10 Phụ lục
10.10 Các lợi ích môi trường và kinh tế
Hoạt động chôn lấp mang lại mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người và huỷ hoại môi trường, thông qua ô nhiễm nước ngầm thậm chí nhiều năm sau khi chôn lấp, ô nhiễm nguồn cung cấp nước mặt, rò rỉ không khí/nước ô nhiễm và nguy hại, lắng đọng axit và phát thải khí nhà kính [Qian Burrit, 2007, ref. to Gandy, 1994 and EPA NSW, 1996]. Thông qua việc áp dụng các biện pháp vệ sinh, rủi ro sẽđược giảm thiểu.
Chi phí cho các giải pháp quản lý và quan trắc môi trường ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh (ví dụ
kiểm soát, cấu trúc tự nhiên) được tiến hành bởi cán bộ hiện trường, cùng với các chuyên gia tư
vấn, giải thích, tài liệu và báo cáo, và các chi phí bên ngoài. Các biện pháp giải quyết về:
› nước mưa
› nước ngầm
› nước rỉ rác
› khí bãi rác
› sinh thái địa phương
› khảo sát phân tích chất thải
› khảo sát địa hình bãi rác để xác định khối lượng chất thải tại chỗ
Thông qua việc giảm thiểu dòng vật liệu đi vào bãi chôn lấp, một phần lớn các chi phí bên ngoài
được tiết kiệm. Những chi phí này cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh, đồng thời giảm thiểu các yếu tố bên ngoài gây tác động tiêu cực cho môi trường. Thông qua việc áp dụng cơ chế EPR bắt buộc, hàng năm có thể giảm được một lượng đáng kể chất thải trong hoạt động chôn lấp. Do chỉ một số ít các bãi chôn lấp của Việt Nam đang vận hành đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, nên chi phí thực tếđể duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh thậm chí còn cao hơn so với tính toán hiện nay có thể
chỉ ra, trong bất cứ kịch bản nào.
Nếu các tiêu chuẩn cao không được áp dụng, thì việc tái chế cũng có thể dẫn đến những yếu tố
bên ngoài gây tác động tiêu cực cho môi trường, đặc biệt là đối với vị trí của cơ sở vận hành và từ
công tác vận chuyển vật liệu. Các yếu tố bên ngoài có thể xảy ra là khí thải chưa được lọc trong quá trình nghiền thành bột nhựa hoặc nước thải từ quá trình rửa sạch, chất thải tồn lưu và tan chảy ngấm xuống đất. Do vậy, hoạt động tái chế không chỉ phải xem xét trên quan điểm kinh tế
mà còn phải cân nhắc từ quan điểm sinh thái. Hệ thống EPR nên đặt ra các tiêu chuẩn cho nhà tái chế - những người không tuân thủ sẽ không lấy được bất cứ vật liệu nào từ hệ thống EPR [Alexander, 1993; Boerner and Chilton, 1994]. Nhìn chung, các ví dụ về lợi thế tổng thể của môi trường thường vượt trội hơn so với các nghi ngờ mang tính vi mô [Gandy, 1994; Craighill and Powell, 1996]. Những trường hợp điển hình có thể thấy trong ước tính lượng CO2 tiết kiệm trên mỗi tấn hoặc bảng thông tin của Đức về thành tựu tái chế.
Bảng 32: CO2 tiết kiệm trên mỗi tấn vật liệu nhựa tái chế so với chôn lấp ở Vương quốc Anh [Defra (2012), Chỉ số carbon của Anh trong OECD (2018), Cải thiện thị trường nhựa tá chế: Xu hướng, triển vọng và chính sách phản ứng]
Loại nhựa Kg CO2/tấn tiết kiệm từ tái chế so với chôn
lấp PET 1,705 PS 1,240 Nhựa hỗn hợp 1,215 Chai nhựa hỗn hợp 1,156 HDPE 1,161 LDPE 1,098 PP 948 PVC 888 Các loại nhựa khác 688
Công ty nhựa PRO “Der Grüne Punkt” của Đức đã nêu trong báo cáo phát triển bền vững hàng năm 2018 về việc thu gom, thu hồi và tái chế 1,608 triệu tấn chất thải, được đưa trở lại nền kinh tế dưới dạng nguyên liệu thô thứ cấp. Các hoạt động này đã tiết kiệm tương đương với 277.000 tấn dầu thô nguyên chất và 38 tỷ megajoule năng lượng sơ cấp, tương đương với công suất hàng năm của hơn 1.000 trạm điện gió.