10 Phụ lục
10.4 Cơ chế tự nguyện và cơ chế bắt buộc
Ở nhiều quốc gia, các sáng kiến, dự án riêng lẻ và kết cấu do khối doanh nghiệp lãnh đạo (đặc biệt từ các nhà máy, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu) đang được triển khai thực hiện. Những sáng kiến tự nguyện như vậy là một phương tiện hữu hiệu để thu thập kiến thức thông qua các dự án thí
điểm, tuy nhiên, chúng thường bị hạn chế bởi các khoản ngân sách Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp và/hoặc những dự án chỉ cho các loại vật liệu cụ thể có đủ giá trị thị trường. Đảm bảo thu gom, phân loại và tái chế bao bì quy mô lớn đòi hỏi những khối lượng lớn hơn, nếu dòng tài chính xây dựng đủ tiềm năng kinh tế dọc theo chuỗi giá trị. EPR thường tạo ra các dòng tài chính bổ
sung như vậy, thông qua việc bắt buộc tất cả những công ty có liên quan, từđó, duy trì một sân chơi bình đẳng (giữa các công ty). Hiện nay, các dòng tài chính từ ngân sách công hoặc phí quản lý chất thải thường quá thấp để tài trợ cho việc thu gom, phân loại và tái chế an toàn về mặt môi trường và xã hội. Vì một hệ thống thu gom và tái chế bao bì gia dụng luôn đòi hỏi các khoản thanh toán bổ sung nên các sáng kiến tự nguyện không thể hoàn thành được những nhiệm vụ này. Hệ thống EPR bắt buộc phải có cơ sở pháp lý cụ thể. Trong lĩnh vực bao bì, điều này có nghĩa là mục tiêu và tất cả các giải pháp đểđạt được những mục tiêu này phải được liệt kê một cách đầy
đủ, cụ thể và rõ ràng trong luật, pháp lệnh, hoặc quy định (về bao bì). Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát và hình phạt/tiền phạt tương ứng với bối cảnh chung của việc thực thi luật môi trường tại mỗi quốc gia tương ứng, cũng phải được bao gồm, trong trường hợp các công ty có nghĩa vụ
không hoàn thành nhiệm vụđã đề ra trong cơ sở pháp lý. Bảng dưới đây so sánh một số khía cạnh quan trọng của hệ thống EPR bắt buộc và các sáng kiến bao trùm.
Bảng 23: So sánh cơ chế tự nguyện và cơ chế bắt buộc
Tiêu chí Hệ thống EPR bắt buộc Các sáng kiến tự nguyện
Khía cạnh tài chính và tính bền vững
Các công ty có nghĩa vụ được xác định chính xác nên một nền tảng vững chắc được thiết lập để trang trải các khoản chi phí hoạt động. Đây là một khía cạnh quan trọng cho nhà đầu tư và cho tương lai.
Vì không có nghĩa vụ nên mỗi công ty tự quyết định xem mình có tự nguyện đầu tư vào một dự án hay không và với số tiền bao nhiêu. Trên cơ sở các sáng kiến tự nguyện, chính vì vậy không có bảo đảm dài hạn để trang trải chi phí hoạt động.
Mức đóng góp tài chính của mỗi công ty là thấp so với mức đóng góp của các công ty trong hệ thống EPR.
Cạnh tranh Vì tất cả các công ty đưa bao bì ra thị trường đều có nghĩa vụ trả phí cho hệ thống EPR nên hệ thống này không làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Các quy tắc áp dụng như nhau đối với tất cả các công ty có nghĩa vụ và một sân chơi bình đẳng được duy trì.
Chỉ một vài công ty tham gia vào các giải pháp tự nguyện trong khi những đơn vị không tuân thủ được hưởng các lợi ích tài chính.
Giải pháp quốc gia
Trên cơ sở pháp lý, các giải pháp trên phạm vi toàn quốc (hoặc các khu vực kinh tế có khác biệt rõ ràng) có thể được thực hiện.
Không thể thiết lập một hệ thống thu gom trên toàn quốc dựa trên các biện pháp tự nguyện
Kiểm soát Việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý có thể được kiểm soát một cách chính xác
Ngoài việc tự công bố và tự khai báo, không có hệ thống kiểm soát chính thức nào, liệu
Tiêu chí Hệ thống EPR bắt buộc Các sáng kiến tự nguyện
mục tiêu đề ra hay không. Không có khả năng để lập kế hoạch một cách chắc chắn. Kết quả Có thể xây dựng một hệ thống quản lý chất
thải bền vững:
› Hệ thống thu gom toàn diện
› Triển khai cơ sở hạ tầng tái chế
› Tái chế ở mức chất lượng cao và có lợi nhuận
› Xử lý thân thiện với môi trường
› Nghĩa vụ thực hiện của các bên tham gia vào thị trường
› Giáo dục/thông tin/truyền thông
Kết quả rất hạn chế. Một sáng kiến tự nguyện không phải là yếu tố đáng tin cậy để quản lý chất thải bền vững, vì nó không thể được yêu cầu/ đòi hỏi. Điều này có nghĩa là các dự án thường không được tiếp tục sau khi đã kết thúc hoặc hết thời hạn tài trợ.