10 Phụ lục
10.3 Tác động của các công cụ kinh tế (ngoài EPR) so sánh với EPR
Các công cụ kinh tế là rất quan trọng để thiết lập cơ sở tài chính và tổ chức trong việc quản lý và tái chế chất thải bền vững. Nói chung, có ba loại công cụ kinh tế khác nhau bao gồm:
› Công cụ tăng doanh thu là công cụ tạo ra thu nhập trực tiếp từ ngành công nghiệp và/hoặc hộ gia đình thông qua thuế hoặc phí, ví dụ như: thuế bãi ráchoặc phí chất thải sinh hoạt
› Công cụ cung cấp doanh thu là công cụ tạo ra thu nhập gián tiếp cho ngành công nghiệp và/hộ gia đình thông qua giảm phí hoặc trợ cấp như giảm thuế hoặc thay đổi tỷ lệ
VAT
› Công cụ phi doanh thu là công cụ không tạo ra doanh thu nhưng thúc đẩy ngành công nghiệp và/hoặc hộ gia đình cải thiện hoạt động xử lý chất thải riêng biệt, ví dụ như thực hiện thông qua cơ chế EPR.
Lý tưởng nhất là các công cụ từ ba mục nêu trên được thực hiện theo hình thức bổ sung nhằm thiết lập hoạt động quản lý chất thải một cách hiệu quả với tất cả các dòng chất thải (không giới hạn ở bao bì)
Nói chung, các khoản phí EPR và thuế xanh đều có chức năng điều hướng. Thuế xanh có thể
diều hướng các loại nguyên liệu, vật liệu và hàng hoá mới được đưa ra thị trường. Các loại thuế
môi trường hoặc thuế nhập khẩu được tính ví dụ nhưđối với nguyên liệu và hàng hoá. Trong những trường hợp này, hầu hết các khoản tiền thường chảy vào ngân sách công (tác động ngược dòng).
Chức năng định hướng của các khoản phí EPR cũng bao gồm một phần khi nguyên liệu, vật liệu và hàng hoá mới được đưa ra thị trường, nhưng mở rộng ra ngoài thị trường thì các khoản phí EPR cũng ảnh hưởng đến việc thiết lập một hệ thống có khả năng hoạt động, có nghĩa là EPR có thể hỗ trợ tài chính, ngoài ra còn hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, truyền thông, các chiến dịch chống xả rác bừa bãi và đặc biệt là thiết kế các sản phẩm như bao bì (tác động xuôi dòng và ngược dòng)
Bảng 22 dưới đây so sánh các khoản phí mà công ty có nghĩa vụ phải nộp trong hệ thống EPR với các khoản thuế xanh và phí môi trường.
Bảng 22: So sánh các khoản phí EPR và thuế xanh
Các khoản phí EPR cho bao bì Thuế xanh/phí môi trường
Các khoản phí này do PRO quyết định – trong trường hợp đối với công ty hoạt động vì lợi nhuận – đàm phán với các công ty có nghĩa vụ
Thuế do luật định hoặc thông qua các quy định và luật khác của nhà nước.
PRO tiếp nhận khoản phí Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tiếp nhận các khoản thuế
EPR chỉ rõ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Những người này đưa một số hàng hoá nhất định ra thị
Thuế sinh thái có thể được tính mà không liên quan trực tiếp đến một trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất.
trường, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và xử lý chất thải đối với chất thải bao bì phát sinh.
Nhiệm vụ được thực hiện thông qua các khoản thanh toán.
Là các khoản phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm được bao gồm trong cơ chế EPR, là sản phẩm được đưa vào thị trường của một quốc gia tương ứng, ở đó chúng sẽ trở thành chất thải
Thuế sinh thái không phải liên quan đến tiêu dùng ở một quốc gia tương ứng. Ví dụ, khoản thuế này cũng có thể liên quan đến nguyên liệu thô hoặc nhập khẩu
Có mối quan hệ trực tiếp giữa khoản phí EPR và số lượng chất thải phát sinh tại quốc gia tương ứng
Không có liên quan đến số lượng chất thải bao bì phát sinh tại một quốc gia tương ứng
Phí EPR được sử dụng riêng để thu gom, phân loại và tái chế chất thải. Điều này bao gồm một hoạt động tương ứng về truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng
Thuế sinh thái thường đóng góp vào ngân sách công, vì vậy không có nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” theo như định nghĩa của một hệ thống EPR.
Ví dụ: Phí chôn lấp / lệnh cấm chôn lấp (Châu Âu)
Cơ quan công quyền thu phí chôn lấp (thường ở cấp quốc gia, nhưng cũng có ở cấp khu vực hoặc thành phố). Phí chôn lấp là động lực chính để chuyển hướng chất thải ra khỏi các bãi rác, tuy nhiên, lại thường quá yếu để tạo ra động lực hữu hiệu nhằm tăng cường hoạt động tái chế.
Theo góc nhìn dài hạn, các quy định pháp luật như hạn chế hoặc cấm chôn lấp có khả năng
hiệu quả hơn trong việc chuyển hướng chất thải sang quy trình tái chế. Điều này đòi hỏi phải phân loại rác tại nguồn và một hệ thống thu gom tương đương. Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm chôn lấp, với ý nghĩa là tất cả chất thải phát sinh cần phải được xử lý theo phân cấp chất thải (phân loại và thu gom chất thải, tái chế và đốt phần tồn dư) trước khi phần tồn dư được chuyển đến xử lý cuối cùng tại các bãi chôn lấp.
