động vì lợi nhuận,

› PRO là duy nhất hoặc nếu có nhiều PRO,

› PRO bao gồm tất cả các mặt hàng, tức là được xác định là mặt hằng được bao gồm trong hệ thống.

Kinh nghiệm của các nước Châu Âu đã chỉ ra rằng không có một công thức thiết lập duy nhất để thực hiện thành công cơ chế EPR. Thành công đó đạt được thông qua hoạt động tổ chức, tài chính, quản trị và kiểm soát hiệu quả của hệ thống, được bổ sung từ việc học hỏi liên tục và tối ưu hoá dựa trên đánh giá thường xuyên về thành công của hệ thống.

Tuân theo các nguyên tắc cơ bản của EPR thì PRO thường là một tổ chức do khu vực tư nhân thành lập. Tuy nhiên, PRO cũng có thể là một phần của cơ quan công quyền.

Bảng 11: So sánh PRO do khối doanh nghiệp lãnh đạo và PRO do nhà nước lãnh đạo

Tiêu chí PRO do khối doanh nghiệp lãnh đạo PRO do nhà nước lãnh đạo

Khía cạnh tài chính Các khoản phí EPR không gắn liền với tài chính công mà chỉ tương ứng với những khoản chi phí phát sinh để hoàn thành mọi nhiệm vụ của PRO. Truy xuất nguồn gốc của các nguồn quỹ và giám sát/quy định hiệu quả của nhà nước là cần thiết để đảm bảo chi tiêu hợp lý các nguồn tài chính của EPR

Cần đảm bảo rằng các khoản phí chỉ được sử dụng cho hệ thống EPR. Nếu điều này không được quy định thì các khoản phí có thể được sử dụng như môt phần của ngân sách chung và chi cho các vấn đề khác hoặc các khía cạnh không liên quan (tương tự như thuế)

Khía cạnh tổ chức& tính thực tiễn

Nỗ lực tổ chức cao về mặt tương tác với các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân cũng như cơ quan công quyền

Nỗ lực tổ chức trực tiếp tương đối thấp do cơ quan công quyền được trao quyền để thực hiện cơ cấu tổ chức khi cần thiết. Tuy nhiên, những bộ/cơ quan theo lĩnh vực quản lý tương ứng có thể thiếu kinh phí để cung cấp chất lượng theo yêu cầu.

Vấn đề về những tổ chức đơn vị không đóng phí

Nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của các doanh nghiêp, việc ngăn chặn các đơn vị không tuân thủ được đề cao, để duy trì mặt bằng cạnh tranh bình đẳng

Dễ bị tham nhũng (đặc biệt ở các nước có tỷ lệ tham nhũng cao)

Giám sát bởi bên thứ ba, ví dụ như các cơ quan công quyền

Khó khăn, không có một bên độc lập và bên ngoài thực thi và tuân thủ

Trong hầu hết các phương thức thiết lập thì PRO là một tổ chức cá nhân. PRO chủ yếu được phân biệt theo hình thức hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Số lượng PRO trong một hệ thống EPR theo mỗi dòng chất thải 1(một PRO duy nhất độc quyền hoạt động, hay một số PRO hoạt

động cạnh tranh vì lợi nhuận) là yếu tố quyết định việc thiết lập PRO là tổ chức phi lợi nhuận hay lợi nhuận: Thực tiễn chỉ ra rằng PRO theo mô hình tổ chức phi lợi nhuận được vận hành thành công nhất khi chỉ có một PRO (độc quyền hoạt động), trong khi PRO được thành lập dưới hình thức các công ty, được vận hành thành công nhất khi có sự cạnh tranh vì lợi nhuận giữa các PRO.

Bảng 12: So sánh PRO là tổ chức cạnh tranh vì lợi nhuận và PRO là tổ chức phi lợi nhuận

độc quyền hoạt động

Tiêu chí PRO là tổ chức phi lợi nhuận duy nhất

PRO là tổ chức cạnh tranh vì lợi nhuận

Khía cạnh tài chính Các khoản phí thu được tương ứng với chi phí triển khai và vận hành hệ thống, thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp với chi phí đã bỏ ra và doanh thu thu được.

Cạnh tranh dẫn đến việc ép giá cao. Do đó, các PRO có thể tạo ra lợi nhuận nhưng cũng có thể thua lỗ, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của một PRO trong từng trường hợp

Khía cạnh tổ chức & tính thực tiễn

Không có lợi ích kinh tế riêng, mức độ minh bạch cao hơn

Kém minh bạch hơn do một số thông tin không được tiết lộ. Mỗi PRO tự tổ chức hoạt

Tuân thủ Giám sát các nỗ lực ở mức độ tương đối thấp.

Nỗ lực giám sát cao do nhiều PRO cạnh tranh với nhau và mức độ minh bạch thì thấp hơn..

Bất kể việc thiết lập PRO dưới hình thức cụ thể nào thì tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung

ứng đều được trao cơ hội để tham gia vào PRO. Đặc biệt, sự tham gia đầy đủ của cả cơ quan nhà nước và các công ty có nghĩa vụ trong cấu trúc hệ thống là rất quan trọng: Một mặt, các cơ quan nhà nước cần thiết lập một hệ thống bắt buộc buộc các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu phải trở

thành công ty có nghĩa vụ và xây dựng một kế hoạch với những mục tiêu nghiêm ngặt và thích hợp. Mặt khác, sự tham gia tích cực của công ty có nghĩa vụđảm bảo rằng những công ty này có lợi ích riêng trong việc tạo ra một hệ thống EPR hoạt động hiệu quả và ngăn chặn những đơn vị

không tuân thủ.

Việc khởi động một cơ chế EPR và đặc biệt là PRO là một quy trình kéo dài và phức tạp trong đó cần có nhiều bên liên quan tham gia (ví dụ như: Chính phủ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu trong nước và quốc tế, nhà nhập khẩu các loại hạt nhựa, nhà sản xuất bao bì, các cơ sở quản lý chấtn thải, đại diện người tiêu dùng, v.v.). Quy trình này phụ thuộc nhiuef vào điều kiện khung tương

ứng, thường bao gồm các yêu cầu pháp lý hiện hành và sáng kiến tự nguyện.

Một phần của tài liệu 20201228-EPR-Scheme-Assessment-Report-_-VIE (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)