Ví dụ: Đan Mạch – những cách thức mới trong quản lý nhựa
Đan Mạch cho đến nay không thực hiện cơ chế trách nhiệm của nhà sản xuất nhưng có một hệ thống thu gom tư nhân, được tổ chức dành cho chất thải bao bì thương mại và công nghiệp cũng như thu gom chung bao bì gia dụng. Hệ thống này nhận hỗ trợ tài chính thông qua thuế. Do vậy, Đan Mạch là quốc gia thành viên EU duy nhất đã lựa chọn nội bộ hoá chi phí quản lý chất thải bao bì thay vì thiết lập một hệ thống hỗ trợ tài chính vận hành bởi khối doanh nghiệp như EPR.
Bao bì (Nhựa) và chi phi quản lý của chúng được bao gồm trong ngân sách của chính quyền địa phương, ngoại trừ thuỷ tinh. Việc quản lý chất thải bao bì gia dụng và thương mại thuộc trách nhiệm của nhà đơn vị vận hành tư nhân (tái chế) và chính quyền địa phương (xử lý, thu hồi năng lượng). Song song với đó, Đan Mạch còn vận hành một hệ thống đặt cọc-hoàn trả đối với bao bì đựng đồ uống và chai có thể nạp đầy lại [PRO Europe, n.y.].
Tuy nhiên, dựa trên các quy định hiện hành và cơ sở hạ tầng hiện có dẫn đến việc đốt rác là phương pháp xử lý chủ yếu đối với chất thải nhựa, Kế hoạch hành động về nhựa của Đan Mạch đã được xây dựng nhằm chuyển đổi sang quản lý bền vững chất thải nhựa. Năm 2016, chỉ có khoảng 36% trong số 340.000 tấn chất thải nhựa phát sinh từ nguồn công nghiệp và thương mại cũng như hộ gia đình và các điểm phát sinh rác thải tương đương, trong khi 63% đã được đốt. Vì vậy, Kế hoạch hành động về nhựa của Đan Mạch đặc biệt tập trung vào tăng cường tỷ lệ tái chế [MEFD, 2018]. Các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu này bao gồm:
› Mở rộng cơ chế đặt cọc-hoàn trả (DRS) đối với chai đựng nước trái cây và nước hoa quả cô đặc bắt đầu từ tháng 1,2020
Ví dụ: Tunisia – Thuế sinh thái không đủ dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất thải nhựa giảm đáng kể
Năm 2004, Tunisia đã thiết lập một vài hệ thống thu gom, xử lý và định giá một số loại chất thải, điển hình là hệ thống ECO-Lef. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành này, Chính phủ Tunisia đã khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp siêu nhỏ bằng cách trao các hợp đồng với sự hợp tác của thành phố. Hệ thống được tài trợ thông qua thuế sinh thái, mặc dù được gắn mác như một hệ thống EPR. Khoản phí 5% trên giá trị gia tăng ròng phải trả cho nhựa nhập khẩu, bao gồm bao bì rỗng và nguyên liệu thô. Đối với việc nhập khẩu hàng hoá đã được đóng gói thì không cần phải nộp thuế.
Số tiền thu được từ thuế sinh thái được sử dụng (một phần) để:
› Cung cấp tài chính vận hành hệ thống ECO-Lef,
› Trang trải một phần phí vận hành của cơ sở hạ tầng chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt, và
› Trang trải một phần chi phí vận hành cho Cơ quan Quản lý chất thải Quốc gia.
ECO-Lef là một hệ thống công để thu hồi và tái chế chất thải bao bì, được thực hiện với sự hợp tác của chính quyền địa phương. Nó bao gồm hoạt động thu gom chất thải bao bì và tái chế chất thải nhựa theo các điều kiện do Cơ quan Quản lý chất thải Quốc gia đưa ra. Hệ thống Eco-Lef chỉ áp dụng cho các loại bao bì cụ thể như chai PET, chai sữa làm bằng HDPE, màng nhựa và túi được làm bằng PP cũng như lon kim loại – bao bì bằng bìa cứng không được bao gồm trong hệ thống.
Sau thành công ban đầu và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2008 với việc thu gom được 15,700 tấn bao bì, hoạt động thu gom và tái chế dần dần giảm xuống, tuy nhiên giảm đáng kể xuống còn 5,400 tấn chất thải bao bì được thu gom vào năm 2017. Nguyên nhân của sự sụt giảm này bắt nguồn từ sự không đồng bộ giữa nguồn vốn thu được từ thuế sinh thái và số lượng chất thải bao bì phát sinh trên thực tế, và thiếu chức năng điều hành về phí đối với cơ sở hạ tầng thu gom và tái chế trong thực tế. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn do những yếu kém về kết cấu, khi lợi nhuận của một số bộ phận trong hệ thống bị giảm sút do sự sụt giảm của hoạt động thu gom. Các nguyên nhân khác dẫn đến kết quả yếu kém bao gồm thiếu sự kiểm soát thích hợp, khiếu nại về chất lượng của các nhà tái chế và sự gia tăng của những công ty tái chế không được phê duyệt, khoảng cách vận chuyển dài dẫn đến chi phí tương đối cao và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là chuỗi giá trị tái chế trong nước bị hạn chế. Để cải thiện hệ thống của mình, Cơ quan Quản lý chất thải quốc gia hiện đang sửa đổi để chuyển đổi sang một hệ thống EPR thực chất theo đúng nghĩa của khái niệm.
Ví dụ: Ghana – Không đánh thuế trực tiếp đối với hạt nhựa tạo gánh nặng cho việc triển khai hệ thống EPR
Ghana đã bổ sung một khoản phụ phí đối với hạt nhựa nhập khẩu kể từ năm 2017. Khoản
tiền này là một phần của ngân sách chung và được chi cho các mục đích quản lý chất thải. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được thực hiện. Trong bối cảnh đó, khu vực tư nhân hiện đang hoài nghi về những nỗ lực cho ra đời một hệ thống EPR bao gồm các khoản phụ phí.